Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Hưởng ứng 'Giờ Trái đất'
Cập nhật: 29-3-2009 | Đã xem: 5695
“Giờ Trái đất” là chiến dịch toàn cầu của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhằm kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng tắt đèn trong một giờ từ 20 giời 30 phút đến 21 giời 30 phút, ngày 28-3, để ủng hộ nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chiến dịch khởi xướng tại Sydney năm 2007 với sự tham gia của hai triệu người. Năm 2008, hơn 50 triệu người trên thế giới tham gia. Năm 2009, “Giờ trái đất” có khoảng một tỷ người tại một nghìn thành phố tham gia.
Chiến dịch “ Giờ Trái đất ” năm nay là thông điệp mạnh mẽ gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới sẽ họp tại Copenhagen (Đan Mạch) tháng 12 tới để bàn một thoả thuận toàn cầu về khí hậu, thay thế Nghị định thư Kyoto.
Việt Nam là một trong 62 quốc gia cam kết tham gia Chiến dịch “Giờ Trái đất” 2009. Cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng tham gia chiến dịch này là TP Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Vũng Tàu, Nha Trang, Cần Thơ, Hạ Long, Lào Cai, Yên Bái…
Tâm điểm của cuộc mít tinh hưởng ứng Chiến dịch “ Giờ Trái đất ”diễn ra tại Quảng trường Cách mạng Tháng 8 (trước Nhà hát Lớn Hà Nội) bắt đầu từ 20h. Tham dự mít tinh có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, lãnh đạo nhiều bộ, ngành có liên quan. Tại cuộc mít tinh có chương trình ca nhạc với sự góp mặt của ca sĩ Mỹ Linh, Ngọc Anh, ban nhạc Rock Unlimited, Desire, nghệ sĩ nhạc Jazz Quyền Văn Minh, trung tâm nghệ thuật thiếu nhi Sol Art dưới sự chỉ đạo của Đặng Châu Anh.
Tại cuộc mít tinh này chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động của hàng nghìn bạn trẻ thuộc nhiều trường đại học. Họ nắm tay nhau, nhảy múa cùng với những bài hát ca ngợi hoà bình, bảo vệ môi trường. Đúng vào thời điểm 20 giờ 30 phút, toàn bộ quảng trường chìm trong bóng tối, thay vào đó là hàng nghìn ngọn nến lung linh, đưa qua, đưa lại trong tiếng kèn du dương của nghệ sĩ nhạc Jazz Quyền Văn Minh.
Chúng tôi theo dòng người “chảy” ra phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ. Toàn bộ hệ thống đèn chiếu các công trình công cộng như tượng vua Lý Công Uẩn, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Thuỷ Tạ... đều tắt. Chỉ còn ánh sáng của các phương tiện giao thông.
Bạn Nguyễn Minh, sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân nói lên cảm nghĩ của mình: “Việc tắt đèn như vậy sẽ tiết kiệm điện, nhưng cái được lớn nhất là qua việc hưởng ứng Chiến dịch “ Giờ Trái đất”, mỗi người trong xã hội thấy trách nhiệm của mình phải cùng cộng đồng chung sức bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại ”./.
Hà Hồng
Chiến dịch “ Giờ Trái đất ” năm nay là thông điệp mạnh mẽ gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới sẽ họp tại Copenhagen (Đan Mạch) tháng 12 tới để bàn một thoả thuận toàn cầu về khí hậu, thay thế Nghị định thư Kyoto.
Việt Nam là một trong 62 quốc gia cam kết tham gia Chiến dịch “Giờ Trái đất” 2009. Cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng tham gia chiến dịch này là TP Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Vũng Tàu, Nha Trang, Cần Thơ, Hạ Long, Lào Cai, Yên Bái…
Tâm điểm của cuộc mít tinh hưởng ứng Chiến dịch “ Giờ Trái đất ”diễn ra tại Quảng trường Cách mạng Tháng 8 (trước Nhà hát Lớn Hà Nội) bắt đầu từ 20h. Tham dự mít tinh có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, lãnh đạo nhiều bộ, ngành có liên quan. Tại cuộc mít tinh có chương trình ca nhạc với sự góp mặt của ca sĩ Mỹ Linh, Ngọc Anh, ban nhạc Rock Unlimited, Desire, nghệ sĩ nhạc Jazz Quyền Văn Minh, trung tâm nghệ thuật thiếu nhi Sol Art dưới sự chỉ đạo của Đặng Châu Anh.
Tại cuộc mít tinh này chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động của hàng nghìn bạn trẻ thuộc nhiều trường đại học. Họ nắm tay nhau, nhảy múa cùng với những bài hát ca ngợi hoà bình, bảo vệ môi trường. Đúng vào thời điểm 20 giờ 30 phút, toàn bộ quảng trường chìm trong bóng tối, thay vào đó là hàng nghìn ngọn nến lung linh, đưa qua, đưa lại trong tiếng kèn du dương của nghệ sĩ nhạc Jazz Quyền Văn Minh.
Chúng tôi theo dòng người “chảy” ra phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ. Toàn bộ hệ thống đèn chiếu các công trình công cộng như tượng vua Lý Công Uẩn, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Thuỷ Tạ... đều tắt. Chỉ còn ánh sáng của các phương tiện giao thông.
Bạn Nguyễn Minh, sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân nói lên cảm nghĩ của mình: “Việc tắt đèn như vậy sẽ tiết kiệm điện, nhưng cái được lớn nhất là qua việc hưởng ứng Chiến dịch “ Giờ Trái đất”, mỗi người trong xã hội thấy trách nhiệm của mình phải cùng cộng đồng chung sức bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại ”./.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 313)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 835)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Một chuyên gia Đức tình nguyện sang Việt Nam bảo vệ động vật hoang dã (Cập nhật: 28-6-2012 | Đã xem: 7404)
2. Vì sao cây đa có mối ? (Cập nhật: 4-3-2009 | Đã xem: 5802)
3. Phóng sinh ngày 23 tháng chạp (Cập nhật: 15-2-2021 | Đã xem: 1250)
4. Kỷ niệm 590 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (Cập nhật: 29-5-2018 | Đã xem: 2708)
5. Đêm khiêu vũ bên hồ (Cập nhật: 17-7-2011 | Đã xem: 7170)
6. Ngày ông Công, ông Táo về trời ( 23 tháng chạp năm 2011 ) (Cập nhật: 23-1-2012 | Đã xem: 7037)
7. Ngày 23 tháng chạp đặc biệt ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 3-2-2013 | Đã xem: 6315)
8. Việc tốt của khách du lịch Hồ Gươm (Cập nhật: 21-6-2018 | Đã xem: 3128)
9. "Áo vá" (Cập nhật: 15-11-2008 | Đã xem: 5775)
10. Thí sinh đổ ra hồ để thư giãn (Cập nhật: 4-7-2010 | Đã xem: 4885)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .