Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Một đêm ở Tháp Rùa
Cập nhật: 5-3-2011 | Đã xem: 14655
Đêm 3-3-2011, đối với tôi là một đêm khó quên trong những ngày “ lang thang” viết về hồ Hoàn Kiếm của tôi: Một đêm ở Tháp Rùa, một đêm nằm ngủ ở khách sạn "ngàn sao".
Trời mưa, lạnh, tôi mặc áo ấm, quấn khăn ngồi thu lu trong một chiếc lều dựng ngay cạnh Tháp Rùa. Nếu không có ánh đèn điện sáng trưng trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ hắt tới; không có tiếng rao bánh bao nóng phát ra từ chiếc loa của người bán rong từ phố Lê Thái Tổ vọng lại, nơi đây giống như một vùng ven hồ ở một miền quê nào đó.
Túp lều dã chiến này được dựng lên vào buổi tối để cho hai kỹ sư là Hà và Tuấn của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tạm nghỉ trong lúc trực máy lọc nước hồ. Nhiệm vụ của hai anh là trực máy lọc nước sạch từ nước hồ rồi bơm vào hai chiếc bồn nhựa với dung tích 5m3/bồn. Theo quy trình nước sạch từ hai bồn nói trên sẽ được bơm vào bể nuôi dưỡng Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Nhiệm vụ nói trên nằm trong một chuỗi các hoạt động của Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu chữa Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm do đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trưởng ban. Lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan làm thành viên.
Qua ánh sáng của ngọn đèn duy nhất trên tháp, chúng tôi thấy cán bộ kỹ thuật của Sở Xây dựng đã hoàn thành cơ bản việc dọn dẹp vệ sinh chung quanh tháp; tháo các trụ đèn chiếu sáng tháp vì các trụ này cản trở việc Cụ Rùa bò trên tháp; đắp các bao cát chung quanh chân Tháp Rùa, mở bốn đường dẫn Cụ Rùa lên tháp theo bốn phía. Cửa phía phố Hàng Khay được mở rộng, hai bên có hàng rào sắt ( cách nhau 10 mét ). Đây là khu vực dẫn Cụ Rùa vào trước khi đưa lên bể để chữa vết thương.
Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai năm loại lồng bắt rùa tai đỏ tập trung ở đền Ngọc Sơn đoạn đối diện với Nhà hàng Thủy Tạ. Mỗi ngày bắt từ sáu đến tám con rùa tai đỏ. Theo chúng tôi hiệu quả nhất là loại lồng làm bằng nan tre vừa có khả năng bắt rùa tai đỏ lên phơi nắng, vừa có khả năng bắt rùa tai đỏ ăn mồi dưới nước.
Mặc cho gió lạnh, và mưa, kỹ sư công nghệ sinh học Tuấn gần như cả đêm làm việc bên chiếc máy bơm, lọc nước. Thỉnh thoảng tôi thấy anh trèo lên nắp bồn, tháo hệ thống lọc để mang đi súc, rửa. Anh Tuấn cho biết, do lượng tảo trong nước hồ quá nhiều do vậy chỉ cần lọc nước một lúc là hệ thống lọc đặc quánh tảo, cho nên phải tháo ra mang đi súc, rửa.
Nhiệm vụ chính của anh Hà là phối hợp với cán bộ kỹ thuật Nhà máy đóng tàu Sông Hồng để lai dắt một chiếc bồn hình trụ, đường kính 5mét, cao 1,2 mét từ bờ phía đường Đinh Tiên Hoàng.
Khoảng hai giờ sáng một chiếc xe tải đặc chủng chở chiếc bể hình trụ đỗ tại khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội. Xe tải có cần trục do vậy việc chuyển bể từ xe xuống hồ rất nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến bờ hồ, không gây tiếng động lớn trong đêm khuya.
Từ trên tháp tôi có thể nhìn thấy phóng viên của Đài truyền hình TTXVN, Báo Điện tử Vietnamnet và nhiều báo khác đã trực cả đêm để có thể ghi lại hình ảnh chuyển bể xuống hồ.
Tôi cùng anh Hà, Đô, Quyền (người của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội), anh Phố, cán bộ kỹ thuật của Nhà máy Đóng tàu Sông Hồng, ngồi trên thuyền tham gia lai dắt bể ra Tháp Rùa bằng dây thừng. Một đầu dây buộc vào trụ trên Tháp Rùa, đầu còn lại ở trên bờ. Thuyền chúng tôi có nhiệm vụ dẫn hướng để các anh trên bể, kéo dây ( không dùng mái chèo ). Phía trên bờ có người cầm đầu dây, di chuyển theo hướng về phía cầu Thê Húc sao cho bồn không lao vào lưới ngăn cách khu vực đưa Cụ Rùa lên bờ.
