Chiều đông, lúc đó khoảng 18 giờ 30, sau khi đi hết vòng hồ tôi vội trở về cơ quan. Đến giữa phố Bảo Khánh thấy một người chạy ra khoác vai. Đó là nhà thơ Bảo Sinh.


- Có bận việc không, ta ra quán nước nói chuyện.

- Mặc dù vội về cơ quan có việc cần giải quyết, song tôi biết chắc rằng nhà thơ Bảo Sinh có điều gì muốn nói cho nên đồng ý ngay.

Chúng tôi ngồi nói chuyện tại quán nước mới mở đối diện đình Nam Hương phố Hàng Trống. Hôm đó  nhà thơ Bảo Sinh  kể cho tôi nghe chuyện một người yêu thơ.    

Người yêu thơ đó là cụ Nguyễn Hữu Mão. Cụ có khuôn mặt hệt như tể tướng Lưu Gù. Cụ sinh năm 1911, mất năm 2006, nhà ở Ô Quan Chưởng. Cụ say thơ từ lúc lên tám tuổi đến phút chót cuộc đời.

Cụ có nhiều con nhưng chỉ có cậu con trai thứ ba là kế thừa tính yêu thơ của cụ  và trở thành nhà thơ dân gian nổi tiếng đất Hà Thành. Hằng tuần cụ sáng tác thơ  rồi gửi đến cho con trai thứ ba qua đường bưu điện. Mọi người bảo thường xuyên  gặp con trai, cớ gì mà cụ lại gửi thơ cho con trai qua đường bưu điện ? Cụ bảo thơ gửi qua đường bưu điện mới thiêng.

Tuần nào cụ cũng đến nhà chú ba cách chỗ cụ ở đi về hơn 10 km để chia sẻ cảm hứng thi ca. Cụ thích được bình thơ với chú ba. Cụ bảo đời này họ hay tâng bốc nhau, chỉ có cụ là thẩm lậu được thơ và dám nói hết cái hay, cái dở. Một  lần ốm nặng đến gần đất xa trời, cụ gọi chú ba tới bên giường nói lời trối trăng:
-    Có người bảo thơ tôi hay hơn thơ anh, có người lại bảo thơ anh hay hơn thơ tôi, anh thấy thế nào ?
-    Anh con trai cầm tay bố bảo:
-    Thơ bố hay hơn là cái chắc.
-    Cụ bật dạy cầm tay con:
-    Thế là anh đã báo hiếu cho tôi rồi, từ nay tất cả mọi sai lầm của anh tôi cho qua hết !
-    Sau đó cụ khỏi hẳn bệnh

Ngoài 90 tuổi nhưng  cụ vẫn  thường ra Bờ Hồ tập trung những bà thích thơ rồi đọc cho họ nghe bài thơ cụ vừa viết. Sau đó cụ gửi cho người nghe thơ ít tiền, gọi là tiền nhuận tai.

Mặc dù ốm vì viêm phế quản các con không muốn cho cụ đi đâu. Nhưng cụ trốn ra Bờ Hồ đọc thơ, về nhà bệnh càng  nặng, ho sù sụ suốt đêm. Vợ con rầy la, cụ cũng bỏ ngoài tai. Hơi khỏe cụ lại “lỉnh” ra Bờ Hồ sinh hoạt hội thơ cóc. Cụ sống được nhờ hồ Hoàn Kiếm và chết cũng vì hồ Hoàn Kiếm là thế !


Lúc cụ ốm nặng, một số bà thường xuyên nghe thơ cụ ở hồ Hoàn Kiếm  biết tin  đã đến tận giường bệnh thăm. Sau khi cụ mất, vợ con tìm thấy cuốn sổ ghi chép tiền trả nhuận tai cho các bà nghe thơ của cụ  lên tới vài trăm triệu đồng.

Khóc cụ, cậu con trai thứ ba bình thơ cụ:
Cụ là người sống đức độ nơi cửa Khổng sân Trình nhưng cụ lại thích làm thơ giang hồ kiểu lãng tử, kiểu Xuân Hương nên không thành công. Đấy cũng là bài học sâu sắc để anh con trai thứ ba không mắc phải:

Làm thơ phải có vân thơ
Như vân tay ở trên tờ chứng minh
Làm tình cũng có vân tình
Vân tình in ở chỗ mình đắm say


Các bạn yêu “ hohoankiem.org “ có biết không. Cụ Mão mà chúng tôi vừa kể với các bạn chính là người cha của nhà thơ Bảo Sinh ( cậu con trai thứ ba ).

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 635 đã được: 4.3/10 (15 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Hồ Gươm, 22-3-2024
Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm
Món quà đầu năm
Hai niềm vui trong một buổi chiều.
Dịp tổng hợp lại các tri thức về Hồ Gươm
Không gian Văn hóa Hồ Gươm được đón nhiều người yêu hồ đến thăm
Chú Đức Lượng
Buổi sinh nhật ấm cúng và vui vẻ
Đại tá, nhà báo, NSNA Trần Hồng
Dự án: "Không gian sáng tạo nghệ thuật phố đi bộ kết nối Công viên Thống nhất"
Mỗi ngày tôi chọn một niề...
Bánh cuốn và thơ
Thủ đoạn bắt cá mới ở Hồ ...
Tảo lam xuất hiện ngày cà...
Đưa được "Cụ Rùa&quo...
Những ý kiến khác nhau ch...
Đổ cây đa bên cạnh đầu cầ...
Công ty cổ phần Thủy Tạ k...
Triển khai các giải pháp ...
Hồ Hoàn Kiếm - Kỷ niệm ri...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share