'hohoankiem.org' và những người bạn
[05/05/2010 10:31 | Những người Bạn | Nhận xét(1) | Đọc(9345) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Các bạn yêu “ hohoankiem. org “ thân mến !
Tôi có người bạn thân học từ hồi lớp hai đến nay. Đến bây giờ chúng tôi vẫn thân nhau. Đó là Lê Trung Lâm. Sáu năm vừa qua anh công tác tại Đại sứ quán của Việt Nam tại Pháp. Trong thời gian đó, vào những ngày nghỉ anh thường dẫn mọi người từ Việt Nam sang đi thăm Pa-ri. Và kể cho họ nghe những câu chuyện về cuộc sống, văn hóa của người dân Pa-ri. Nghe Lâm kể mà tôi cứ như nuốt từng lời, cho dù mình đã ở đó trong một tuần....
Và đến lượt Lâm bầy tỏ cảm xúc của mình khi đi với tôi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Nghe tôi kể những cây chuyện bên hồ.
Dưới đây tôi xin chuyển đến các bạn toàn bộ cảm xúc của Lâm, trong một bức thư anh gửi cho vợ, và con đang ở bên Pháp và những người bạn của mình.
Kỳ sau: Kỷ niệm thời bao cấp, “Bà đầm xòe” (Tượng nữ thần tự do, phiên bản tại Việt nam). Những câu chuyện Cụ rùa, chùa Báo Ân...Những câu chuyện tình yêu ..
Ghi chép trong ngày 10/3 âm lịch
Tôi có người bạn thân học từ hồi lớp hai đến nay. Đến bây giờ chúng tôi vẫn thân nhau. Đó là Lê Trung Lâm. Sáu năm vừa qua anh công tác tại Đại sứ quán của Việt Nam tại Pháp. Trong thời gian đó, vào những ngày nghỉ anh thường dẫn mọi người từ Việt Nam sang đi thăm Pa-ri. Và kể cho họ nghe những câu chuyện về cuộc sống, văn hóa của người dân Pa-ri. Nghe Lâm kể mà tôi cứ như nuốt từng lời, cho dù mình đã ở đó trong một tuần....
Và đến lượt Lâm bầy tỏ cảm xúc của mình khi đi với tôi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Nghe tôi kể những cây chuyện bên hồ.
Dưới đây tôi xin chuyển đến các bạn toàn bộ cảm xúc của Lâm, trong một bức thư anh gửi cho vợ, và con đang ở bên Pháp và những người bạn của mình.
....Thứ sáu 23.4.2010. Ngày giỗ tổ Hùng Vương..
... Cũng như những ngày nghỉ cuối tuần khác, tôi ngủ dậy trễ hơn so với thường lệ, ăn sáng tại một quán phở gà góc phố Đỗ Hạnh, quán phở mà bạn bè người quen mách bảo, vì vừa ngon và vừa gần nhà tôi. Tôi vẫn thường ăn ở đó vào mỗi buổi sáng trong thời gian trước khi đi sang Pháp năm 2004. Ăn sáng xong, tôi trở về nhà, nghĩ rằng mình sẽ làm việc gì đó, hoặc là thăm thú một vài địa điểm mới có thể đã thay đổi trong quãng thời gian tôi xa Hà Nội, như là để cập nhật về Hà Nội vậy. Một ngày hứa hẹn là rất đẹp, nhiệt độ không quá nóng, và cũng không quá lạnh, 22-23 độ khoảng đó, đủ để một người ưa hoạt động ngoài trời như tôi cảm thấy thích thú, không quá mệt khi lang thang đây đó trên các con phố cổ. Và điều đến nó đã đến như chính phải đến vậy. Có tiếng rung điện thoại, tôi mở “chú dế” ra, không phải là một số máy quen, không có tên trong danh bạ, không phải số di động, ai đây ta ? tôi tự hỏi, từ một số máy bàn của Hà Nội ? đang phân vân đầu giây bên kia đã vang tiếng người bạn cũ giọng hồ hởi và tự tin: “Tôi đây, Hà Hồng đây !”. Đúng Hồng và chính là Hồng rồi, tôi mới gặp đây thôi, chắc hẳn Hồng muốn rủ tôi uống cafe bên hồ, để tiếp tục sẻ chia về “dự án” rất văn hóa về Hà Nội, hay một cách từ cận cảnh đến “Panorama” về những câu chuyện quanh Hồ Hoàn Kiếm ..đó là những cái mới trong người bạn cũ của tôi (thời phổ thông). Điều đó cũng lý giải một phần tại sao bạn tôi tự giới thiệu là Hà Hồng (“A lô ! Hà Hồng đây !”) khi phôn cho tôi, thay vì “Hồng đây !” như mọi lần, (cách gọi có lẽ từ hồi còn đi học).. Phải chăng 10 năm qua, bạn tôi, với những trăn trở với Hà Nội, với những bước chân nhịp thở vòng quanh hồ vào mỗi buổi chiều tối, hầu như ngày nào cũng vậy, phải chăng với hàng nghìn bức ảnh từ xa xưa đến hiện tại, từ tình yêu đến đam mê, và hàng nghìn trang tư liệu mò mẫm để hiểu về Hà Nội..., vâng thêm chữ Hà, là bạn tôi muốn nhấn thêm ý nghĩa cuộc đời bạn ấy với Hà Nội, một thứ tình yêu, một sự đam mê khó thấy, mà một anh viết báo nào đó đã phải thốt lên với bạn tôi: “gã khùng !” ...Và đó cũng chính là lý do tôi đi với “gã khùng” ngày hôm nay, để hiểu sâu hơn về những câu chuyện văn hóa và lịch sử về Hà Nội nhân dịp 1000 năm Thăng Long, những lý giải về chữ Hà trong câu chuyện của bạn tôi. Hà là Hà Nội, là thành cổ Thăng Long, nền văn minh sông Hồng, những tình yêu người Hà Nội, những bài hát, những bức tranh, những dòng họ và những trái tim hướng về cội nguồn...
...Hôm nay bạn tôi dành cho tôi trọn một buổi để giới thiệu tuyệt tác “bên Hồ Hoàn Kiếm”. Chúng tôi, bắt đầu xuất phát từ tòa soạn báo Nhân dân, trên đường Hàng trống, một địa điểm gắn liền với những năm tháng Hà Nội. Đó cũng vừa là dấu ấn thời gian vừa là dấu ấn văn hóa của Hà Nội. Nơi đây, bên gốc đa đại thụ là cơ sở đào tạo trí thức cho Hà Nội, và người khởi xướng không ai khác là Võ Tòng Phát.
Ra khỏi tòa soạn, hai chúng tôi xuôi Hàng trống ghé qua câu lạc bộ Thống Nhất, nơi trước đây một thời là phòng vé của Vietnamairlines. Lùi thời gian xa hơn nữa là nơi tập kết của các đoàn công tác từ phía nam sau năm 1954, và ngày nay cũng là những điểm hẹn lý tưởng cho tất cả những khách phương xa đến thăm Hồ Gươm. Bản thân tôi vẫn còn nhớ, đã lâu lắm rồi, hồi tôi học lớp 5 hay lớp 6 gì đó, nhân ngày Quốc Khánh, xin tiền bố mẹ, chúng tôi làm một nhóm 3-4 đứa con trai, đi lên vườn Bách Thảo núi Nùng, rồi leo tàu điện về Hồ Hoàn Kiếm. Đến hồ thì gặp trời mưa, cả bọn bị ướt như chuột lột, rủ nhau vào trong khuôn viên sân khấu ngoài trời của CLB Thống nhất, tránh mưa và hong khô quần áo để đi chơi tiếp.. Bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi, chỗ bán vé nay đã là một nhà hàng sang trọng lấy tên Lục Thủy, cái tên của Hồ Hoàn Kiếm từ xa xưa, hồ Lục Thủy, bạn tôi nói rằng vì nước Hồ Hoàn Kiếm có một màu xanh đặc biệt, xanh lục của một loại tảo nào đó. Tôi cũng đã được bạn tôi minh họa màu lục ấy qua vài tấm ảnh thời hiện tại...vẫn giống như cái tên Lục Thủy thủa xa xưa ấy, qua Hồng, tôi mới biết CLB TN thời Pháp đô hộ gọi là hội quán của Hội Khai trí Tiến Đức, tập hợp các học giả thời đó với mục đích làm nơi giao lưu văn hóa, giữa những kiến thức du nhập phương Tây và các dòng văn hóa bản sắc dân tộc. Hội Khai trí Tiến Đức (tiếng Pháp là AFIMA- l'Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites) đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa thời bấy giờ. Bên cạnh CLB Thống nhất, là một di tích quan trọng, đó là tượng vua Lê, tay cầm kiếm chỉ xuống hồ. Theo truyền thuyết nhà Vua, sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, đến hồ Lục Thủy trả gươm thần cho rùa vàng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bức tượng này được dựng do sáng kiến của các học giả Hội Khai trí Tiến Đức để làm đối trọng với tượng toàn quyền Pháp P.Bert, phía bên kia hồ, khu vực vườn hoa Chí Linh hay vườn hoa Lê Thái Tổ hiện nay. Trở lại với CLB Thống nhất, giờ nghe nói đã giao cho Đoàn ca múa nhạc TƯ quản lý và sử dụng, hy vọng sẽ có những hoạt động có ý nghĩa ngang tầm với lịch sử của bản thân công trình qua năm tháng vẫn gần như nguyên vẹn.
...Chúng tôi băng qua đường tiếp tục lộ trình một vòng bên hồ. Bạn tôi vừa đi vừa kể cho tôi những câu chuyện xung quanh hồ, tất nhiên là nhưng chuyện tôi chưa hề biết, hoặc nếu biết cũng chỉ lờ mờ. Nào là chuyện của “tứ kiều” hay “tứ đại mỹ nhân” của Hà Nội (4 cô gái đẹp nhất Hà Thành hồi đầu thế kỷ), tứ đại kim khí, tứ trấn, tứ vị (trong đó có Chả cá Lã vọng, Bánh cuốn Đồng Xuân..)...
Chúng tôi đứng trước Phú Gia, nơi đây đang chuẩn bị cho một dự án khách sạn lớn, Phú Gia cũ bị phá hết rồi, miếng đất bên cạnh Phú Gia ngày xưa, rồi cả khu “nhà ma” (câu chuyện ma và những chủ nhà gặp hạn trong suốt mấy chục năm qua sẽ được nói đến trong dịp khác) đều đã được chủ đầu tư mới mua hết. Bên cạnh đó là “Mậu dịch quốc tế” hay còn gọi là của hàng dành riêng cho ngoại giao đoàn và cán bộ cao cấp thời bao cấp. Ngày xưa, nhà tôi cũng có tiêu chuẩn ra vào nơi này, nhưng lúc đó tôi còn rất bé để tận hưởng những “ưu đãi” bao cấp ấy, nhưng dẫu sao vẫn đầy ắp những kỷ niệm..
Chúng tôi đi qua kem Bốn Mùa, nhà may Tiến Thành, giờ không còn nữa, thay vào đó là tiệm bánh, rồi giầy Bích, giờ cũng thay đổi. Một số căn nhà vẫn giữ nguyên vẻ ngày xưa, phải kể đến tòa soạn báo Hà Nội Mới, Bốt Hàng Trống, kiến trúc pháp với style Haussman, Tầng áp mái với gạch ardoise màu sám, những lan can sắt rèn đặc trưng, tường văn hoa theo phong cách Châu Âu cổ. chỉ có điều người ta làm mới bằng vôi và sơn đương đại. Nghe nói xưa, tòa soạn là khách sạn cũ của người Pháp, tết vừa rồi cũng có bà Pháp nào đó, giới thiệu là cháu của chủ sở hữu căn nhà đó đến thăm lại kỷ niệm xưa.. còn kia là gốc cây hay xẩy ra tai nạn mỗi khi có đua xe quanh hồ ...có lẽ cũng đã mấy mạng người rồi đó..góc cua gấp mà.. Những căn nhà cổ...những phố thân quen..đâu đó là tuổi thơ là lịch sử đã biết, mới biết, và hiện tại ..tất cả trong lời kể và cảm xúc của người nói lẫn người nghe...tạo ra một thứ hội họa đa sắc, nhiều chiều, xa gần, tưởng tượng và ước lệ, quá khứ và hiện tại...tôi như người đói lâu ngày, “ngấu nghiến” với những thông tin cực kỳ văn hóa ấy...
Rồi bạn tôi bất chợt chuyển qua hệ thực vật của Hồ Hoàn Kiếm, đây là cây sấu, cây bàng “lá đổ”, “hoa sữa thôi rơi”, rồi những câu chuyện về Lộc vừng, “một chút Paris giữa lòng Hà nội” ( ý nói về cây lộc vừng này có thời điểm 3-4 ngày gì đó trong năm vàng rực trước khi trút lá vàng xuống bờ hồ), cây lộc vừng 5 gốc, đẹp quá, đúng như những lời đồn đại, đúng như bạn tôi đã kết luận : “không chỉ là thảm thực vật phong phú các loại cây, có thế nói là “bách thảo”, mà còn là tiểu cảnh, thế cây, của Hà Nội, thể hiện thú chơi tao nhã của dân Hà Thành nghìn năm nay. Vĩ đại chẳng kém gì các Thành phố khác trên thế giới, vĩ đại bởi nét văn hóa môi trường ấy. Còn nước hồ xanh thì sao, nghe nói đã lọc, kết quả thế nào? tuyệt tuyệt lắm, giờ cũng tương đối ổn rồi, cũng có vài chuyện tiêu cực giờ cũng tạm ổn. Tóm lại không có bất cứ dòng nước thải nào xuống thẳng hồ, thậm chí người ta phải làm một vài đường ống từ đảo Ngọc Sơn thải lên bờ...thật là tai hại cho ai đó cá nhân hay tập thể, mà có sơ suất với môi trường hồ, sẽ gặp hạn ngay, bạn tôi sẽ “chu tréo” trên mặt báo ngay, “gã khùng ấy” là nhà báo mà, nhà báo Hà Hồng...
Rồi chúng tôi qua hàng khay, hiệu ảnh quốc tế, cửa hàng hoa hàng khay giờ cũng đã đập rồi thay vào đấy là một vườn hoa.
Rồi chúng tôi dừng chân trước vườn hoa Chí Linh. Giờ là Vườn hoa Lê Thái Tổ. Có thời người ta định đặt là vườn hoa Indira Gandi, rồi sau không biết taị sao lại thôi...Rồi sau đó là nhà kèn. Một dấu ấn đặc Pháp, Hồng kể rằng trước kia có ông Phủ toàn quyền người Pháp vì nhớ “nhà kèn” ở quê hương Phú Lăng Sa (tên gọi nước Pháp theo cách gọi người Hoa) yêu dấu nên cho xây một cái giống như nguyên mẫu. Hàng tháng, người Pháp đến đây chơi kèn và thưởng thức rất đông, một thói quen rất quí tộc mà tôi cũng cảm nhận được khi tới thăm các lâu đài vua chúa châu âu. Nói đến đây làm tôi nhớ đến khu vườn trong cung của Mari Antoinette, cội nguồn và mơ mộng, các nghệ sĩ chơi đàn dưới mái vòm giữa rừng cây.. Nghe nói để giải tỏa người ta phải mất 200 quan, nhưng chi phí xây dựng lên đến 6-7 nghìn quan (tiền Đông dương thời bấy giờ).
Chúng tôi dừng lại ngắm cây gạo, cây si phía trước “sở điện”. Bên kia đường là đền bà Kiệu, phía sau là nhà thờ họ Hoàng thì phải. Ngày xưa, nơi này là nơi Hoàng hậu và các quí phi lui tới mỗi khi tới hồ vãn cảnh và vui chơi. Nên nhớ trước khi xây đền tại đảo Ngọc Sơn, đảo ngọc được coi là nơi ăn chơi hội hè của vua chúa. Đền bà Kiệu trước nối liền với khu Ngọc Sơn thành một tổ hợp. Nhưng sau này người Pháp làm đường ven hồ cắt ngang trước đền.
Đây rồi Tháp bút, đài nghiên, biết bao giấy mực viết về hai tổ hợp di tích này. Bao giờ và có lúc nào người ta chụp được tấm ảnh với bóng tháp ngả chạm đài nghiên thì có nhiều chuyện đẻ nói để bình lắm đấy. Chúng tôi qua cửa đền, đững giữa hai chữ “thiện và ác”, bạn tôi giảng giải, “ở đời vậy đấy, giữa thiện ác chỉ là một danh giới rất mỏng manh, hoàn toàn do bản thân tự phân định..một triết lý giữa cái nôi văn hóa của Hà Nội...
Cầu Thê húc, trước mặt soi bóng xuống hồ, à mà tại sao gọi là Thê Húc nhỉ ? Có lẽ là âm Hán chăng, nhưng đại loại có nghĩa là đón ánh ban mai...ý nghĩa quá nhỉ, đón ánh ban mai, lúc nào có thời gian phải chụp được tấm ảnh vào lúc ban mai xem sao, để xem cái tên cầu đẹp như thế nào..Bên phải dưới cầu, trong các tấm ảnh lưu trữ có lẽ là một khu vực trồng sen..người Hà Nội đã mang sen từ đền Trấn quốc về đây, có nhiều giả thiết như vậy. Ngoài vẻ đẹp thanh cao của sen, người Hà Nội còn muốn nhắc tới trà ướp sen. Thú thật, đó là tập quán người Hà Nội, nhưng với tôi, thì tôi lại muốn uống trà không ướp bất cứ hoa gì, để tận hưởng hương vị thuần khiết của chè...
Đình Trấn Phong, có người gọi là đình chắn sóng, nhưng chính xác là theo nghĩa là ngăn chặn những du nhập xu hướng văn hóa phi dân tộc thời đó.. Giả thiết này có vẻ thuyết phục hơn. Nguyệt lâu là cửa đón trăng... Tất cả tổ hợp này do học giả Nguyễn Văn Siêu khởi xướng, công trình xây dựng phản ảnh đời sống ước vọng văn hóa của người Hà Thành thời đó...
Thủy tạ là nơi tổ chức dạ tiệc được xây dựng chỉ một năm trước khi giải phóng thủ đô.
Cây đề với hai vòng dây sắt, qua thời gian ăn sâu vào thân cây, dấu ấn nơi treo chiếc loa phóng thanh báo động “máy bay Mỹ đã bay xa...” rồi người dân Hà Nội tụ tập ở đây, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để nghe điếu văn “ Vĩnh biệt Người, chúng ta thề...” Nơi đây còn gọi là bãi “Gáo”, do quân Pháp đàn áp phong trào Cần Vương đã bêu đầu nghĩa quân tại quảng trường này...
Quán nghệ sĩ, gần rạp Hòa bình..
Điểm du lịch thời bao cấp, bên cạnh Hàm cá mập..
Quán kem Hồng Vân & Long vân
Phố Hàng đào, với căn nhà của Lương Văn Can (94?)
Căn nhà Bác Hồ với Tuyên Ngôn độc lập
Căn nhà phục chế với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse Pháp
Rẽ phố Thuốc Bắc chúng tôi ra Lương Văn Can, tìm chả cá Lã Vọng để thưởng thức một trong tứ vị của Hà Thành (cho trọn vẹn một tour văn hóa)...chúng tôi tiếp tục những câu chuyện và cả những ý tưởng về phố cổ...về cả dự án Thiên đường Bảo sơn..du lịch văn hóa.. say sưa với những dự định của “gã khùng”: “về hưu tôi sẽ làm hướng dẫn viên du lịch..”...
Chương trình sẽ được tiếp tục theo ý tưởng “Tour du lịch cao cấp về Hà Nội”....
... Cũng như những ngày nghỉ cuối tuần khác, tôi ngủ dậy trễ hơn so với thường lệ, ăn sáng tại một quán phở gà góc phố Đỗ Hạnh, quán phở mà bạn bè người quen mách bảo, vì vừa ngon và vừa gần nhà tôi. Tôi vẫn thường ăn ở đó vào mỗi buổi sáng trong thời gian trước khi đi sang Pháp năm 2004. Ăn sáng xong, tôi trở về nhà, nghĩ rằng mình sẽ làm việc gì đó, hoặc là thăm thú một vài địa điểm mới có thể đã thay đổi trong quãng thời gian tôi xa Hà Nội, như là để cập nhật về Hà Nội vậy. Một ngày hứa hẹn là rất đẹp, nhiệt độ không quá nóng, và cũng không quá lạnh, 22-23 độ khoảng đó, đủ để một người ưa hoạt động ngoài trời như tôi cảm thấy thích thú, không quá mệt khi lang thang đây đó trên các con phố cổ. Và điều đến nó đã đến như chính phải đến vậy. Có tiếng rung điện thoại, tôi mở “chú dế” ra, không phải là một số máy quen, không có tên trong danh bạ, không phải số di động, ai đây ta ? tôi tự hỏi, từ một số máy bàn của Hà Nội ? đang phân vân đầu giây bên kia đã vang tiếng người bạn cũ giọng hồ hởi và tự tin: “Tôi đây, Hà Hồng đây !”. Đúng Hồng và chính là Hồng rồi, tôi mới gặp đây thôi, chắc hẳn Hồng muốn rủ tôi uống cafe bên hồ, để tiếp tục sẻ chia về “dự án” rất văn hóa về Hà Nội, hay một cách từ cận cảnh đến “Panorama” về những câu chuyện quanh Hồ Hoàn Kiếm ..đó là những cái mới trong người bạn cũ của tôi (thời phổ thông). Điều đó cũng lý giải một phần tại sao bạn tôi tự giới thiệu là Hà Hồng (“A lô ! Hà Hồng đây !”) khi phôn cho tôi, thay vì “Hồng đây !” như mọi lần, (cách gọi có lẽ từ hồi còn đi học).. Phải chăng 10 năm qua, bạn tôi, với những trăn trở với Hà Nội, với những bước chân nhịp thở vòng quanh hồ vào mỗi buổi chiều tối, hầu như ngày nào cũng vậy, phải chăng với hàng nghìn bức ảnh từ xa xưa đến hiện tại, từ tình yêu đến đam mê, và hàng nghìn trang tư liệu mò mẫm để hiểu về Hà Nội..., vâng thêm chữ Hà, là bạn tôi muốn nhấn thêm ý nghĩa cuộc đời bạn ấy với Hà Nội, một thứ tình yêu, một sự đam mê khó thấy, mà một anh viết báo nào đó đã phải thốt lên với bạn tôi: “gã khùng !” ...Và đó cũng chính là lý do tôi đi với “gã khùng” ngày hôm nay, để hiểu sâu hơn về những câu chuyện văn hóa và lịch sử về Hà Nội nhân dịp 1000 năm Thăng Long, những lý giải về chữ Hà trong câu chuyện của bạn tôi. Hà là Hà Nội, là thành cổ Thăng Long, nền văn minh sông Hồng, những tình yêu người Hà Nội, những bài hát, những bức tranh, những dòng họ và những trái tim hướng về cội nguồn...
...Hôm nay bạn tôi dành cho tôi trọn một buổi để giới thiệu tuyệt tác “bên Hồ Hoàn Kiếm”. Chúng tôi, bắt đầu xuất phát từ tòa soạn báo Nhân dân, trên đường Hàng trống, một địa điểm gắn liền với những năm tháng Hà Nội. Đó cũng vừa là dấu ấn thời gian vừa là dấu ấn văn hóa của Hà Nội. Nơi đây, bên gốc đa đại thụ là cơ sở đào tạo trí thức cho Hà Nội, và người khởi xướng không ai khác là Võ Tòng Phát.
Ra khỏi tòa soạn, hai chúng tôi xuôi Hàng trống ghé qua câu lạc bộ Thống Nhất, nơi trước đây một thời là phòng vé của Vietnamairlines. Lùi thời gian xa hơn nữa là nơi tập kết của các đoàn công tác từ phía nam sau năm 1954, và ngày nay cũng là những điểm hẹn lý tưởng cho tất cả những khách phương xa đến thăm Hồ Gươm. Bản thân tôi vẫn còn nhớ, đã lâu lắm rồi, hồi tôi học lớp 5 hay lớp 6 gì đó, nhân ngày Quốc Khánh, xin tiền bố mẹ, chúng tôi làm một nhóm 3-4 đứa con trai, đi lên vườn Bách Thảo núi Nùng, rồi leo tàu điện về Hồ Hoàn Kiếm. Đến hồ thì gặp trời mưa, cả bọn bị ướt như chuột lột, rủ nhau vào trong khuôn viên sân khấu ngoài trời của CLB Thống nhất, tránh mưa và hong khô quần áo để đi chơi tiếp.. Bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi, chỗ bán vé nay đã là một nhà hàng sang trọng lấy tên Lục Thủy, cái tên của Hồ Hoàn Kiếm từ xa xưa, hồ Lục Thủy, bạn tôi nói rằng vì nước Hồ Hoàn Kiếm có một màu xanh đặc biệt, xanh lục của một loại tảo nào đó. Tôi cũng đã được bạn tôi minh họa màu lục ấy qua vài tấm ảnh thời hiện tại...vẫn giống như cái tên Lục Thủy thủa xa xưa ấy, qua Hồng, tôi mới biết CLB TN thời Pháp đô hộ gọi là hội quán của Hội Khai trí Tiến Đức, tập hợp các học giả thời đó với mục đích làm nơi giao lưu văn hóa, giữa những kiến thức du nhập phương Tây và các dòng văn hóa bản sắc dân tộc. Hội Khai trí Tiến Đức (tiếng Pháp là AFIMA- l'Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites) đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa thời bấy giờ. Bên cạnh CLB Thống nhất, là một di tích quan trọng, đó là tượng vua Lê, tay cầm kiếm chỉ xuống hồ. Theo truyền thuyết nhà Vua, sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, đến hồ Lục Thủy trả gươm thần cho rùa vàng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bức tượng này được dựng do sáng kiến của các học giả Hội Khai trí Tiến Đức để làm đối trọng với tượng toàn quyền Pháp P.Bert, phía bên kia hồ, khu vực vườn hoa Chí Linh hay vườn hoa Lê Thái Tổ hiện nay. Trở lại với CLB Thống nhất, giờ nghe nói đã giao cho Đoàn ca múa nhạc TƯ quản lý và sử dụng, hy vọng sẽ có những hoạt động có ý nghĩa ngang tầm với lịch sử của bản thân công trình qua năm tháng vẫn gần như nguyên vẹn.
...Chúng tôi băng qua đường tiếp tục lộ trình một vòng bên hồ. Bạn tôi vừa đi vừa kể cho tôi những câu chuyện xung quanh hồ, tất nhiên là nhưng chuyện tôi chưa hề biết, hoặc nếu biết cũng chỉ lờ mờ. Nào là chuyện của “tứ kiều” hay “tứ đại mỹ nhân” của Hà Nội (4 cô gái đẹp nhất Hà Thành hồi đầu thế kỷ), tứ đại kim khí, tứ trấn, tứ vị (trong đó có Chả cá Lã vọng, Bánh cuốn Đồng Xuân..)...
Chúng tôi đứng trước Phú Gia, nơi đây đang chuẩn bị cho một dự án khách sạn lớn, Phú Gia cũ bị phá hết rồi, miếng đất bên cạnh Phú Gia ngày xưa, rồi cả khu “nhà ma” (câu chuyện ma và những chủ nhà gặp hạn trong suốt mấy chục năm qua sẽ được nói đến trong dịp khác) đều đã được chủ đầu tư mới mua hết. Bên cạnh đó là “Mậu dịch quốc tế” hay còn gọi là của hàng dành riêng cho ngoại giao đoàn và cán bộ cao cấp thời bao cấp. Ngày xưa, nhà tôi cũng có tiêu chuẩn ra vào nơi này, nhưng lúc đó tôi còn rất bé để tận hưởng những “ưu đãi” bao cấp ấy, nhưng dẫu sao vẫn đầy ắp những kỷ niệm..
Chúng tôi đi qua kem Bốn Mùa, nhà may Tiến Thành, giờ không còn nữa, thay vào đó là tiệm bánh, rồi giầy Bích, giờ cũng thay đổi. Một số căn nhà vẫn giữ nguyên vẻ ngày xưa, phải kể đến tòa soạn báo Hà Nội Mới, Bốt Hàng Trống, kiến trúc pháp với style Haussman, Tầng áp mái với gạch ardoise màu sám, những lan can sắt rèn đặc trưng, tường văn hoa theo phong cách Châu Âu cổ. chỉ có điều người ta làm mới bằng vôi và sơn đương đại. Nghe nói xưa, tòa soạn là khách sạn cũ của người Pháp, tết vừa rồi cũng có bà Pháp nào đó, giới thiệu là cháu của chủ sở hữu căn nhà đó đến thăm lại kỷ niệm xưa.. còn kia là gốc cây hay xẩy ra tai nạn mỗi khi có đua xe quanh hồ ...có lẽ cũng đã mấy mạng người rồi đó..góc cua gấp mà.. Những căn nhà cổ...những phố thân quen..đâu đó là tuổi thơ là lịch sử đã biết, mới biết, và hiện tại ..tất cả trong lời kể và cảm xúc của người nói lẫn người nghe...tạo ra một thứ hội họa đa sắc, nhiều chiều, xa gần, tưởng tượng và ước lệ, quá khứ và hiện tại...tôi như người đói lâu ngày, “ngấu nghiến” với những thông tin cực kỳ văn hóa ấy...
Rồi bạn tôi bất chợt chuyển qua hệ thực vật của Hồ Hoàn Kiếm, đây là cây sấu, cây bàng “lá đổ”, “hoa sữa thôi rơi”, rồi những câu chuyện về Lộc vừng, “một chút Paris giữa lòng Hà nội” ( ý nói về cây lộc vừng này có thời điểm 3-4 ngày gì đó trong năm vàng rực trước khi trút lá vàng xuống bờ hồ), cây lộc vừng 5 gốc, đẹp quá, đúng như những lời đồn đại, đúng như bạn tôi đã kết luận : “không chỉ là thảm thực vật phong phú các loại cây, có thế nói là “bách thảo”, mà còn là tiểu cảnh, thế cây, của Hà Nội, thể hiện thú chơi tao nhã của dân Hà Thành nghìn năm nay. Vĩ đại chẳng kém gì các Thành phố khác trên thế giới, vĩ đại bởi nét văn hóa môi trường ấy. Còn nước hồ xanh thì sao, nghe nói đã lọc, kết quả thế nào? tuyệt tuyệt lắm, giờ cũng tương đối ổn rồi, cũng có vài chuyện tiêu cực giờ cũng tạm ổn. Tóm lại không có bất cứ dòng nước thải nào xuống thẳng hồ, thậm chí người ta phải làm một vài đường ống từ đảo Ngọc Sơn thải lên bờ...thật là tai hại cho ai đó cá nhân hay tập thể, mà có sơ suất với môi trường hồ, sẽ gặp hạn ngay, bạn tôi sẽ “chu tréo” trên mặt báo ngay, “gã khùng ấy” là nhà báo mà, nhà báo Hà Hồng...
Rồi chúng tôi qua hàng khay, hiệu ảnh quốc tế, cửa hàng hoa hàng khay giờ cũng đã đập rồi thay vào đấy là một vườn hoa.
Rồi chúng tôi dừng chân trước vườn hoa Chí Linh. Giờ là Vườn hoa Lê Thái Tổ. Có thời người ta định đặt là vườn hoa Indira Gandi, rồi sau không biết taị sao lại thôi...Rồi sau đó là nhà kèn. Một dấu ấn đặc Pháp, Hồng kể rằng trước kia có ông Phủ toàn quyền người Pháp vì nhớ “nhà kèn” ở quê hương Phú Lăng Sa (tên gọi nước Pháp theo cách gọi người Hoa) yêu dấu nên cho xây một cái giống như nguyên mẫu. Hàng tháng, người Pháp đến đây chơi kèn và thưởng thức rất đông, một thói quen rất quí tộc mà tôi cũng cảm nhận được khi tới thăm các lâu đài vua chúa châu âu. Nói đến đây làm tôi nhớ đến khu vườn trong cung của Mari Antoinette, cội nguồn và mơ mộng, các nghệ sĩ chơi đàn dưới mái vòm giữa rừng cây.. Nghe nói để giải tỏa người ta phải mất 200 quan, nhưng chi phí xây dựng lên đến 6-7 nghìn quan (tiền Đông dương thời bấy giờ).
Chúng tôi dừng lại ngắm cây gạo, cây si phía trước “sở điện”. Bên kia đường là đền bà Kiệu, phía sau là nhà thờ họ Hoàng thì phải. Ngày xưa, nơi này là nơi Hoàng hậu và các quí phi lui tới mỗi khi tới hồ vãn cảnh và vui chơi. Nên nhớ trước khi xây đền tại đảo Ngọc Sơn, đảo ngọc được coi là nơi ăn chơi hội hè của vua chúa. Đền bà Kiệu trước nối liền với khu Ngọc Sơn thành một tổ hợp. Nhưng sau này người Pháp làm đường ven hồ cắt ngang trước đền.
Đây rồi Tháp bút, đài nghiên, biết bao giấy mực viết về hai tổ hợp di tích này. Bao giờ và có lúc nào người ta chụp được tấm ảnh với bóng tháp ngả chạm đài nghiên thì có nhiều chuyện đẻ nói để bình lắm đấy. Chúng tôi qua cửa đền, đững giữa hai chữ “thiện và ác”, bạn tôi giảng giải, “ở đời vậy đấy, giữa thiện ác chỉ là một danh giới rất mỏng manh, hoàn toàn do bản thân tự phân định..một triết lý giữa cái nôi văn hóa của Hà Nội...
Cầu Thê húc, trước mặt soi bóng xuống hồ, à mà tại sao gọi là Thê Húc nhỉ ? Có lẽ là âm Hán chăng, nhưng đại loại có nghĩa là đón ánh ban mai...ý nghĩa quá nhỉ, đón ánh ban mai, lúc nào có thời gian phải chụp được tấm ảnh vào lúc ban mai xem sao, để xem cái tên cầu đẹp như thế nào..Bên phải dưới cầu, trong các tấm ảnh lưu trữ có lẽ là một khu vực trồng sen..người Hà Nội đã mang sen từ đền Trấn quốc về đây, có nhiều giả thiết như vậy. Ngoài vẻ đẹp thanh cao của sen, người Hà Nội còn muốn nhắc tới trà ướp sen. Thú thật, đó là tập quán người Hà Nội, nhưng với tôi, thì tôi lại muốn uống trà không ướp bất cứ hoa gì, để tận hưởng hương vị thuần khiết của chè...
Đình Trấn Phong, có người gọi là đình chắn sóng, nhưng chính xác là theo nghĩa là ngăn chặn những du nhập xu hướng văn hóa phi dân tộc thời đó.. Giả thiết này có vẻ thuyết phục hơn. Nguyệt lâu là cửa đón trăng... Tất cả tổ hợp này do học giả Nguyễn Văn Siêu khởi xướng, công trình xây dựng phản ảnh đời sống ước vọng văn hóa của người Hà Thành thời đó...
Thủy tạ là nơi tổ chức dạ tiệc được xây dựng chỉ một năm trước khi giải phóng thủ đô.
Cây đề với hai vòng dây sắt, qua thời gian ăn sâu vào thân cây, dấu ấn nơi treo chiếc loa phóng thanh báo động “máy bay Mỹ đã bay xa...” rồi người dân Hà Nội tụ tập ở đây, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để nghe điếu văn “ Vĩnh biệt Người, chúng ta thề...” Nơi đây còn gọi là bãi “Gáo”, do quân Pháp đàn áp phong trào Cần Vương đã bêu đầu nghĩa quân tại quảng trường này...
Quán nghệ sĩ, gần rạp Hòa bình..
Điểm du lịch thời bao cấp, bên cạnh Hàm cá mập..
Quán kem Hồng Vân & Long vân
Phố Hàng đào, với căn nhà của Lương Văn Can (94?)
Căn nhà Bác Hồ với Tuyên Ngôn độc lập
Căn nhà phục chế với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse Pháp
Rẽ phố Thuốc Bắc chúng tôi ra Lương Văn Can, tìm chả cá Lã Vọng để thưởng thức một trong tứ vị của Hà Thành (cho trọn vẹn một tour văn hóa)...chúng tôi tiếp tục những câu chuyện và cả những ý tưởng về phố cổ...về cả dự án Thiên đường Bảo sơn..du lịch văn hóa.. say sưa với những dự định của “gã khùng”: “về hưu tôi sẽ làm hướng dẫn viên du lịch..”...
Chương trình sẽ được tiếp tục theo ý tưởng “Tour du lịch cao cấp về Hà Nội”....
Kỳ sau: Kỷ niệm thời bao cấp, “Bà đầm xòe” (Tượng nữ thần tự do, phiên bản tại Việt nam). Những câu chuyện Cụ rùa, chùa Báo Ân...Những câu chuyện tình yêu ..
Ghi chép trong ngày 10/3 âm lịch
Đánh giá bài viết
Tôi (Môt người con xa Hà Nôi) rất thích bài viêt này, đầy xúc cảm, và ấm áp tấm lòng của Người con Hà Nôi... đâu đó chất thanh lịch của "Người Tràng An" vẫn lấp lánh trong từng con chữ... Rất mong tiếp tục nhận đươc sự chia sẻ nhưng xúc cảm nồng ấm và chân thành như thế của tác giả trong nhưng bài viêt tiêp theo...!