Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Một năm hồ vắng bóng nhà thơ Lê Đạt
Cập nhật: 1-4-2009 | Đã xem: 6369
Suốt nửa thế kỷ, ông là người bộ hành chăm chỉ nhất ở khu vực hồ Gươm, cứ mỗi ngày bốn vòng hồ, mưa chiều, nắng sớm (ông đã từng ở nhà số 9 phố Lãn Ông nhiều năm). Đến nỗi, ông có tuyên ngôn “Tôi như Trình Giảo Kim chỉ có ba búa: Một là cười hết mình, hai là kiêng diễn trò đạo mạo, ba là đi bộ!”.
Có cái vẻ ngoài xởi lởi và khá dân dã, thế nhưng người “phu chữ” này lại mang tiếng khó gần. Chính Lê Đạt cũng đã phải thú nhận rằng:
Tuy vậy những người chơi thân với ông lại cho rằng:
Cảnh thơ mộng quanh hồ, trôi theo mỗi bước chân, đã thấm đẫm trong mỗi câu thơ của ông:
Bài thơ của Lê Đạt đã gợi cho ta cảm giác về vẻ đẹp tươi mát của các cô gái mới lớn “ăn chưa no, lo chưa tới”, lại sinh vào thời kỳ khỏi lo chiến tranh bom đạn gì, sự vô tư, hồn nhiên đến mức… hoang vu.
Theo Khánh Tuyết: “Chẳng hiểu vì lẽ gì, thơ Lê Đạt và thơ của những Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm đều đa tầng ngữ nghĩa. Đọc đấy, trang giấy rõ là trắng, mực rõ là đen nhưng vẫn cứ lật lên, lật xuống, ngó nghiêng để kiếm tìm cái mật mã bí mật trong đó. Nó, mà Lê Đạt thì gọi là Bóng chữ, khiến bài thơ đôi khi nên đọc vài lần, nên cảm và nhận không chỉ bằng mắt, bằng đầu, bằng trái tim mà cả sự đồng cảm, bằng sự trải nghiệm mà chẳng may trong đời mình có được khoảnh khắc giống như thế” .
Nhà thơ Lê Đạt đột ngột ra đi ngày 21-4-2008, thọ 79 tuổi. Tính đến nay đã một năm hồ vắng bóng nhà thơ Lê Đạt: hồ vẫn đây mà nhà thơ ở đâu ?
Hà Hồng
Có cái vẻ ngoài xởi lởi và khá dân dã, thế nhưng người “phu chữ” này lại mang tiếng khó gần. Chính Lê Đạt cũng đã phải thú nhận rằng:
“Tôi đã hành cước quanh Hồ Gươm, Hà Nội gần như suốt nửa thế kỷ đày đọa của đời chữ. Mặc dù tôi đã cố tình chọn đi vào những giờ thanh vắng, tôi vẫn bị nhiều người quen mắng mỏ là “kiêu ngạo”, là “khinh đời”, là “khó giao tiếp”. Tôi đành cười nhận khuyết điểm để không thể sửa chữa. Hãy thông cảm cho tôi!”.
Tuy vậy những người chơi thân với ông lại cho rằng:
“Ông dễ chịu lắm, cởi mở lắm và chân thành lắm. Giản dị nữa, và yêu tiếng Việt thì vô cùng. Chả thế mà cả đời, chỉ chữ Việt, tiếng Việt (nhưng đôi khi là thứ tiếng Việt do chính ông nghĩ ra, “made in Lê Đạt, kiểu “Vẩy chữ thăng hoa” - bài “Quá trình công tác”) mà thơ ông vẫn cứ khiến người ta xao xuyến, bồi hồi. Đọc có thể không hiểu, nhưng vẫn muốn đọc, vì tò mò muốn xem cái hành trình làm phu của ông ra sao, cái bần chữ nó ra thế nào”.
Cảnh thơ mộng quanh hồ, trôi theo mỗi bước chân, đã thấm đẫm trong mỗi câu thơ của ông:
Đường nắng cánh sen, đèn hội má
Vườn mầu hoa con gái bướm phù dâu
Ngoài tuổi 60 ông vẫn nhìn các cô gái bên hồ với đôi mắt cực trẻ:
Nai phố mình Honđa nữ
mắt hoang vu
Cổ tròn bóng hương như rừng tuổi nhỏ
Bờ má sương mưa vân vụ chớp nguồn
Vườn mầu hoa con gái bướm phù dâu
Ngoài tuổi 60 ông vẫn nhìn các cô gái bên hồ với đôi mắt cực trẻ:
Nai phố mình Honđa nữ
mắt hoang vu
Cổ tròn bóng hương như rừng tuổi nhỏ
Bờ má sương mưa vân vụ chớp nguồn
Bài thơ của Lê Đạt đã gợi cho ta cảm giác về vẻ đẹp tươi mát của các cô gái mới lớn “ăn chưa no, lo chưa tới”, lại sinh vào thời kỳ khỏi lo chiến tranh bom đạn gì, sự vô tư, hồn nhiên đến mức… hoang vu.
Theo Khánh Tuyết: “Chẳng hiểu vì lẽ gì, thơ Lê Đạt và thơ của những Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm đều đa tầng ngữ nghĩa. Đọc đấy, trang giấy rõ là trắng, mực rõ là đen nhưng vẫn cứ lật lên, lật xuống, ngó nghiêng để kiếm tìm cái mật mã bí mật trong đó. Nó, mà Lê Đạt thì gọi là Bóng chữ, khiến bài thơ đôi khi nên đọc vài lần, nên cảm và nhận không chỉ bằng mắt, bằng đầu, bằng trái tim mà cả sự đồng cảm, bằng sự trải nghiệm mà chẳng may trong đời mình có được khoảnh khắc giống như thế” .
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu.
(Bóng chữ)
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu.
(Bóng chữ)
Nhà thơ Lê Đạt đột ngột ra đi ngày 21-4-2008, thọ 79 tuổi. Tính đến nay đã một năm hồ vắng bóng nhà thơ Lê Đạt: hồ vẫn đây mà nhà thơ ở đâu ?
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 312)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 835)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Cây lộc vừng gãy thân đã nảy mầm (Cập nhật: 27-4-2011 | Đã xem: 8721)
2. Chúc Jaby gặp nhiều điều may mắn ! (Cập nhật: 23-4-2008 | Đã xem: 8569)
3. Tiết kiệm (Cập nhật: 10-9-2009 | Đã xem: 8140)
4. Mất cả bãi bắn pháo hoa vì trồng cây ban (Cập nhật: 27-7-2016 | Đã xem: 5563)
5. Ghế đá (Cập nhật: 11-2-2009 | Đã xem: 7959)
6. Bước đầu trả lại không gian đầu cầu Thê Húc (Cập nhật: 6-10-2019 | Đã xem: 2269)
7. Bà Cẩn (Cập nhật: 6-5-2009 | Đã xem: 6855)
8. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
9. Ngày 23 tháng chạp đặc biệt ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 3-2-2013 | Đã xem: 6314)
10. Xác định toạ độ tháp Rùa (Cập nhật: 22-5-2008 | Đã xem: 14935)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .