Nhận kỷ vật chế tác tiêu bản Rùa Hồ Gươm Không rõ

[26/03/2019 10:04 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(3189) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Chiều 13-2-2019, tôi vinh dự được PGS,TS Phan Kế Long Phó giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tặng một số kỷ vật liên quan đến việc làm tiêu bản Rùa Hồ Gươm.

Các kỷ vật bao gồm Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng 01/SKHCN-KHTC (hợp đồng ký ngày 24-4-2016 về việc chế tác Rùa Hồ Gươm giữa sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội với Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam) và các lọ sơn mầu các chuyên gia CHLB Đức đã dùng trong quá trình làm tiêu bản Rùa Hồ Gươm (Rùa Hồ Gươm mất giữa tháng 1- 2016). Trước đó ngày 3-4-2018 tôi đã được anh Phan Kế Long tặng một số hiện vật như ghim, bọt xốp dùng để tạo dáng tiêu bản sao cho giống với hình dáng Rùa Hồ Gươm khi còn sống.

Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng nêu rõ: Rùa Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. Ngay địa danh của hồ cũng căn cứ trên truyền tích đó vào đầu thời nhà Hậu Lê. Truyền thuyết thần Kim Quy còn đi ngược dòng lịch sử của người Việt với chuyện thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tặng nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ chống quân của Triệu Đà. Vào thế kỷ XX một số tác phẩm văn học Việt Nam lấy Rùa của Hồ Gươm Hà Nội làm đề tài. Trong đó có Truyện Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Hoan và Rùa Hồ Gươm của Nguyễn Dậu (Trương Mẫn Song). Nhận thấy giá trị to lớn của mẫu Rùa Hồ Gươm về khoa học và văn hóa UBND TP Hà Nội và các nhà khoa học đã thống nhất chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm thành mẫu vật để lưu giữ lâu dài với mục đích trưng bày phục vụ công tác nghiên cứu, phát huy giá trị của mẫu vật. Thực hiện hợp đồng số 01/ SKHCN-KHTC, Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam đã phố hợp hai chuyên gia chế tác mẫu vật hàng đầu trên thế giới đó là ông Macro Fischer (Bảo tàng Erfurt) và ông Jurgen Fiebig ( Bảo tàng Berlin) sang chuyển giao công nghệ và trực tiếp chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm bằng công nghệ nhựa hóa hiện đại nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là giữ nguyên được hình dạng ban đầu, giữ được xương trong cơ thể, mầu sắc được thể hiện theo đúng mầu sắc ngoài tự nhiên cho nên mẫu vật sinh động, hấp dẫn khách thăm quan.

Trong báo cáo, đề cập nội dung phương pháp tham vấn chuyên gia đã nêu rõ: “Trong quá trình hoàn thiện mẫu vật , chúng tôi có sử dụng hình ảnh mẫu do PGS,TS Hà Đình Đức, nhà báo Hà Hồng ( Báo Nhân Dân) là những người thường xuyên quan sát, theo dõi, chụp ảnh và tiếp xúc với Rùa Hồ Gươm cung cấp. Trong bước hoàn thiện cuối cùng, chúng tôi mời PGS.TS Hà Đình Đức, nhà báo Hà Hồng (Báo Nhân Dân) đến tư vấn trực tiếp chi tiết về những đặc điểm riêng của Rùa Hồ Gươm…”.

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 901 đã được: 4.3/10 (6 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Ga tàu điện ngầm Stockholm - Triển lãm nghệ thuật dưới lòng đất
Được ôm Rùa phát hiện từ năm 1914
Nhà thờ Duomo - một công trình xây dựng trong hơn năm thế kỷ
Đi đường dài để được ngắm Tháp nghiêng Pisa trong 30 phút
Hồ Como với biệt thự Balbianello đẹp như tranh vẽ
Chuẩn bị cho "trận đánh lớn"
Hồ Gươm, 22-3-2024
Về thôi em về với mùa hoa đỏ
Họp tổng kết Chi hội Ảnh báo chí
Không gian Văn hóa Hồ Gươm (KGVHHG) nhận kỷ vật cách đây 45 năm.
"Hot boy" ở hồ ...
Câu chuyện sáng mùng một ...
Sen trắng
Bài phú "Kiếm hồ&quo...
Đi ngược chiều – “biết rồ...
Vật lưu niệm của Không gi...
Ghi nhanh: 1 Tháng 9 lúc ...
Chuyện ở  tháp ...
“Cây đinh”
VÙNG ĐẤT VĂN HÓA HỒ GƯƠM:...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share