Chuyên mục: Phóng sự - Tản mạn
Bản đồ phố cổ Hà Nội và vùng phụ cận
Cập nhật: 26-10-2008 | Đã xem: 8460
Nhân dịp kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng Thủ đô, tại Thư viện Quốc gia có cuộc Triển lãm “Bản đồ cổ Hà Nội và các vùng phụ cận” ( từ 13 đến 18-10). Bộ tư liệu quý với gần 60 bản đồ được xuất bản trong thời gian từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Triển lãm chia thành ba phần. Phần một gồm 19 bản đồ cổ, trong đó cổ nhất là bản vẽ từ năm 1873 của Phạm Đình Bách, và 18 bản khác rút ra từ cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” (niên đại 1886-1888). Mặc dù được vẽ ước lệ, nhưng những bản đồ này vẫn có giá trị phản ánh quang cảnh Thăng Long - Hà Nội thời bấy giờ.
Ấn tượng đầu tiên về bản đồ cổ nhất của nhà họa đồ Phạm Đình Bách là ở màu xanh mát mắt của những đầm, hồ... và mạng lưới sông ngòi. “Hà Nội, thành phố sông - hồ” hay “Thành phố vì hòa bình” mà chúng ta quen gọi đã được lý giải phần nào nhờ những tư liệu quý này.
Phần hai có số bản đồ phong phú nhất, niên đại 1883-1941, chủ yếu bằng tiếng Pháp với phương hướng, tỉ lệ rõ ràng, làm nổi bật nhiều biến đổi của Hà Nội ở thời kỳ này. “Hà Nội thật đa dạng với khu phố Tây quy hoạch kiểu ô vuông bàn cờ, đường rộng, nhà to; khu phố cổ mặc dù đã cải tạo, song vẫn là hình thức kiểu mạng nhện, chằng chéo nhau; lại có cả những quy hoạch không gian công cộng lớn...”.
Tấm bản đồ hoàn toàn bằng tiếng Việt có từ năm 1945 - thuộc phần thứ ba (1945-1965) - cho thấy rõ hơn những bước chuyển về diện mạo Hà Nội cũng như vùng phụ cận, chúng gián tiếp góp tiếng nói khẳng định vị thế đất nước. “Khi đất nước tuyên bố độc lập, tên các đường phố ngay lập tức được thay đổi và Việt hóa. Trong khi các phố ở khu phố cổ lấy lại tên cũ của chúng thì rất nhiều con đường được mở từ 1884 vốn mang tên Pháp nay phải thay thế, chỉ trừ phố Yersin”. Rõ ràng, việc đổi tên đường phố không chỉ là chuyện cái tên, nó chỉ có khi ta có nền độc lập đúng nghĩa.
Một điều thú vị nữa là bộ sưu tập này có cả những bản đồ xưa , mô tả những vùng đất mới sáp nhập về Hà Nội như tỉnh Sơn Tây (1919), tỉnh Hà Đông (1917) và nhiều vùng phụ cận khác như Bắc Ninh (1911)... Cùng với sự chú thích khá chi tiết, những tấm bản đồ nói được nhiều về bối cảnh đời sống, con người khi đó...
Rất nhiều người yêu mến Hà Nội đã đến đây xem và để lại bút tích ghi cảm tưởng của mình về cuộc triển lãm.
Sinh viên Vương Thị Hồng (Trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thái Bình) nói lên cảm nhận của mình: “ Tôi Là một người con từ nam ra bắc học tập. Hôm đặt chân lên Hà Nội, tôi thấy mọi thứ đều xa lạ. Nhưng sau 1,5 năm học tập ngoài này, tôi đã khám phá nhiều điều thú vị của một vùng, một lãnh thổ. Hôm nay tôi đến đây được chiêm ngưỡng những bản đồ cổ của Hà Nội. Tôi như đang đi sâu hơn vào nền văn hoá nước nhà. Tôi thay mặt mọi người xin chân thành cảm ơn ban tổ chức triển lãm đã khơi dạy những tinh hoa văn hoá của dân tộc, dường như sắp đi vào quên lãng”
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc :” Tôi rất vui mừng vì được đọc lại nhiều bản đồ cổ về Hà Nội. Đọc chứ không phải là xem. Vì từ những tấm bản đồ này làm xao động trong tâm hồn tôi những cơ tầng xã hội cách đây hằng trăm năm. Cám ơn Thư viện Quốc gia và các bạn Pháp đã tổ chức triển lãm này “./.
Triển lãm chia thành ba phần. Phần một gồm 19 bản đồ cổ, trong đó cổ nhất là bản vẽ từ năm 1873 của Phạm Đình Bách, và 18 bản khác rút ra từ cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” (niên đại 1886-1888). Mặc dù được vẽ ước lệ, nhưng những bản đồ này vẫn có giá trị phản ánh quang cảnh Thăng Long - Hà Nội thời bấy giờ.
Ấn tượng đầu tiên về bản đồ cổ nhất của nhà họa đồ Phạm Đình Bách là ở màu xanh mát mắt của những đầm, hồ... và mạng lưới sông ngòi. “Hà Nội, thành phố sông - hồ” hay “Thành phố vì hòa bình” mà chúng ta quen gọi đã được lý giải phần nào nhờ những tư liệu quý này.
Phần hai có số bản đồ phong phú nhất, niên đại 1883-1941, chủ yếu bằng tiếng Pháp với phương hướng, tỉ lệ rõ ràng, làm nổi bật nhiều biến đổi của Hà Nội ở thời kỳ này. “Hà Nội thật đa dạng với khu phố Tây quy hoạch kiểu ô vuông bàn cờ, đường rộng, nhà to; khu phố cổ mặc dù đã cải tạo, song vẫn là hình thức kiểu mạng nhện, chằng chéo nhau; lại có cả những quy hoạch không gian công cộng lớn...”.
Tấm bản đồ hoàn toàn bằng tiếng Việt có từ năm 1945 - thuộc phần thứ ba (1945-1965) - cho thấy rõ hơn những bước chuyển về diện mạo Hà Nội cũng như vùng phụ cận, chúng gián tiếp góp tiếng nói khẳng định vị thế đất nước. “Khi đất nước tuyên bố độc lập, tên các đường phố ngay lập tức được thay đổi và Việt hóa. Trong khi các phố ở khu phố cổ lấy lại tên cũ của chúng thì rất nhiều con đường được mở từ 1884 vốn mang tên Pháp nay phải thay thế, chỉ trừ phố Yersin”. Rõ ràng, việc đổi tên đường phố không chỉ là chuyện cái tên, nó chỉ có khi ta có nền độc lập đúng nghĩa.
Một điều thú vị nữa là bộ sưu tập này có cả những bản đồ xưa , mô tả những vùng đất mới sáp nhập về Hà Nội như tỉnh Sơn Tây (1919), tỉnh Hà Đông (1917) và nhiều vùng phụ cận khác như Bắc Ninh (1911)... Cùng với sự chú thích khá chi tiết, những tấm bản đồ nói được nhiều về bối cảnh đời sống, con người khi đó...
Rất nhiều người yêu mến Hà Nội đã đến đây xem và để lại bút tích ghi cảm tưởng của mình về cuộc triển lãm.
Sinh viên Vương Thị Hồng (Trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thái Bình) nói lên cảm nhận của mình: “ Tôi Là một người con từ nam ra bắc học tập. Hôm đặt chân lên Hà Nội, tôi thấy mọi thứ đều xa lạ. Nhưng sau 1,5 năm học tập ngoài này, tôi đã khám phá nhiều điều thú vị của một vùng, một lãnh thổ. Hôm nay tôi đến đây được chiêm ngưỡng những bản đồ cổ của Hà Nội. Tôi như đang đi sâu hơn vào nền văn hoá nước nhà. Tôi thay mặt mọi người xin chân thành cảm ơn ban tổ chức triển lãm đã khơi dạy những tinh hoa văn hoá của dân tộc, dường như sắp đi vào quên lãng”
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc :” Tôi rất vui mừng vì được đọc lại nhiều bản đồ cổ về Hà Nội. Đọc chứ không phải là xem. Vì từ những tấm bản đồ này làm xao động trong tâm hồn tôi những cơ tầng xã hội cách đây hằng trăm năm. Cám ơn Thư viện Quốc gia và các bạn Pháp đã tổ chức triển lãm này “./.
TIN MỚI NHẤT
1. Dân khổ sở vì giấy đi đường (Cập nhật: 19-9-2021 | Đã xem: 1768)
2. Ngõ tôi có F1 (Cập nhật: 12-9-2021 | Đã xem: 2581)
3. Ước gì! (Cập nhật: 4-9-2021 | Đã xem: 1857)
4. “Kén cá, chọn canh” (Cập nhật: 4-9-2021 | Đã xem: 403)
5. Ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội (Cập nhật: 28-7-2021 | Đã xem: 1793)
6. “Chợ sấu” phố Phan Đình Phùng (Cập nhật: 18-7-2021 | Đã xem: 446)
7. “Cây đinh” (Cập nhật: 18-7-2021 | Đã xem: 462)
8. Hàng xôi Huyền, Hải (Cập nhật: 2-7-2020 | Đã xem: 2126)
9. Chuyện về những bức ảnh xưa, cũ (Cập nhật: 28-5-2019 | Đã xem: 2875)
10. Lễ rước Xá Lợi Phật (Cập nhật: 31-5-2018 | Đã xem: 4558)
11. 12 ngày Điện Biên Phủ trên không (Cập nhật: 4-1-2018 | Đã xem: 3641)
CÁC TIN KHÁC
1. Lễ rước Xá Lợi Phật (Cập nhật: 31-5-2018 | Đã xem: 4558)
2. Khaisilk đánh lừa người tiêu dùng trong suốt 30 năm (Cập nhật: 31-10-2017 | Đã xem: 3979)
3. Có bốn người Việt Nam ở Kenya và cả bốn người đều là con gái Hà Nội (Cập nhật: 14-9-2013 | Đã xem: 7864)
4. Nhóm ảnh: Tết Trung thu phố cổ (Cập nhật: 19-9-2013 | Đã xem: 6219)
5. Thiện, khiết, hoà, vọng (Cập nhật: 13-2-2008 | Đã xem: 5851)
6. Chùa Báo Ân (Cập nhật: 29-10-2012 | Đã xem: 10102)
7. Từ Tả Vọng đình đếnTháp Rùa ngày nay (Cập nhật: 23-9-2012 | Đã xem: 10644)
8. Người thết kế, tổ chức thi công cầu Thê Húc năm 1954 (Cập nhật: 30-3-2008 | Đã xem: 9890)
9. Giải pháp hữu hiệu chống "tiểu đường" (Cập nhật: 21-12-2008 | Đã xem: 7624)
10. Đại tướng luôn sống trong lòng mỗi người dân (Cập nhật: 13-10-2013 | Đã xem: 8143)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .