Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Đường phố Hà Nội thông thoáng hơn
Cập nhật: 20-2-2012 | Đã xem: 7407
Ngày 16-2, Hà Nội đồng loạt thực hiện lệnh cấm trông giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường tại 262 tuyến phố. Trong đó có 95 tuyến đường phố cấm hoàn toàn việc tổ chức trông giữ phương tiện (cả dưới lòng đường và trên vỉa hè), còn 167 tuyến đường phố vẫn được tổ chức trông giữ xe trên hè phố. Theo ghi nhận của chúng tôi ngay trong ngày đầu thực hiện đã cho kết quả: đường thông thoáng hơn nhiều.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong tờ trình về quy hoạch các điểm trông giữ xe mà sở gửi lên thành phố gồm hai phần: Phần thứ nhất là đề nghị các tuyến phố được tổ chức trông giữ phương tiện; phần thứ hai là các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương tiện. Tuy nhiên thành phố chỉ ra quyết định cấm trông giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường tại 262 tuyến phố.
Theo chúng tôi đây là biện pháp “ cực đoan” trong hoàn cảnh cụ thể nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tức là lấy mục đích thông thoáng đường phố làm đầu. Bảo đảm chỗ trông giữ xe tính sau.
Ngay sau khi lệnh cấm nói trên có hiệu lực, chúng tôi đã đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm và thấy được hiệu quả của lệnh cấm: đường quang đãng như trong những ngày Tết âm lịch.
Khu vực trông giữ xe trước cửa Bưu điện Hà Nội đã không còn bãi giữ xe. Người đi trên vỉa hè thoải mái không còn phải uốn éo người, tránh xe như trước nữa. Dọc vỉa hè phố Bảo Khánh giáp tường rào báo Nhân Dân, không còn xe máy trên vỉa hè và ô - tô dưới lòng đường.Phía trước Nhà Khai trí Tiến Đức cũ cũng không còn bãi trông xe nữa.
Đoạn đường đôi phố Đinh Tuyên Hoàng tuy không còn cảnh hai hàng xe ô-tô đỗ ở đây nữa, nhưng chúng tôi vẫn thấy biển trông giữ xe đặt ngang nhiên tại đây. Hai chiếc ô- tô đỗ trên phố Hàng Trống đối diện với Báo Nhân Dân đã bị xe cảnh sát chở đi sau một hồi thông báo không thấy chủ xe ra trình diện.
Trong số 167 tuyến phố không cấm để xe trên vỉa hè trên có những tuyến phố trung tâm nhất Hà Nội, đó là Hàng Ngang, Hàng Đường và Hàng Đào. Tại ba tuyến phố nói trên, từ lâu dư luận đã bức xúc trước hiện tượng "không được để xe trên vỉa hè, đưa hết xuống lòng đường". Khi dư luận có ý kiến, đơn vị trông giữ xe có "sáng kiến" dựng xe một nửa thân xe trên hè và nửa dưới lòng đường... Với quy định trên, việc trông giữ xe trên vỉa hè tại 3 tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Đào cùng nhiều điểm trông giữ xe trên vỉa hè các tuyến phố khác "đương nhiên" là hợp pháp ( ? ).
Tại buổi lễ phát động ra quân kiểm tra xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng liên ngành thành phố (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự...), Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Nguyễn Quốc Hùng nói một cách hình ảnh rằng: Việc cấm tổ chức trông giữ phương tiện trên 262 tuyến phố hay phương án đổi giờ trước đó chỉ là một vị thuốc trong thang thuốc để chữa căn bệnh giao thông của Thủ đô, mỗi vị đều có tác dụng riêng của nó.
Chúng tôi ghi nhận “ hai vị thuốc” nói trên đã phát huy hiệu quả trong việc làm cho đường thông thoáng hơn, tuy vậy do thực hiện một cách “ cực đoan” cho nên nhiều người dân gặp khó khăn. Nhu cầu của người dân đi vào khu trung tâm làm việc, mua bán, thăm quan du lịch là chính đáng. Việc cấm chỗ đỗ xe, trông xe trong trung tâm mà chưa có chỗ thay thế là không khoa học và thiếu tính bền vững.
Nhiều cửa hàng, quán ăn vắng khách vì đơn giản khách muốn đến nhưng không có chỗ đỗ xe. Nhiều điểm trông giữ xe tự phát ( trông trong ngõ, hẻm), mọc lên, vớ bẫm vì tăng giá thoải mái vẫn có người đến gửi.
Theo chúng tôi, thành phố đã ra quyết định “ cực đoan” trong việc cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố, thì cũng có thể ra được quyết định “ cực đoan “: chưng dụng một cơ sở nào đó, hoặc xây dựng cấp tốc nhà khung thép cao tầng để xe trong khu vực trung tâm.... có như vậy đường vừa thông hè vừa thoáng, hoạt động kinh doanh, du lịch, sinh hoạt của người dân không bị ảnh hưởng nhiều. Thành phố vẫn có nguồn để thu thuế.
Hà Hồng
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong tờ trình về quy hoạch các điểm trông giữ xe mà sở gửi lên thành phố gồm hai phần: Phần thứ nhất là đề nghị các tuyến phố được tổ chức trông giữ phương tiện; phần thứ hai là các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương tiện. Tuy nhiên thành phố chỉ ra quyết định cấm trông giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường tại 262 tuyến phố.
Theo chúng tôi đây là biện pháp “ cực đoan” trong hoàn cảnh cụ thể nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tức là lấy mục đích thông thoáng đường phố làm đầu. Bảo đảm chỗ trông giữ xe tính sau.
Ngay sau khi lệnh cấm nói trên có hiệu lực, chúng tôi đã đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm và thấy được hiệu quả của lệnh cấm: đường quang đãng như trong những ngày Tết âm lịch.
Khu vực trông giữ xe trước cửa Bưu điện Hà Nội đã không còn bãi giữ xe. Người đi trên vỉa hè thoải mái không còn phải uốn éo người, tránh xe như trước nữa. Dọc vỉa hè phố Bảo Khánh giáp tường rào báo Nhân Dân, không còn xe máy trên vỉa hè và ô - tô dưới lòng đường.Phía trước Nhà Khai trí Tiến Đức cũ cũng không còn bãi trông xe nữa.
Đoạn đường đôi phố Đinh Tuyên Hoàng tuy không còn cảnh hai hàng xe ô-tô đỗ ở đây nữa, nhưng chúng tôi vẫn thấy biển trông giữ xe đặt ngang nhiên tại đây. Hai chiếc ô- tô đỗ trên phố Hàng Trống đối diện với Báo Nhân Dân đã bị xe cảnh sát chở đi sau một hồi thông báo không thấy chủ xe ra trình diện.
Trong số 167 tuyến phố không cấm để xe trên vỉa hè trên có những tuyến phố trung tâm nhất Hà Nội, đó là Hàng Ngang, Hàng Đường và Hàng Đào. Tại ba tuyến phố nói trên, từ lâu dư luận đã bức xúc trước hiện tượng "không được để xe trên vỉa hè, đưa hết xuống lòng đường". Khi dư luận có ý kiến, đơn vị trông giữ xe có "sáng kiến" dựng xe một nửa thân xe trên hè và nửa dưới lòng đường... Với quy định trên, việc trông giữ xe trên vỉa hè tại 3 tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Đào cùng nhiều điểm trông giữ xe trên vỉa hè các tuyến phố khác "đương nhiên" là hợp pháp ( ? ).
Tại buổi lễ phát động ra quân kiểm tra xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng liên ngành thành phố (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự...), Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Nguyễn Quốc Hùng nói một cách hình ảnh rằng: Việc cấm tổ chức trông giữ phương tiện trên 262 tuyến phố hay phương án đổi giờ trước đó chỉ là một vị thuốc trong thang thuốc để chữa căn bệnh giao thông của Thủ đô, mỗi vị đều có tác dụng riêng của nó.
Chúng tôi ghi nhận “ hai vị thuốc” nói trên đã phát huy hiệu quả trong việc làm cho đường thông thoáng hơn, tuy vậy do thực hiện một cách “ cực đoan” cho nên nhiều người dân gặp khó khăn. Nhu cầu của người dân đi vào khu trung tâm làm việc, mua bán, thăm quan du lịch là chính đáng. Việc cấm chỗ đỗ xe, trông xe trong trung tâm mà chưa có chỗ thay thế là không khoa học và thiếu tính bền vững.
Nhiều cửa hàng, quán ăn vắng khách vì đơn giản khách muốn đến nhưng không có chỗ đỗ xe. Nhiều điểm trông giữ xe tự phát ( trông trong ngõ, hẻm), mọc lên, vớ bẫm vì tăng giá thoải mái vẫn có người đến gửi.
Theo chúng tôi, thành phố đã ra quyết định “ cực đoan” trong việc cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố, thì cũng có thể ra được quyết định “ cực đoan “: chưng dụng một cơ sở nào đó, hoặc xây dựng cấp tốc nhà khung thép cao tầng để xe trong khu vực trung tâm.... có như vậy đường vừa thông hè vừa thoáng, hoạt động kinh doanh, du lịch, sinh hoạt của người dân không bị ảnh hưởng nhiều. Thành phố vẫn có nguồn để thu thuế.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 312)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 835)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Chuyện lạ với biển số xe máy 1418 (Cập nhật: 6-11-2011 | Đã xem: 8502)
2. Đời ghế đá thứ tư (Cập nhật: 12-4-2009 | Đã xem: 8896)
3. Chụp ảnh hoa lộc vừng (Cập nhật: 30-5-2010 | Đã xem: 7946)
4. 20 năm Hà Nội - "Thành phố vì hòa bình" (Cập nhật: 15-7-2019 | Đã xem: 3134)
5. Mồng một Tết Canh Tý (Cập nhật: 25-1-2020 | Đã xem: 1783)
6. Tấm thẻ căn cước minh chứng mình là người Hà Nội (Cập nhật: 2-10-2008 | Đã xem: 6015)
7. Tăngthu hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm từ khi tổ chức tuyến phố đi bộ chung quanh Hồ Gươm (Cập nhật: 18-9-2018 | Đã xem: 2520)
8. Chảo nước nóng hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 20-6-2010 | Đã xem: 5685)
9. Thương thay một kiếp người vài ngày tuổi (Cập nhật: 19-7-2014 | Đã xem: 7218)
10. E-va làm xiếc (Cập nhật: 6-8-2012 | Đã xem: 5516)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .