Triển khai các giải pháp cải thiện môi trường hồ Hoàn Kiếm
[27/05/2011 14:00 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(8098) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Một sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật, thu hút được sự chú ý của nhiều người đó là Cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về các giải pháp bảo vệ môi trường hồ Hoàn Kiếm, do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội, ngày 13-5-2011.
Ba nội dung được các báo tập trung nêu đó là: Giải pháp cải tạo và ổn định bền vững môi trường nước hồ và ổn định hệ sinh thái hồ; cung cấp nguồn thức ăn cho “cụ Rùa”; gắn thiết bị theo dõi “ cụ Rùa”.
Hồ Hoàn Kiếm đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, chất lượng nước hồ ngày càng một suy giảm, độ PH luôn ở mức cao từ 9,4 đến 10,5.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước luôn ở mức dư thừa, nước hồ luôn trong tình trạng siêu phú dưỡng. Sự phú dưỡng của hồ chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ưu thế của chi tảo lam sinh độc tố thuộc chi Microcystis.
Sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của các loại tảo mà chủ yếu là tảo lam độc thuộc chi Microcystis là mối đe dọa tới hệ sinh thái hồ. Hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến sự suy giảm ô-xy trong nước hồ nghiêm trọng, sự tăng độ PH. Điển hình cho sự suy giảm hệ sinh thái là hiện tượng cá chết hàng loạt năm 2008.
Lớp đất sét dưới đáy hồ có bề dày khá lớn (từ 10-15m) cho nên nước trong hồ không có quan hệ thủy lực với các tầng chứa nước ngầm và sông Hồng. Nước trong hồ có được là từ nguồn nước mưa. Lớp bùn lắng của đáy hồ ngày một dày. Sự tồn tại của lớp bùn này đang gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc.
Mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ô-xy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều động thực vật trong hồ.
Kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường và Viện sinh thái tài nguyên sinh vật năm 2010 cho thấy mật độ động vật đáy hồ Hoàn Kiếm thấp và có xu hướng giảm.
Theo các nhà khoa học: Nếu tiếp tục để hồ ở tình trạng siêu phú dưỡng thì sớm muộn hệ sinh thái của hồ sẽ bị diệt vong.
Hiện tại: Hồ mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm; cá và động thực vật trong hồ chưa được bảo vệ và bổ sung đúng mức đã khiến chất hữu cơ đi vào lòng hồ không trở thành thức ăn mà biến thành chất ô nhiễm.
Các nhà khoa học kết luận:
Chỉ khi nào hệ sinh thái hồ được phục hồi thì chất lượng nước trong hồ Hoàn Kiếm mới được cải thiện bền vững.
Các nhà khoa học tham gia hội thảo đề xuất :
Đưa rùa trở lại môi trường tự nhiên càng sớm càng tốt để tránh việc rùa bị thuần hóa, hoặc mất dần bản năng tự kiếm mồi ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm rùa không bị sốc, đói hoặc phát bệnh trở lại.
Không gắn chíp cho “ cụ Rùa”
Thả cá với một cơ cấu và tần suất thích hợp.
Khẩn trương tìm kiếm một công nghệ thích hợp để cải tạo môi trường nước hồ.
Đẩy nhanh các thủ tục hành chính và tiến hành nạo nét bùn hồ theo công nghệ Đức
Tính toán cân bằng nước trong hồ và xây dựng kế hoạch bổ cập nước thường xuyên vào mùa khô hàng năm đồng thời xem xét rút nước tầng đáy.
Tính toán cải tạo lại đập tràn các hố ga cống thoát nước vào hồ trên phố Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng để tăng lượng nước mưa cấp cho hồ.
Tiến hành vớt tảo cơ học.
Trước khi đưa rùa về môi trường tự nhien cho phép một đến hai đơn vị nữa tiến hành lấy mẫu AND để xác định chính xác tên loài và được quốc tế công nhận.
Ban hành Quy định về quản lý Hồ Gươm, đồng thời giao cho một cơ quan làm đầu mối quản lý.
Hà Hồng
Ba nội dung được các báo tập trung nêu đó là: Giải pháp cải tạo và ổn định bền vững môi trường nước hồ và ổn định hệ sinh thái hồ; cung cấp nguồn thức ăn cho “cụ Rùa”; gắn thiết bị theo dõi “ cụ Rùa”.
Hồ Hoàn Kiếm đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, chất lượng nước hồ ngày càng một suy giảm, độ PH luôn ở mức cao từ 9,4 đến 10,5.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước luôn ở mức dư thừa, nước hồ luôn trong tình trạng siêu phú dưỡng. Sự phú dưỡng của hồ chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ưu thế của chi tảo lam sinh độc tố thuộc chi Microcystis.
Sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của các loại tảo mà chủ yếu là tảo lam độc thuộc chi Microcystis là mối đe dọa tới hệ sinh thái hồ. Hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến sự suy giảm ô-xy trong nước hồ nghiêm trọng, sự tăng độ PH. Điển hình cho sự suy giảm hệ sinh thái là hiện tượng cá chết hàng loạt năm 2008.
Lớp đất sét dưới đáy hồ có bề dày khá lớn (từ 10-15m) cho nên nước trong hồ không có quan hệ thủy lực với các tầng chứa nước ngầm và sông Hồng. Nước trong hồ có được là từ nguồn nước mưa. Lớp bùn lắng của đáy hồ ngày một dày. Sự tồn tại của lớp bùn này đang gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc.
Mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ô-xy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều động thực vật trong hồ.
Kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường và Viện sinh thái tài nguyên sinh vật năm 2010 cho thấy mật độ động vật đáy hồ Hoàn Kiếm thấp và có xu hướng giảm.
Theo các nhà khoa học: Nếu tiếp tục để hồ ở tình trạng siêu phú dưỡng thì sớm muộn hệ sinh thái của hồ sẽ bị diệt vong.
Hiện tại: Hồ mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm; cá và động thực vật trong hồ chưa được bảo vệ và bổ sung đúng mức đã khiến chất hữu cơ đi vào lòng hồ không trở thành thức ăn mà biến thành chất ô nhiễm.
Các nhà khoa học kết luận:
Chỉ khi nào hệ sinh thái hồ được phục hồi thì chất lượng nước trong hồ Hoàn Kiếm mới được cải thiện bền vững.
Các nhà khoa học tham gia hội thảo đề xuất :
Đưa rùa trở lại môi trường tự nhiên càng sớm càng tốt để tránh việc rùa bị thuần hóa, hoặc mất dần bản năng tự kiếm mồi ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm rùa không bị sốc, đói hoặc phát bệnh trở lại.
Không gắn chíp cho “ cụ Rùa”
Thả cá với một cơ cấu và tần suất thích hợp.
Khẩn trương tìm kiếm một công nghệ thích hợp để cải tạo môi trường nước hồ.
Đẩy nhanh các thủ tục hành chính và tiến hành nạo nét bùn hồ theo công nghệ Đức
Tính toán cân bằng nước trong hồ và xây dựng kế hoạch bổ cập nước thường xuyên vào mùa khô hàng năm đồng thời xem xét rút nước tầng đáy.
Tính toán cải tạo lại đập tràn các hố ga cống thoát nước vào hồ trên phố Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng để tăng lượng nước mưa cấp cho hồ.
Tiến hành vớt tảo cơ học.
Trước khi đưa rùa về môi trường tự nhien cho phép một đến hai đơn vị nữa tiến hành lấy mẫu AND để xác định chính xác tên loài và được quốc tế công nhận.
Ban hành Quy định về quản lý Hồ Gươm, đồng thời giao cho một cơ quan làm đầu mối quản lý.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết