Những ngày đầu mới trồng cỏ lau là thế, bây giờ vườn cỏ lau sơ xác. Nguyên nhân chính là nhiều người thiếu ý thức trèo vào vườn cỏ lau hồng, dẫm lên cỏ lau, tạo dáng để chụp ảnh. Trong vườn cỏ lau đã thành hình các con đường mòn do người trèo vào tạo nên.

Từ giữa năm 2020 đến nay, vườn hoa đối diện Điện lực Hoàn Kiếm được trồng cỏ lau hồng Đà Lạt. Cảnh quan thật đẹp. Ngắm những bông lau đung đưa theo gió ta có cảm giác như đang ở một vùng quê thanh bình nào đó. Nhất là vào những buổi hoàng hôn. Tia nắng chiếu chếch từ bờ tây của hồ làm cho những bông lau ửng hồng, óng ả. Bông lau đùa giỡn trong gió tạo nên vũ điệu mềm mại, trong buổi chiều yên bình.

Những ngày đầu mới tròng cỏ lau là thế, bây giờ vườn cỏ lau sơ xác. Nguyên nhân chính là nhiều người thiếu ý thức trèo vào vườn cỏ lau hồng, dẫm lên cỏ lau, tạo dáng để chụp ảnh. Trong vườn cỏ lau đã thành hình các con đường mòn do người trèo vào tạo nên.

Chúng tôi được biết Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (Nghị định có hiệu lực từ ngày 15-1-2018). Theo đó người có hành vi ngắt hoa, cắt cành cây, làm hư hỏng cây xanh, thảm cỏ nơi công cộng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng, thay vì chỉ bị phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng. Mặc dù đã có quy định như vậy, nhưng chúng tôi không thấy ai đi phạt và cũng chẳng thấy ai bị phạt.

Nhìn cảnh nhiều người trèo vào vườn lau ở trung tâm Hồ Gươm mà thấy buồn. Bất giác chúng tôi nhớ đến câu thơ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Rất mong người "Tràng An” không trèo vào vườn lau để xứng với danh "thanh lịch” của mình.

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 956 đã được: 5.3/10 (3 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share