Bát phố Không rõ

[09/12/2013 01:00 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(6352) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Đó là cuốn sách tản văn tôi được nhà thơ, nhà văn, họa sĩ Bảo Sinh tặng ngày 4-12-2013, tại quán cà- phê Lâm ở ngõ Hàng Hành. Nơi mà chiều nào  nhà  văn Nguyễn Huy Thiệp và Bảo sinh ngồi cùng nhau, trước khi đi bộ một vòng chung quanh hồ.


 
Câu chuyện mà tôi thích và quan tâm nhất trong tuyển truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt mà nhà văn Nguyễn Huy thiệp tặng đó là Cà- phê Hàng Hành vì nó liên quan khu vực hồ Hoàn Kiếm. Cũng vậy một câu chuyện tôi thích và quan tâm trong tản văn Bát Phố của  của nhà văn Bảo Sinh đó là: Bát phố quanh Hồ Gươm. Đọc câu chuyện này tôi phát hiện ra nhiều chi tiết mới lần đầu được biết.


 
Thứ nhất, chợ phiên bên hồ. “ Quanh hồ Gươm thời Pháp, hằng năm có tổ chức chợ phiên. Chợ  phiên cửa trước là  Nhà Thủy Tạ, cửa sau là phố Tràng Thi ( có nghĩa là chợ phiên chạy dọc theo phố Lê Thái Tổ - HH). Hình ảnh nhớ nhất về mọi cuộc chợ phiên là các sòng cờ bạc tôm, cua, rùa, cá... hoạt động mạnh mẽ. Thỉnh thoảng cũng có tốp tây, đầm vào xem qua. Trong khu đặt tượng Lê Thái Tổ có tổ chức một mê cung, đường đi như  trận đồ bát quái. Ai đến được đích thâm cung sẽ được hoa hậu tặng một nụ hôn. Hỏi ra mới biết là bị lừa vì chẳng ai được hôn hoa hậu cả. Cái đích cuối cùng lại vòng ra chỗ bắt đầu vào.


 
Ngày chợ phiên, Pháp bắc chiếc cầu ra Tháp Rùa. Người thiết kế chiếc cầu là ông Trần Văn Hòe, cũng là đồng tác giả tượng Cảm tử quân trước cửa đền Ngọc Sơn. Con ông Trần Văn Hòe là Trần Thế Mỹ giảng viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp”.

Đã có dịp tôi giới thiệu với các bạn yêu “ hohoankiem. org “ bức ảnh nhạc sĩ Phạm Duy chụp ảnh với vợ trên chiếc cầu bắc ra Tháp Rùa nhưng không biết chiếc cầu đó được bắc vào dịp nào và ai là người thiết kế. Đọc tản văn của nhà văn Bảo Sinh tôi mới hiểu tác giả của cây cầu đó là ông Trần Văn Hòe.


 
Thứ hai, một câu chuyện cũng liên quan chợ phiên. “ Ai đi vòng Bờ Hồ cũng đều thấy cửa hàng Phú Gia đồ sộ trông ra Tháp Rùa, vị trí này là nơi ngắm Tháp Rùa gần nhất. Sau này Nhà hàng Phú Gia được một nhà sưu tầm tranh nổi tiềng nhất Việt Nam xây dựng lại thành một khách sạn đồ sộ, nguy nga, nhưng ai qua đây cũng đều có cảm giác nuối tiếc về nhà hàng Phú Gia xưa. Thời Pháp tổ chức chợ phiên cũng dùng nơi này để bắc cầu ra Tháp Rùa. Hàng Trống có cụ B. G là Phú Gia địch quốc. Mật thám Pháp không ngờ gia đình giầu có như cụ lại là nơi họp bí mật của Việt Minh hoạt động nội thành. Để che mắt Phòng Nhì Pháp, cụ lập hẳn bàn thờ Phật trong nhà, tổ chức Phật tử hằng ngày đến lễ bái, thực ra để Việt Minh hội họp. Ngày quốc khánh 2-9 ( thời tạm chiếm - HH) cụ bí mật thả chim bồ câu đeo cờ đỏ sao vàng bay khắp Hà Nội. Có lần mua chim bồ câu lại nhốt mấy ngày, nên khi thả chim bồ câu đeo cờ đỏ sao vàng chỉ đậu trên nóc nhà, gia đình cụ B.G sợ toát mồ hôi, xua mãi chim mới bay đi, may mà bót cảnh sát đóng ở ngay phố Hàng Trống không phát hiện ra vì tụi này tin nhà tỷ phú B.G không bao giờ theo cộng sản. Cụ B.G khuyên con cháu không được sát sinh, chính tay cụ cho cá vào chậu, khệ nệ bê ra Bờ Hồ thả phóng sinh cho toàn dân trông thấy. Sau ngày giải phóng  cụ B.G được bầu làm Chủ tịch Hội thương gia Hà Nội, Ba lần trúng đại biểu Quốc hội, người Hà Nội duy nhất được hai lần Bác Hồ đến chúc tết”. 


 
Thứ ba, câu chuyện về người  khắc bút. Chúng tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn yêu “ hohoankiem.org” người 50  năm khắc bút ở hồ Hoàn Kiếm đó là ông Nguyễn Văn Quý với bài viết “ Hơn nửa thế kỷ ngồi khắc bút bên hồ “. Nay đọc tản văn của nhà văn Bảo Sinh tôi được biết thêm một người khắc bút nữa đó là ông Việt. “ Ngày xưa quanh Hồ Gươm còn có một thanh niên lành nghề khắc bút, dùng dao nhọn khắc tên chủ vào bút máy. Độ ấy thú chơi nghèo nàn lắm, khắc tên vào bút cũng là kiểu chơi thú vị. Công an dẹp đám khắc bút hơi bị khó vì họ chỉ cầm một con dao khắc ngồi ở ghế đá mời chào khách, vả lại cái chuyện khắc bút cũng không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới, nên nghề khắc bút gắn bó lâu đời với Hồ Gươm. Người khắc bút nổi tiếng nhất bên Hồ Gươm là Việt. Việt người Hà Nội, gốc Hàng Đường, gia đình danh giá. Vì thế sự thăng trầm nên phải mưu sinh bằng nghề khắc bút và trôi dạt ra Bờ Hồ, lấy Bờ Hồ làm nơi kiếm cơm, độ nhật qua ngày.

Sau này gặp thời mở cửa với quãng đời từng trải quanh Bờ Hồ, Việt đã thành ông chủ, mở một “ quán nhậu ven sông “ tại chân cầu Chương Dương”.

Thứ tư, vừa bán đàn vừa dạy đàn.  “ Hồ Gươm còn có một nhân vật đáng lưu ý là Hoàng Giác với cửa hàng đàn gần nhà ga xe điện Bờ Hồ. Hoàng Giác bán đàn kiêm cả dạy đàn ghi ta. Hoàng Giác có khuôn mặt trái xoan, dáng nho nhã, là tác giả nhiều bài hát về đồng quê, bài nhạc có lời tựa bởi hai câu thơ:

Bao năm luân lạc quê người
Men say dở khóc dở cười nhớ quê


Lời khúc đầu bài hát là: “ Từ bao năm quê người sống điêu linh, mơ đồng lúa xanh tươi, êm đềm dìu theo cánh gió, vang tiếng kêu u buồn lúc chiều tà”. Em Hoàng Giác là Hoàng Kim cùng dạy đàn với Hoàng Giác. Hoàng Kim dáng phục phịch, mặt vô tư, cười hể hả. Thời chiến tranh phá hoại, Hoàng Kim có đi đánh đàn và hát phục vụ cho các đơn vị pháo bảo vệ quanh Hà Nội. Lớp dạy đàn của Hoàng Giác nửa trong nhà nửa vỉa hè vì nhà rộng độ hơn 1m”....

Đọc Bát phố của nhà văn Bảo Sinh, tôi thật thán phục ông  bởi ông không chỉ viết văn, làm thơ mà còn biết vẽ. Xem những bức tranh ông tự họa, bức chân dung nhà thơ Nguyễn Hữu Mão (thân phụ nhà thơ ), hay  bức chân dung người đẹp...không ai nghĩ đó là tranh của họa sĩ nghiệp dư.

Vì sao nhà văn Bảo Sinh lại đặt tên cuốn sách tản văn của mình là Bát phố ? Chúng ta hãy nghe ông giải thích : “Bát phố là một thú chơi mà chỉ người Hà Nội mới thưởng thức được hương vị kiêu sa này. Xưa kia bát phố là phần hồn của người Hà Nội, về sau chữ “bát phố” phai mờ, rồi mất hút vào xa thẳm rồi lại tái sinh và hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Nhiều người Hà Nội ngày nay không hiểu từ “ bát phố “  là gì ? Từ điển cũng không ghi. Vậy “ bát phố “ là gì ? Chiết tự kiểu Tây có lẽ “ bát “ là passer-qua. Còn phố là phố. Hoặc hiểu theo tiếng Hán là ta ra phố bát ngát cho lòng thảnh thơi. Nôm na ta hiểu khi đi chơi phố mà vô sở cầu thì gọi là bát phố. Vậy những người đi làm, đi chơi với người yêu, đi chữa bệnh, thường không được gọi là “ bát phố “. Định nghĩa cho vui chứ thật ra “ bát phố “ là bát phố thế thôi ! Hơn nữa “ bát phố “ ở đây lại vừa là danh từ, vừa là tính từ , vừa là động từ.”...


 
Đọc đến đây tôi mới hiểu vì sao sau buổi được tặng sách, tôi  đi dạo chung quanh hồ Hoàn Kiếm với nhà văn, nhà thơ, họa sĩ Bảo Sinh và nhà văn, họa sĩ Nguyễn Huy Thiệp phải  mất hơn một giờ. Khi tôi đi một mình chỉ hết 20 phút.

Hóa ra cách đi của Nguyễn Huy Thiệp và Bảo sinh chung quanh hồ Hoàn Kiếm suốt mười năm nay là đi bát phố !

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 633 đã được: 4.7/10 (20 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chợp mắt được vài phút quý giá
Giải tỏa khu vực dân cư chung quanh đền Bà Kiệu
Níu giữ mầu xanh
Trồng lại cây bên Hồ Gươm
Hàng chục cây ngã, đổ chung quanh Hồ Gươm
Nguyên hai vụ trưởng Báo Nhân Dân đến thăm Không gian văn hóa Hồ Gươm
Những người bạn "say" Hồ Gươm
Đón những người yêu Hồ Gươm
Một kỷ niệm làm báo của bố tôi
Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số
Vết thương trên mai Cụ Rù...
Buổi ngoại khoá lý thú và...
Tỉa cành cây chống bão
Như thế là vi phạm bản qu...
Con gà có trước hay quả t...
Bệnh viện "dã chiến&...
" Bổ cập " cá c...
Thương thay một kiếp ngườ...
PGS. Hà Đình Đức tặng kỷ ...
Cần biết mình là ai
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share