Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Cần biết mình là ai
Cập nhật: 21-5-2009 | Đã xem: 7369
Hằng ngày đi bộ chung quanh hồ, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông gây ra, trong đó có xe ô-tô. Vào ngày mồng một, hai, ba Tết, xe đỗ thoải mái trước khu vực cổng đền Ngọc Sơn mà không sợ bị xe cảnh sát “ cẩu ” đi nơi khác.
Ở nước ngoài, việc tuỳ tiện bấm còi được xem là hành vi thiếu văn hoá. Còn ở nước ta, nhiều người bấm còi vô cớ khi phía trước không có ai. Gặp đèn đỏ, xe đứng dàn hàng ngang chiếm cả luồng đường dành cho xe máy, xe đạp. Xe khách chạy xồng xộc, bấm còi inh ỏi, vượt đèn đỏ, phả khói đen vô tư vào người đi đường; biến Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành bến xe khách, trông nhiều lúc không khác bến xe Hà Đông... Những điều đó phần nào chúng tôi ác cảm với những người lái xe ô – tô.
Từ khi được ngồi đằng sau vô –lăng, chúng tôi học được nhiều điều thú vị, bổ ích. Có lái ô-tô mới biết người đi xe máy, xe đạp đi ẩu (trong đó có bản thân mình khi điều khiển các phương tiện đó), tuỳ tiện tạt ngang tạt dọc, miễn là lách được. Ô-tô mà đâm vào xe máy thì đền “ tới bến”. Xe máy mà đâm, quệt vào ô-tô, thì chủ xe ô-tô thường là chịu thiệt, bỏ tiền ra đi “ tút tát ” lại xe, lo chữa bệnh cho chủ xe máy, xe đạp, cho dù xe ô tô đi đúng phần đường quy định. Đã thành “ luật ”, nếu tai nạn giao thông xảy ra, xe to phải đền xe bé, xe nhiều tiền đền xe ít tiền ( ? ).
Thu hoạch lớn nhất từ khi học, đến khi lái thành thạo ô-tô chúng tôi đã thuộc bốn bài học bổ ích.
Thứ nhất: Nhẫn
Cần phải bình tĩnh không bực tức nóng vội khi điều kiển xe. Làm ngược lại sẽ gây tai nạn ngay bất luận bạn là cán bộ cấp cao, doanh nghiệp hay người bình thường. Áp dụng trong cuộc sống, nhờ có “ nhẫn” mà chúng ta luôn chủ động, bình tĩnh giải quyết các công việc.
Thứ hai: Nhường
Đường đông ai cũng cố vượt lên, chẳng ai chịu nhường ai dẫn đến các xe tự “ khoá nhau” ở ngã ba, ngã tư. Nếu các lái xe chủ động nhường đường cho các phương tiện khác ( tất nhiên trong trường hợp cho phép ) thì đường không thường xuyên ách tắc như hiện nay. Áp dụng trong cuộc sống, có thể do nhường một chút quyền lợi của mình cho người này, người khác mà thiệt chút ít, nhưng về tổng thể chỉ có lợi.
Thứ ba: Chuẩn bị chu đáo
Thông thường trước khi chuyển bánh, người lái xe thường ra xe trước, kiểm tra xe trước ( xăng còn đầy không, lốp có đủ hơi không?...), lái xe đến nơi đón mọi người cho thuận tiện. Khi dừng xe họ là người rời xe sau cùng. Kiểm tra lại xe trước khi về. Áp dụng thói quen này trong cuộc sống chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, phát biểu ý kiến trong các cuộc họp quan trọng, rèn luyện được tính cẩn thận, chu đáo.
Thứ tư: Cần biết mình là ai
Theo chúng tôi đây là bài học có ý nghĩa nhất. Đi xe trên đường mà ta không “định vị ” được xe mình đang ở đâu thì rất dễ xảy ra va quệt, nhất là khi lùi xe vào “ chuồng ”. Trong cuộc sống nếu ta không biết mình là ai, vị trí của mình là gì trong từng cuộc họp, từng buổi sinh hoạt, trong quan hệ với bạn nối khố, với con cái, với cấp trên, cấp dưới... thì sẽ chuốc lấy thất bại. Nói chuyện với bạn nối khố mà mói với giọng chỉ bảo của cấp trên đối với cấp dưới... chắc là mất bạn.
Không hiểu các bạn yêu “hohoankiem.org” có đồng ý với nhận định của chúng tôi hay không ? Rất mong nhận được những bài học của các bạn từ khi lái ô-tô.
Hà Hồng
Ở nước ngoài, việc tuỳ tiện bấm còi được xem là hành vi thiếu văn hoá. Còn ở nước ta, nhiều người bấm còi vô cớ khi phía trước không có ai. Gặp đèn đỏ, xe đứng dàn hàng ngang chiếm cả luồng đường dành cho xe máy, xe đạp. Xe khách chạy xồng xộc, bấm còi inh ỏi, vượt đèn đỏ, phả khói đen vô tư vào người đi đường; biến Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành bến xe khách, trông nhiều lúc không khác bến xe Hà Đông... Những điều đó phần nào chúng tôi ác cảm với những người lái xe ô – tô.
Từ khi được ngồi đằng sau vô –lăng, chúng tôi học được nhiều điều thú vị, bổ ích. Có lái ô-tô mới biết người đi xe máy, xe đạp đi ẩu (trong đó có bản thân mình khi điều khiển các phương tiện đó), tuỳ tiện tạt ngang tạt dọc, miễn là lách được. Ô-tô mà đâm vào xe máy thì đền “ tới bến”. Xe máy mà đâm, quệt vào ô-tô, thì chủ xe ô-tô thường là chịu thiệt, bỏ tiền ra đi “ tút tát ” lại xe, lo chữa bệnh cho chủ xe máy, xe đạp, cho dù xe ô tô đi đúng phần đường quy định. Đã thành “ luật ”, nếu tai nạn giao thông xảy ra, xe to phải đền xe bé, xe nhiều tiền đền xe ít tiền ( ? ).
Thu hoạch lớn nhất từ khi học, đến khi lái thành thạo ô-tô chúng tôi đã thuộc bốn bài học bổ ích.
Thứ nhất: Nhẫn
Cần phải bình tĩnh không bực tức nóng vội khi điều kiển xe. Làm ngược lại sẽ gây tai nạn ngay bất luận bạn là cán bộ cấp cao, doanh nghiệp hay người bình thường. Áp dụng trong cuộc sống, nhờ có “ nhẫn” mà chúng ta luôn chủ động, bình tĩnh giải quyết các công việc.
Thứ hai: Nhường
Đường đông ai cũng cố vượt lên, chẳng ai chịu nhường ai dẫn đến các xe tự “ khoá nhau” ở ngã ba, ngã tư. Nếu các lái xe chủ động nhường đường cho các phương tiện khác ( tất nhiên trong trường hợp cho phép ) thì đường không thường xuyên ách tắc như hiện nay. Áp dụng trong cuộc sống, có thể do nhường một chút quyền lợi của mình cho người này, người khác mà thiệt chút ít, nhưng về tổng thể chỉ có lợi.
Thứ ba: Chuẩn bị chu đáo
Thông thường trước khi chuyển bánh, người lái xe thường ra xe trước, kiểm tra xe trước ( xăng còn đầy không, lốp có đủ hơi không?...), lái xe đến nơi đón mọi người cho thuận tiện. Khi dừng xe họ là người rời xe sau cùng. Kiểm tra lại xe trước khi về. Áp dụng thói quen này trong cuộc sống chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, phát biểu ý kiến trong các cuộc họp quan trọng, rèn luyện được tính cẩn thận, chu đáo.
Thứ tư: Cần biết mình là ai
Theo chúng tôi đây là bài học có ý nghĩa nhất. Đi xe trên đường mà ta không “định vị ” được xe mình đang ở đâu thì rất dễ xảy ra va quệt, nhất là khi lùi xe vào “ chuồng ”. Trong cuộc sống nếu ta không biết mình là ai, vị trí của mình là gì trong từng cuộc họp, từng buổi sinh hoạt, trong quan hệ với bạn nối khố, với con cái, với cấp trên, cấp dưới... thì sẽ chuốc lấy thất bại. Nói chuyện với bạn nối khố mà mói với giọng chỉ bảo của cấp trên đối với cấp dưới... chắc là mất bạn.
Không hiểu các bạn yêu “hohoankiem.org” có đồng ý với nhận định của chúng tôi hay không ? Rất mong nhận được những bài học của các bạn từ khi lái ô-tô.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 313)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 349)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 839)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1196)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1131)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 448)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1140)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1972)
CÁC TIN KHÁC
1. "Một phần ba kiến nghị của anh đã được xử lý" (Cập nhật: 22-8-2020 | Đã xem: 1693)
2. Chúc Jaby gặp nhiều điều may mắn ! (Cập nhật: 23-4-2008 | Đã xem: 8572)
3. Ngày ông táo về trời (Cập nhật: 18-1-2009 | Đã xem: 9551)
4. Việc làm đẹp của hai bạn trẻ (Cập nhật: 12-3-2017 | Đã xem: 3413)
5. Tháng chín, Nhà hát Múa rối nước treo băng rôn chúc mừng năm mới (!) (Cập nhật: 10-9-2013 | Đã xem: 5690)
6. Một giả thuyết về việc người Hà Nội trồng sen ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 17-1-2010 | Đã xem: 10342)
7. Hội xuân Mậu Tý bên hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 20-2-2008 | Đã xem: 8077)
8. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1140)
9. Ban quản lý Di tích đền Ngọc Sơn đổ nước thải xuống hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 16-1-2011 | Đã xem: 8280)
10. Lại nhớ hồ Hoàn Kiếm mất rồi! (Cập nhật: 4-10-2016 | Đã xem: 5630)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .