Trở thành hướng dẫn viên du lịch quanh hồ Hoàn Kiếm
[10/08/2008 09:44 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7187) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều 13-7-2008, chúng tôi nhận được một cú điện thoại của Nhung ở Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân ( Bộ Khoa học và Công nghệ ) cho biết:
-“Sếp em là TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng muốn nhờ anh chụp ảnh đoàn chuyên gia của IAEA tại hồ Hoàn Kiếm và nói chuyện về hồ trong khoảng 30 phút. Đoàn do ngài Hasssan Abou Yehia làm trưởng đoàn”. Đoàn có khoảng 20 người trong đó có 14 chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thuộc các nước Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
Lời đề nghị từ TS Ngô Đặng Nhân Cục trưởng, làm chúng tôi bị bất ngờ khi mới nghe, nhưng sau đó trấn tĩnh lại chúng tôi cho đó là một vinh dự, một cơ hội để mình giới thiệu với bạn bè quốc tế về địa danh hồ Hoàn Kiếm, và đó cũng là cơ hội để mình kiểm chứng lại những kiến thức cơ bản của mình về hồ khi nói chuyện với bạn bè nước ngoài.
Bốn giờ ngày 14-7, chúng tôi có mặt tại sân tượng đài Vua Lý Thái Tổ, nhưng phải bốn giờ 30 phút đoàn mới đến vì chương trình hội thảo kéo dài. Chúng tôi có hai nhiệm vụ là chụp ảnh và nói chuyện về Hồ trong thời gian 30 phút cho nên mọi việc đều rất khẩn trương.
Theo hướng mặt trời, chúng tôi bố trí mọi người đứng trước tượng đài để chụp. Chúng tôi mời đoàn chuyên gia sang bên bờ hồ để chụp với cảnh có tháp rùa đằng sau. Lúc đó tuy trời không sáng lắm nhưng do trời nhiều mây ánh sáng tản, cho nên chúng tôi vẫn chụp được bức ảnh ứng ý.
Tương tự ở vị trí vườn hoa đối diện Công ty Điện lực Hoàn Kiếm chúng tôi cũng chụp được bức ảnh vừa ý khi đằng sau vẫn nhìn thấy rõ đình Trấn Ba, cầu Thê Húc. Để cho chắc ăn chúng tôi có “bồi” thêm đèn.
Điều làm chúng tôi thấy hồi hộp và lo lắng do đây là lần đầu nói chuyện bên hồ. Không hiểu những nhận xét, thông tin mình đưa ra có sức thuyết phục với bạn không, có chính xác không khi mà trong đoàn có rất nhiều người ở cục am hiểu về hồ Hoàn Kiếm.
Do thời gian có hạn cho nên chúng tôi tập trung nói về các địa danh cơ bản bên hồ trên quãng đường đi từ Vườn hoa Lý Thái Tổ đến cổng đền Ngọc Sơn.
Đầu tiên là nói về tượng đài Vua Lê, Tiểu sử của Vua Lý Công Uẩn với bài chiếu dời đô nổi tiếng, quá trình xây dựng tượng.... Tiếp theo là giới thiệu về lịch sử hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa... Ba công trình kiến trúc nổi tiếng tại đền Ngọc Sơn đó là tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba. Các bạn nước ngoài tỏ ra rất chăm chú, thích thú với những thông tin chúng tôi đưa ra. Trong quá trình chúng tôi nói chuyện, một số cán bộ khoa học của nước ta cũng cung cấp thêm những thông tin về hồ Hoàn Kiếm cho các bạn biết thêm.
Một bạn thanh niên hỏi em thấy hình như trước đây ngọn bút lông trên Tháp Bút được bọc đồng phải không anh ?
Người bạn đó đã nhớ nhầm, trên đỉnh tháp Báo Thiên ( nay là vị trí nhà thờ Lớn ), không phải trên Tháp Bút. Tháp Báo Thiên được Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng năm 1057. Tháp cao 12 tầng. Tầng trên cùng đúc bằng bốn tấn đồng. Nền tháp có bốn cửa. Trong tháp có tượng người, tiên, chim muông bằng đá đem từ Chiêm thành về.
Đến thời Minh thuộc, giặc Vương Thông bị nghĩa quân Lam sơn vây trong thành Đông Quan, chúng đã vơ vét đồ đồng để đúc binh khí chống lại quân. Thế là tháp Báo Thiên bị phá để lấy đồng.
Tuy là lần đầu nói về hồ với các bạn nhưng chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích.
Thứ nhất: Cũng là nói chuyện về hồ Hoàn Kiếm, nhưng đối tượng khác nhau nên chọn những câu chuyện, sự kiện phù hợp với đối tượng đó.
Thứ hai: nói chuyện với các bạn nước ngoài , thời gian chờ phiên dịch dịch hết thông tin của mình cho bạn hiểu là thời gian tốt để chuẩn bị những điều mình tiếp tục nói.
Thứ ba: Nên gắn các sự kiện thời sự vào các tư liệu lịch sử để cho bài nói chuyện thêm sinh động và cuốn hút người nghe. Thí dụ: khi giới thiệu về Tháp Rùa chúng tôi thông báo sự kiện thời sự về cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 lần đầu được tổ chức tại Việt Nam. Trong đêm chung kết các nhà đạo diễn đã lấy hình tượng Tháp Rùa làm phông để người đẹp trình diễn trang phục dạ hội.
Trên chuyến xe trở về cơ quan, trước khi chia tay với các bạn quốc tế, chúng tôi đã nhận được tràng vỗ tay nồng nhiệt của các bạn. Một phần thưởng, một kỷ niệm đầu tiên của người làm hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư quanh hồ Hoàn Kiếm./.
-“Sếp em là TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng muốn nhờ anh chụp ảnh đoàn chuyên gia của IAEA tại hồ Hoàn Kiếm và nói chuyện về hồ trong khoảng 30 phút. Đoàn do ngài Hasssan Abou Yehia làm trưởng đoàn”. Đoàn có khoảng 20 người trong đó có 14 chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thuộc các nước Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
Lời đề nghị từ TS Ngô Đặng Nhân Cục trưởng, làm chúng tôi bị bất ngờ khi mới nghe, nhưng sau đó trấn tĩnh lại chúng tôi cho đó là một vinh dự, một cơ hội để mình giới thiệu với bạn bè quốc tế về địa danh hồ Hoàn Kiếm, và đó cũng là cơ hội để mình kiểm chứng lại những kiến thức cơ bản của mình về hồ khi nói chuyện với bạn bè nước ngoài.
Bốn giờ ngày 14-7, chúng tôi có mặt tại sân tượng đài Vua Lý Thái Tổ, nhưng phải bốn giờ 30 phút đoàn mới đến vì chương trình hội thảo kéo dài. Chúng tôi có hai nhiệm vụ là chụp ảnh và nói chuyện về Hồ trong thời gian 30 phút cho nên mọi việc đều rất khẩn trương.
Theo hướng mặt trời, chúng tôi bố trí mọi người đứng trước tượng đài để chụp. Chúng tôi mời đoàn chuyên gia sang bên bờ hồ để chụp với cảnh có tháp rùa đằng sau. Lúc đó tuy trời không sáng lắm nhưng do trời nhiều mây ánh sáng tản, cho nên chúng tôi vẫn chụp được bức ảnh ứng ý.
Tương tự ở vị trí vườn hoa đối diện Công ty Điện lực Hoàn Kiếm chúng tôi cũng chụp được bức ảnh vừa ý khi đằng sau vẫn nhìn thấy rõ đình Trấn Ba, cầu Thê Húc. Để cho chắc ăn chúng tôi có “bồi” thêm đèn.
Điều làm chúng tôi thấy hồi hộp và lo lắng do đây là lần đầu nói chuyện bên hồ. Không hiểu những nhận xét, thông tin mình đưa ra có sức thuyết phục với bạn không, có chính xác không khi mà trong đoàn có rất nhiều người ở cục am hiểu về hồ Hoàn Kiếm.
Do thời gian có hạn cho nên chúng tôi tập trung nói về các địa danh cơ bản bên hồ trên quãng đường đi từ Vườn hoa Lý Thái Tổ đến cổng đền Ngọc Sơn.
Đầu tiên là nói về tượng đài Vua Lê, Tiểu sử của Vua Lý Công Uẩn với bài chiếu dời đô nổi tiếng, quá trình xây dựng tượng.... Tiếp theo là giới thiệu về lịch sử hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa... Ba công trình kiến trúc nổi tiếng tại đền Ngọc Sơn đó là tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba. Các bạn nước ngoài tỏ ra rất chăm chú, thích thú với những thông tin chúng tôi đưa ra. Trong quá trình chúng tôi nói chuyện, một số cán bộ khoa học của nước ta cũng cung cấp thêm những thông tin về hồ Hoàn Kiếm cho các bạn biết thêm.
Một bạn thanh niên hỏi em thấy hình như trước đây ngọn bút lông trên Tháp Bút được bọc đồng phải không anh ?
Người bạn đó đã nhớ nhầm, trên đỉnh tháp Báo Thiên ( nay là vị trí nhà thờ Lớn ), không phải trên Tháp Bút. Tháp Báo Thiên được Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng năm 1057. Tháp cao 12 tầng. Tầng trên cùng đúc bằng bốn tấn đồng. Nền tháp có bốn cửa. Trong tháp có tượng người, tiên, chim muông bằng đá đem từ Chiêm thành về.
Đến thời Minh thuộc, giặc Vương Thông bị nghĩa quân Lam sơn vây trong thành Đông Quan, chúng đã vơ vét đồ đồng để đúc binh khí chống lại quân. Thế là tháp Báo Thiên bị phá để lấy đồng.
Tuy là lần đầu nói về hồ với các bạn nhưng chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích.
Thứ nhất: Cũng là nói chuyện về hồ Hoàn Kiếm, nhưng đối tượng khác nhau nên chọn những câu chuyện, sự kiện phù hợp với đối tượng đó.
Thứ hai: nói chuyện với các bạn nước ngoài , thời gian chờ phiên dịch dịch hết thông tin của mình cho bạn hiểu là thời gian tốt để chuẩn bị những điều mình tiếp tục nói.
Thứ ba: Nên gắn các sự kiện thời sự vào các tư liệu lịch sử để cho bài nói chuyện thêm sinh động và cuốn hút người nghe. Thí dụ: khi giới thiệu về Tháp Rùa chúng tôi thông báo sự kiện thời sự về cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 lần đầu được tổ chức tại Việt Nam. Trong đêm chung kết các nhà đạo diễn đã lấy hình tượng Tháp Rùa làm phông để người đẹp trình diễn trang phục dạ hội.
Trên chuyến xe trở về cơ quan, trước khi chia tay với các bạn quốc tế, chúng tôi đã nhận được tràng vỗ tay nồng nhiệt của các bạn. Một phần thưởng, một kỷ niệm đầu tiên của người làm hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư quanh hồ Hoàn Kiếm./.
Đánh giá bài viết