Có thêm một kỷ niệm về cầu Long Biên Không rõ

[31/07/2015 23:45 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(4762) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Ngày 31 -7-2015, đi trên cầu Long Biên chúng tôi chứng kiến không khí gia cố, sửa chữa cầu nhộn nhịp. Phía đầu cầu, một tốp thợ đang tán lại bu-lông ở những dầm trên cao. Giữa cầu, các tấm tôn đã được bịt để ngăn khoảng không đường tàu và xe cơ giới. Phía cuối cầu, mặc dù trời mưa nhưng một tốp thợ không nghỉ, khẩn trương thay các thanh tà vẹt mới. 

Cầu Long Biên được xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã 112 năm. Trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại, nhiều nhịp cầu được thay bằng dầm tạm và nhiều trụ tạm đã bị han gỉ và xô lệch. Đường bộ nhiều nhịp bị võng, xệ, xuống cấp nghiêm trọng uy hiếp sự an toàn cho các đoàn tàu và giao thông trên cầu.
 


 
Trong các năm từ 1995 đến năm 2010, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt hai dự án gia cố và sửa chữa cầu Long Biên với tổng mức đầu tư 114 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau bốn năm khai thác, tới nay cầu Long Biên chưa được đầu tư thêm ngoài kinh phí bảo trì ít ỏi hằng năm, do đó tình trạng hư hỏng ngày càng gia tăng và cầu Long Biên đang xuống cấp nghiêm trọng.
 
Hoạt động sửa chữa nói trên nằm trong giai đoạn một thực hiện việc gia cố bảo đảm an toàn cầu Long Biên phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020. Giai đoạn hai sẽ tiến hành khôi phục, cải tạo cầu Long Biên phục vụ đường bộ đô thị sau khi dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) hoàn thành và đưa vào khai thác. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành cuối quý IV năm 2015.
 





 
Một trong những hoạt động gia cố cầu được mọi người chú ý đó là tán bu-lông trực tiếp vào các dầm cầu chứ không phải bắt bu-lông vào dầm cầu như các cây cầu hiện đại.
Để tán được bu-lông, người thợ cầu phải nung đỏ các bu- lông, sau đó chuyển cho người thợ cầu bên trên để tán bu-lông ngay. Do yêu cầu phải chuyển ngay đến vị chí tán bu-lông (chỉ từ 10 đến 20 giây) cho nên bu – lông được “ chuyển” rất điệu nghệ.
Sau khi nung đỏ bu-lông, một người ném bu-lông cho người thợ tán bu-lông. Người thợ tán bu-lông “bắt” bằng chiếc loa sắt có tay cầm. Sau đó bu-lông được chuyển đến vị trí tán. Trước kia việc tán bu-lông thực hiện bằng búa tay nay được thay bằng búa máy. Trường hợp dầm cao quá thì người thợ bên trên buộc loa sắt vào dây rồi thả xuống cho người bên dưới cho bu- lông nóng đỏ vào.
 


 
Anh Nguyễn Văn Bé cho chúng tôi biết, anh là thợ cầu của Công ty TNHH MTV công trình 798 được 12 năm. Công ty của anh được  tăng cường đến đây để gia cố cho cầu Long Biên. Anh Nguyễn Văn Bé đã kỷ niệm tôi một trong những chiếc bu-lông dùng để tán dầm cầu. Thế là tôi lại có thêm một kỷ niệm về cây cầu lịch sử này !
 
Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 734 đã được: 2.8/10 (15 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share