Vừa trèo thuyền anh Phố vừa kể việc cán bộ kỹ thuật của công ty làm việc cật lực hơn năm ngày, đêm để chế tạo chiếc bồn đặc biệt này. Mệt, nhưng ai cũng vui vì mình góp được một phần nhỏ bé trong việc cứu chữa vết thương cho Cụ Rùa.
Bồn bằng sắt có đường đi chung quanh và ở giữa để cho cán bộ thú ý tiện chăm sóc Cụ Rùa. Bồn có cửa để dẫn Cụ vào và ra. Công việc lai, dắt và định vị bồn hoàn thành lúc gần bốn giờ sáng ngày 04-03-2011.
Chưa về ngay, cán bộ kỹ thuật của Nhà máy đóng tầu Sông Hồng còn ở lại để sơn lại những vết xước trên bể trong quá trình vận chuyển, làm vệ sinh sạch bên trong bể để sẵn sàng bơm nước sạch vào. Họ làm việc một cách cẩn trọng và tỷ mỷ.
Xong việc mấy anh em chúng tôi lại chui vào lều dã chiến để ngồi tránh những đợt gió và mưa lạnh. Tôi kể cho Tuấn và mọi người nghe lai lịch của Tháp Rùa, một số công trình lịch sử bên hồ. Tuấn lại nói cho tôi nghe về chuyện phong thủy, văn hóa xứ Đoài quê anh.
Khi anh Hà và Tuấn ra ngoài lều kiểm tra máy bơm, Quyền xem lại các thiết kế bể nuôi dưỡng Cụ trên máy tính xách tay. Tôi thu người vào một góc của lều, làm một giấc đến sáng.
Hà Hồng
Trời mưa, lạnh, tôi mặc áo ấm, quấn khăn ngồi thu lu trong một chiếc lều dựng ngay cạnh Tháp Rùa. Nếu không có ánh đèn điện sáng trưng trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ hắt tới; không có tiếng rao bánh bao nóng phát ra từ chiếc loa của người bán rong từ phố Lê Thái Tổ vọng lại, nơi đây giống như một vùng ven hồ ở một miền quê nào đó.
Túp lều dã chiến này được dựng lên vào buổi tối để cho hai kỹ sư là Hà và Tuấn của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tạm nghỉ trong lúc trực máy lọc nước hồ. Nhiệm vụ của hai anh là trực máy lọc nước sạch từ nước hồ rồi bơm vào hai chiếc bồn nhựa với dung tích 5m3/bồn. Theo quy trình nước sạch từ hai bồn nói trên sẽ được bơm vào bể nuôi dưỡng Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Nhiệm vụ nói trên nằm trong một chuỗi các hoạt động của Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu chữa Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm do đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trưởng ban. Lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan làm thành viên.
Qua ánh sáng của ngọn đèn duy nhất trên tháp, chúng tôi thấy cán bộ kỹ thuật của Sở Xây dựng đã hoàn thành cơ bản việc dọn dẹp vệ sinh chung quanh tháp; tháo các trụ đèn chiếu sáng tháp vì các trụ này cản trở việc Cụ Rùa bò trên tháp; đắp các bao cát chung quanh chân Tháp Rùa, mở bốn đường dẫn Cụ Rùa lên tháp theo bốn phía. Cửa phía phố Hàng Khay được mở rộng, hai bên có hàng rào sắt ( cách nhau 10 mét ). Đây là khu vực dẫn Cụ Rùa vào trước khi đưa lên bể để chữa vết thương.
Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai năm loại lồng bắt rùa tai đỏ tập trung ở đền Ngọc Sơn đoạn đối diện với Nhà hàng Thủy Tạ. Mỗi ngày bắt từ sáu đến tám con rùa tai đỏ. Theo chúng tôi hiệu quả nhất là loại lồng làm bằng nan tre vừa có khả năng bắt rùa tai đỏ lên phơi nắng, vừa có khả năng bắt rùa tai đỏ ăn mồi dưới nước.
Mặc cho gió lạnh, và mưa, kỹ sư công nghệ sinh học Tuấn gần như cả đêm làm việc bên chiếc máy bơm, lọc nước. Thỉnh thoảng tôi thấy anh trèo lên nắp bồn, tháo hệ thống lọc để mang đi súc, rửa. Anh Tuấn cho biết, do lượng tảo trong nước hồ quá nhiều do vậy chỉ cần lọc nước một lúc là hệ thống lọc đặc quánh tảo, cho nên phải tháo ra mang đi súc, rửa.
Nhiệm vụ chính của anh Hà là phối hợp với cán bộ kỹ thuật Nhà máy đóng tàu Sông Hồng để lai dắt một chiếc bồn hình trụ, đường kính 5mét, cao 1,2 mét từ bờ phía đường Đinh Tiên Hoàng.
Khoảng hai giờ sáng một chiếc xe tải đặc chủng chở chiếc bể hình trụ đỗ tại khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội. Xe tải có cần trục do vậy việc chuyển bể từ xe xuống hồ rất nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến bờ hồ, không gây tiếng động lớn trong đêm khuya.
Từ trên tháp tôi có thể nhìn thấy phóng viên của Đài truyền hình TTXVN, Báo Điện tử Vietnamnet và nhiều báo khác đã trực cả đêm để có thể ghi lại hình ảnh chuyển bể xuống hồ.
Tôi cùng anh Hà, Đô, Quyền (người của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội), anh Phố, cán bộ kỹ thuật của Nhà máy Đóng tàu Sông Hồng, ngồi trên thuyền tham gia lai dắt bể ra Tháp Rùa bằng dây thừng. Một đầu dây buộc vào trụ trên Tháp Rùa, đầu còn lại ở trên bờ. Thuyền chúng tôi có nhiệm vụ dẫn hướng để các anh trên bể, kéo dây ( không dùng mái chèo ). Phía trên bờ có người cầm đầu dây, di chuyển theo hướng về phía cầu Thê Húc sao cho bồn không lao vào lưới ngăn cách khu vực đưa Cụ Rùa lên bờ.
Vừa trèo thuyền anh Phố vừa kể việc cán bộ kỹ thuật của công ty làm việc cật lực hơn năm ngày, đêm để chế tạo chiếc bồn đặc biệt này. Mệt, nhưng ai cũng vui vì mình góp được một phần nhỏ bé trong việc cứu chữa vết thương cho Cụ Rùa.
Bồn bằng sắt có đường đi chung quanh và ở giữa để cho cán bộ thú ý tiện chăm sóc Cụ Rùa. Bồn có cửa để dẫn Cụ vào và ra. Công việc lai, dắt và định vị bồn hoàn thành lúc gần bốn giờ sáng ngày 04-03-2011.
Chưa về ngay, cán bộ kỹ thuật của Nhà máy đóng tầu Sông Hồng còn ở lại để sơn lại những vết xước trên bể trong quá trình vận chuyển, làm vệ sinh sạch bên trong bể để sẵn sàng bơm nước sạch vào. Họ làm việc một cách cẩn trọng và tỷ mỷ.
Xong việc mấy anh em chúng tôi lại chui vào lều dã chiến để ngồi tránh những đợt gió và mưa lạnh. Tôi kể cho Tuấn và mọi người nghe lai lịch của Tháp Rùa, một số công trình lịch sử bên hồ. Tuấn lại nói cho tôi nghe về chuyện phong thủy, văn hóa xứ Đoài quê anh.
Khi anh Hà và Tuấn ra ngoài lều kiểm tra máy bơm, Quyền xem lại các thiết kế bể nuôi dưỡng Cụ trên máy tính xách tay. Tôi thu người vào một góc của lều, làm một giấc đến sáng.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 313)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 347)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 838)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1195)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1131)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1138)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Người "Tràng An" trèo vào vườn cỏ lau hồng ở Hồ Gươm (Cập nhật: 14-4-2021 | Đã xem: 1522)
2. 'Liền anh, liền chị' tham gia biểu diễn híp- hốp (Cập nhật: 26-6-2009 | Đã xem: 5153)
3. Mưa giông (Cập nhật: 11-7-2013 | Đã xem: 7949)
4. Hội Báo xuân Mậu Tý 2008 (Cập nhật: 30-1-2008 | Đã xem: 5734)
5. "Bật mí" cách đỗ xe ô-tô ở Hồ Gươm (Cập nhật: 21-7-2017 | Đã xem: 4363)
6. Ngày ông Công, ông Táo về trời (Cập nhật: 27-1-2011 | Đã xem: 5115)
7. "Tuyết" xuất hiện ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 9-1-2015 | Đã xem: 5419)
8. Xiếc đi trên dây (Cập nhật: 9-6-2011 | Đã xem: 8687)
9. Hóng mát cùng chim vành khuyên (Cập nhật: 16-8-2008 | Đã xem: 24648)
10. Tết ông Công ông Táo năm 2016 (Cập nhật: 1-2-2016 | Đã xem: 4236)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .