Vỡ một đoạn đường viền trang trí trên tầng hai tháp Hòa Phong
[11/06/2012 21:59 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7005) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều 10-6-2012, đi đến tháp Hòa Phong chúng tôi nhìn thấy một vùng bột vữa trắng xóa dưới chân tháp Hòa Phong ( phía mặt tháp nhìn ra phố Hàng Khay ). Nhìn lên chúng tôi thấy một cụm chi tiết đường viền của tháp bị vỡ. Không biết nguyên nhân vì sao. Đám cỏ bên cạnh có mấy miếng gạch vụn còn dính vữa. Ai đó đã dọn sạch chỗ gạch, vữa rơi xuống và gom vữa vào một túi ni-lông.
Phân tích “ hiện trường “ chúng tôi thấy bột vữa trắng tinh. Điều đó chứng tỏ vữa có rất ít xi- măng, chủ yếu là cát và vôi. Để các bạn dễ hình dung phần chi tiết tháp bị vỡ chúng tôi đã chụp phần đối chứng ở các mặt còn lại. Đây cũng là cơ sở để người thợ căn cứ khi phục chế lại phần chi tiết của đường viền.
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org “ đã biết năm 1889, thực dân Pháp đã cho phá chùa Báo Ân để xây dựng phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện. Nay là Nhà khách Chính phủ và Bưu điện Hà Nội. Tháp Hòa Phong một trong những công trình kiến trúc cổng chùa Báo Ân may mắn còn sót lại đến ngày nay.Tháp Hòa Phong mang một dáng vẻ độc đáo, hiếm thấy trong kiến trúc Phật giáo. Đặc điểm dễ nhận thấy là tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên, và xây bằng gạch trần.
Tầng một có bốn mặt trổ bốn cửa vòm, trên mỗi cửa ghi tên hiệu: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn. Tầng hai, bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê, nối liền nhau bằng đường viền xây bằng gạch ( một trong đoạn đường viền này đã bị vỡ ). Các bạn có thể xem những bức ảnh kèm theo bài viết này. Tầng ba có khắc ba chữ “Hòa Phong Tháp”, đỉnh trên cùng trang trí một hình bầu hồ lô. Ngôi tháp đặc biệt thể hiện tư tưởng “cư Nho, mộ Thích” (sống vui với đạo Nho mà vẫn hâm mộ Thích Ca).
Chúng tôi đã nhặt một trong những miếng gạch vụn đó để bổ sung cho bộ sưu tập về những kỷ vật bên hồ. Hy vọng sẽ có dịp giới thiệu với các bạn yêu “ hohoankiem.org” về bảo tàng này.
Hà Hồng
Phân tích “ hiện trường “ chúng tôi thấy bột vữa trắng tinh. Điều đó chứng tỏ vữa có rất ít xi- măng, chủ yếu là cát và vôi. Để các bạn dễ hình dung phần chi tiết tháp bị vỡ chúng tôi đã chụp phần đối chứng ở các mặt còn lại. Đây cũng là cơ sở để người thợ căn cứ khi phục chế lại phần chi tiết của đường viền.
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org “ đã biết năm 1889, thực dân Pháp đã cho phá chùa Báo Ân để xây dựng phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện. Nay là Nhà khách Chính phủ và Bưu điện Hà Nội. Tháp Hòa Phong một trong những công trình kiến trúc cổng chùa Báo Ân may mắn còn sót lại đến ngày nay.Tháp Hòa Phong mang một dáng vẻ độc đáo, hiếm thấy trong kiến trúc Phật giáo. Đặc điểm dễ nhận thấy là tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên, và xây bằng gạch trần.
Tầng một có bốn mặt trổ bốn cửa vòm, trên mỗi cửa ghi tên hiệu: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn. Tầng hai, bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê, nối liền nhau bằng đường viền xây bằng gạch ( một trong đoạn đường viền này đã bị vỡ ). Các bạn có thể xem những bức ảnh kèm theo bài viết này. Tầng ba có khắc ba chữ “Hòa Phong Tháp”, đỉnh trên cùng trang trí một hình bầu hồ lô. Ngôi tháp đặc biệt thể hiện tư tưởng “cư Nho, mộ Thích” (sống vui với đạo Nho mà vẫn hâm mộ Thích Ca).
Chúng tôi đã nhặt một trong những miếng gạch vụn đó để bổ sung cho bộ sưu tập về những kỷ vật bên hồ. Hy vọng sẽ có dịp giới thiệu với các bạn yêu “ hohoankiem.org” về bảo tàng này.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết