Chuyên mục: Những người Bạn
Người treo loa ở hồ Hoàn Kiếm vào ngày 9 -10-1954, đã ra đi !
Cập nhật: 29-4-2012 | Đã xem: 6328
Ngày 19-4-2012, nhà báo, nhà thơ Hà Huy Hòe ( tức Ngô Thi ) đã ra đi, thọ 85 tuổi.
Nhà báo Ngô Thi lúc 17 tuổi đã tham gia Đoàn thanh niên Cứu quốc, cùng nhân dân đi biểu tình giành chính quyền tại quê nhà xã Đức Thọ, huyện Đức Tùng, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 17-8-1945. Sau một thời gian công tác trong ngành công an, đầu năm 1954, nhà báo Ngô Thi về công tác tại Ban tuyên huấn Hà Nội. Tại đây nhà báo Ngô Thi đảm nhận cương vị tổ trưởng tổ tuyên truyền xung phong, kiêm biên tập viên tờ Tin Tức của Ủy ban Quân chính Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Thành Lê ( sau này là Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân ) phụ trách tờ Tin Tức.
Vào những ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, nhà báo Ngô Thi được giao nhiệm vụ về thành phố Nam Định để mua bốn chiếc loa. Bốn chiếc loa này được treo chung quanh hồ Hoàn Kiếm, ngày 9-10-1954. Trung tâm đặt đài phát thanh trên tầng hai của Nhà hàng Thủy Tạ hiện nay. Trước đó nhà báo Ngô Thi đã ngồi trên chiếc xe ô-tô con, bên trên có gắn chiếc loa lớn, đi dọc theo các phố để đọc thông báo của Ủy ban Quân chính Hà Nội: đại quân ta chuẩn bị vào tiếp quản thủ đô. Người dân Hà Nội khi nghe thấy tiếng loa đã đổ ra đường, vây kín vòng trong, vòng ngoài. Họ muốn nghe rõ hơn những hoạt động chính của đại quân khi vào tiếp quản thủ đô.
Nhà báo Ngô Thi về công tác tại Báo Nhân Dân ngày 20-10-1954, đúng vào ngày Báo Nhân Dân xuất bản hằng ngày. Từ đó cho đến năm 2003, nhà báo Ngô Thi liên tục công tác tại báo Nhân Dân. Sau thời gian về hưu, nhà báo Ngô Thi được mời làm cộng tác viên của ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng và tờ Nội san Người làm báo Nhân Dân. Đối với nhà báo Ngô Thi mảnh đất dưới gốc cây đa 71 phố Hàng Trống, lưu giữ nhiều kỷ niệm trong cuộc đời làm báo Đảng của mình.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tại tầng một tòa nhà hai tầng ( nay là trụ sở Ngân hang ANZ thuê ) là phòng làm việc của Ban Quốc tế. Hồi đó Nhà báo Ngô Thi công tác tại Ban Quốc tế và có vinh dự lớn được biên tập tin phục vụ Bác Hồ. Nhà báo Ngô Thi đã nhiều lần được đi tháp tùng làm tin về Bác Hồ khi Bác tiếp các nguyên thủ quốc quốc gia, các vị lãnh đạo, các em thiếu nhi, cũng như dự các hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam, họp tại Hà Nội.
Trong nhiều năm, nhà báo Ngô Thi được Ban biên tập Báo Nhân Dân cử làm nhiệm vụ biên tập tin trong nước, để mỗi tuần trình lên Bác ba bốn trang đánh máy. Đó là những dòng ngắn gọn, mà trọng tâm là nêu bật gương người tốt việc tốt “để Bác xét thưởng huy hiệu”, và tin phòng chống thiên tai “ để nông dân ta biết mà phòng tránh “. Nhà báo Ngô Thi là người rất chú ý việc lưu dữ tài liệu, nhưng cũng không lưu được bản thảo nào đã biên tập tin phục vụ Bác vì theo yêu cầu bảo mật.
Cứ vào dịp Tết đến xuân về gia đình nhà báo Ngô Thi và nhiều gia đình của các cán bộ khác được Bác Hồ mời vào Phủ Chủ tịch để chúc tết. Đó là một trong phần thưởng quý giá nhất của nhà báo Ngô Thi, trong nửa thế kỷ công tác ở báo Đảng. Đêm giao thừa năm nào nhà báo Ngô Thi cũng cùng vợ và các con đi dạo chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Vào thời điểm gần đến 12 giờ. cả gia đình lại đứng dưới chiếc loa công cộng treo gần Câu lạc bộ Thống nhất ( nhà Khai trí Tiến Đức cũ ) để nghe Bác hồ đọc thơ, chúc Tết.
Vào những năm giặc Mỹ mở đợt ném bom phá hoại miền bắc, nhà báo Ngô Thi được giao nhiệm vụ là trưởng phòng kỹ thuật thông tin trong đó có Đài điện báo ( tín hiệu morse ). Cục Điện báo T Ư ( CP16 ) đã cấp cho Đài điện báo một ô-tô chuyên dụng trang bị đầy đủ máy thu phát tín hiệu di tần, máy thu phát morse , máy nổ. Chiếc xe chuyên dụng đó được đặt trong vườn cây nhãn cạnh gốc đa Báo Nhân Dân.
Thông qua các thiết bị thu phát hiện đại thời bấy giờ, nhà báo Ngô Thi là người đầu tiên của báo nhận được thông tin bằng tiếng Anh từ Hãng AP và Reuter về lễ ký chính thức hiệp định Pa-ri về Việt Nam, lúc 1 giờ 35 phút, ngày 28-1-1973. Ngay sau đó nhà báo Ngô Thi đã báo cáo với đồng chí Ủy viên Ban biên tập Lê Điền đang trực xuất bản hôm đó. Tổng biên tập Hoàng Tùng chỉ thị : “ Sang ngay TTXVN làm tin “. Sáng 28-1-1973, trên trang nhất Báo Nhân Dân đã đăng Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ với đầu đề chữ to, mầu đỏ, chạy suốt trang : “ Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành thắng lợi vĩ đại. Hiệp định Pa- ri đã được ký kết chính thức. Từ 7 giờ sáng nay, chiến tranh chấm dứt ở cả hai miền nước ta”.
Công tác tại ban Thư Ký, nhà báo Ngô Thi đã nhiều lần được Ban biên tập giao nhiệm vụ “ tỉnh táo “ những hôm báo có trang đặc biệt như các kỳ Đại hội Đảng hoặc những ngày lễ lớn. Người nhận nhiệm vụ “ tỉnh táo “ có trách nhiệm phải đọc lại lần cuối tất cả các bài viết, chú thích ảnh, sau khi đã được tổng biên tập ký và đưa đi in báo. Không chỉ kiểm tra lại chính tả, câu cú mà còn chú ý đến nội dung.
Vào hai giờ sáng ngày 19-5-1990, nhà báo Ngô Thi mới đọc hết bốn trang báo và phát hiện chữ: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh “ in sai dấu. Ngay lập tức nhà báo Ngô Thi gặp Giám đốc nhà in Lê Thành đề nghị cho sửa lại trước khi in. Khi đến khu vực in , Giám đốc Lê Thành nói: “ Đã in hai vạn tờ không dừng lại được”. Thấy đây là lỗi cực lớn nếu báo xuất bản, nhà báo Ngô Thi đã gọi điện xin chỉ thị của đồng chí Tổng biên tập lúc bấy giờ là Hồng Hà. Mặc dù lúc đó đã hơn hai giờ sáng, Tổng biên tập Hồng Hà ra lệnh: “ Dừng ngay máy, in lại toàn bộ “.
Ngày nay đứng từ hồ Hoàn Kiếm nhìn vào gốc đa, chúng ta thấy phía trước cây đa là một vườn cỏ. Trước đó nơi đây là một phòng họp to của cả cơ quan. Phòng họp này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Báo Nhân Dân. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Trinh mỗi lần đến thăm báo lại có buổi nói chuyện với tập thể phóng viên báo Đảng. Trong mỗi lần họp như vậy nhà báo Ngô Thi thường ngồi bàn đầu cùng các đồng chí lãnh đạo của báo như Hoàng Tùng, Quang Đạm, Hồng Hà, Thép Mới.... nhiệm vụ của nhà báo Ngô Thi là ghi tốc ký, rồi dịch ra và đánh máy thành tài liệu học tập phổ biến trong toàn cơ quan.
Hồi đó máy ghi âm rất ít, không phổ biến như bây giờ. Do vậy ghi tốc ký là biện pháp hiệu quả để ghi kịp lời nói của các đồng chí lãnh đạo. Trong thời gian những năm 70, 80 của thế kỷ trước nhà báo Ngô Thi đã mở nhiều lớp dạy viết tốc ký cho anh em phóng viên của báo. Nhà báo Ngô Thi là một trong những thầy dạy viết tốc ký cuối cùng ở nước ta.
Nhà báo Huy Thịnh, nguyên Trưởng ban Quốc tế Báo Nhân Dân kể lại: ( Tốc ký- vũ khí lợi hại của một thời. Nội san số 4-Quý 4-2011 ): Tháng 2-1980, tôi và anh Phạm Kim ( phóng viên ảnh ) được cử đi Hải Phòng để phản ánh chuyến tầu chở hàng viện trợ đầu tiên do nhân dân Liên Xô thu được “ trong Ngày lao động thứ bảy cộng sản chủ nghĩa “... Hồi đó từ cơ quan thường trú ở Hải Phòng về tòa soạn không có đường dây Telex cho nên tôi phải hoàn thành bài viết trước 19 giờ, sau đó đọc bài viết cho anh Ngô Thi được phân công trực ở ban Thư Ký ghi tốc ký, cho đánh máy để duyệt lên ma-két... Viết xong bài nghi nhanh, tôi quay điện thoại về tòa soạn ở Hà Nội, và đọc bài viết để thầy Ngô Thi ghi lại bằng tốc ký ... Đó là những kỷ niệm nhỏ nhưng không bao giờ quên của tôi trong thời làm báo thiếu nhiều phương tiện, nhưng tinh thần vượt khó của người làm báo Nhân Dân với phương tiện thô sơ có sẵn như tốc ký, đã giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Đầu những năm 70, khi mới có đài truyền hình Việt Nam, nhà báo Ngô Thi được giao thêm nhiệm vụ phụ trách chiếc ti-vi nép-tuyn ( Ba lan ) đầu tiên của báo. Mặc dù thời đó hình ảnh đen trằng, nhiễu nhiều, xem nhức mắt, nhưng đối với mọi người đó là một sự kiện trọng đại. Vào dịp đón xuân hằng trăm người kể cả phóng viên, người nhà, tụ tập tại hội trường dưới gốc cây đa để xem chương trình Tết của Đài truyền hình Việt Nam. Có năm, Đài truyền hình Việt Nam cử phóng viên đến quay cảnh cán bộ nhân viên báo Nhân Dân xem truyền hình.
Bên cạnh đền Bà Kiệu có một nhà để tấm bia Giáo sỹ Bá – đa - lộc, người tạo ra chữ viết ngày nay. Sau này tấm bia đó đã bị dỡ đi. Vào những năm 70 của thế kỷ trước nơi đây cũng đặt một chiếc ti-vi nép-tuyn giống như của báo Nhân Dân.
Năm 1972, nhà của nhà báo Ngô Thi ở ngõ Lý Thường Kiệt bị bom Mỹ phá hỏng, ông và gia đình phải dọn đến ở nhà để xe trong khuôn viên báo Nhân Dân. Nhà để xe, dưới hai cây xoài to, nằm sát tường rào đối diện với gốc đa, nhìn từ hồ vào. Có người nói rằng khoảng cách giữa hai cây xoài to đó ngày xưa chính là con đường dẫn vào Trường Hồ Đình của TS Vũ Tông Phan.
Sau khi nghỉ hưu, ông được mời ở lại làm việc cho ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng và Nội san Người Làm báo Nhân Dân. Lúc đó phòng họp dưới gốc đa được chuyển đổi mục đích, trong đó có phòng làm việc của tờ ấn phẩm Nhân Dân Hằng tháng.
Trước khi đi bệnh viện, Nhà báo Ngô Thi đã kịp biên tập xong bản thảo cuốn sách : “Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ “. Cuốn sách đó tập hợp hơn 190 bài báo, bài thơ, câu đối viết về Bác, được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, trước khi nhà báo Ngô Thi mất khoảng hai tuần. Trong cuốn sách đó có bức ảnh bác Hồ dắt một đoàn cháu nhỏ con của cán bộ, phóng viên báo Đảng, đi sát tường rào đối diện với cây đa.
Nhìn thấy cuốn sách, đứa con tinh thần cuối cùng của mình, mắt nhà báo Ngô Thi rưng rưng, đó là tài sản ông để lại cho các con, các cháu, bạn bè đồng nghiệp. Nhà báo Ngô Thi cảm ơn Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia đã hoàn thành cuốn sách trong thời gian kỷ lục, khoảng một tháng, khi có cán bộ biên tập của nhà xuất bản đến thăm. Nhà báo Ngô Thi dặn các con mang sách đến biếu các đồng chí lãnh đạo báo Nhân Dân qua các thời kỳ, đồng nghiệp trong tổ hưu, CLB thơ trào phúng Hà Nội (nơi hơn 20 năm, ông tham gia ban chủ nhiệm), Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Đảng ủy, UBND phường Trần Hưng Đạo, chi bộ khu phố ( nơi nhiều năm ông làm bí thư chi bộ ).
Trong lời nói đầu của cuốn sách, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T Ư Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tich Hội Nhà báo Việt Nam viết: “ Tác phẩm Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ của đồng chí Ngô Thi như một lẵng hoa thơm kính dâng lên Bác, với tâm nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nhà báo Nguyễn Cường có bài viết trên Báo Nhân Dân, ngày 4-4-2012, nhan đề “ Hồi ức và những kỷ niệm của một nhà báo chuyên biên tập tin phục vụ Bác Hồ : “ Cả cuộc đời làm báo của mình, nhà báo Ngô Thi luôn noi theo tấm gương đạo đức của Người. Sau này khi Bác Hồ đã đi xa ông vẫn tiếp tục làm việc của một biên tập viên, viết báo, đọc hiệu đính bản thảo các trang báo sắp in và làm thơ. Ngay cả khi đã về hưu, ông vẫn cặm cụi với công việc âm thầm đó, vừa dày công sưu tập các tư liệu về Bác Hồ với mong muốn để các thế hệ hôm nay cũng như sau này thêm hiểu, thêm yêu vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và noi theo tấm gương đạo đức của Người “.
Khi biết tin nhà báo Ngô Thi không còn nữa, nhà báo Thọ Cao ( nguyên phóng viên của Báo Hà Nội Mới ) đã có bài viết đăng trên Báo Hà Nội Mới: “ Nhớ Ngô Thi, nhà báo, nhà thơ tài hoa “, ngày 22-04-2012.
Duyên nợ đã gắn cuộc đời của nhà báo Ngô Thi với hồ Hoàn Kiếm và mảnh đất 71 Hàng Trống nơi có cây đa cổ thụ, hơn nửa thế kỷ, kể từ năm 1954, năm nhà báo Ngô Thi treo bốn chiếc loa phát thanh chung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Hà Hồng
Nhà báo, nhà thơ Ngô Thi ( 1928-2012 )
Nhà báo Ngô Thi lúc 17 tuổi đã tham gia Đoàn thanh niên Cứu quốc, cùng nhân dân đi biểu tình giành chính quyền tại quê nhà xã Đức Thọ, huyện Đức Tùng, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 17-8-1945. Sau một thời gian công tác trong ngành công an, đầu năm 1954, nhà báo Ngô Thi về công tác tại Ban tuyên huấn Hà Nội. Tại đây nhà báo Ngô Thi đảm nhận cương vị tổ trưởng tổ tuyên truyền xung phong, kiêm biên tập viên tờ Tin Tức của Ủy ban Quân chính Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Thành Lê ( sau này là Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân ) phụ trách tờ Tin Tức.
Nhà báo Ngô Thi tại Vân Đình năm 1950
Vào những ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, nhà báo Ngô Thi được giao nhiệm vụ về thành phố Nam Định để mua bốn chiếc loa. Bốn chiếc loa này được treo chung quanh hồ Hoàn Kiếm, ngày 9-10-1954. Trung tâm đặt đài phát thanh trên tầng hai của Nhà hàng Thủy Tạ hiện nay. Trước đó nhà báo Ngô Thi đã ngồi trên chiếc xe ô-tô con, bên trên có gắn chiếc loa lớn, đi dọc theo các phố để đọc thông báo của Ủy ban Quân chính Hà Nội: đại quân ta chuẩn bị vào tiếp quản thủ đô. Người dân Hà Nội khi nghe thấy tiếng loa đã đổ ra đường, vây kín vòng trong, vòng ngoài. Họ muốn nghe rõ hơn những hoạt động chính của đại quân khi vào tiếp quản thủ đô.
Nhà báo Ngô Thi về công tác tại Báo Nhân Dân ngày 20-10-1954, đúng vào ngày Báo Nhân Dân xuất bản hằng ngày. Từ đó cho đến năm 2003, nhà báo Ngô Thi liên tục công tác tại báo Nhân Dân. Sau thời gian về hưu, nhà báo Ngô Thi được mời làm cộng tác viên của ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng và tờ Nội san Người làm báo Nhân Dân. Đối với nhà báo Ngô Thi mảnh đất dưới gốc cây đa 71 phố Hàng Trống, lưu giữ nhiều kỷ niệm trong cuộc đời làm báo Đảng của mình.
Nhà báo Ngô Thi lao động trên
Công trường thủy nông Bắc Hưng Hải, năm 1958
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tại tầng một tòa nhà hai tầng ( nay là trụ sở Ngân hang ANZ thuê ) là phòng làm việc của Ban Quốc tế. Hồi đó Nhà báo Ngô Thi công tác tại Ban Quốc tế và có vinh dự lớn được biên tập tin phục vụ Bác Hồ. Nhà báo Ngô Thi đã nhiều lần được đi tháp tùng làm tin về Bác Hồ khi Bác tiếp các nguyên thủ quốc quốc gia, các vị lãnh đạo, các em thiếu nhi, cũng như dự các hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam, họp tại Hà Nội.
Trong nhiều năm, nhà báo Ngô Thi được Ban biên tập Báo Nhân Dân cử làm nhiệm vụ biên tập tin trong nước, để mỗi tuần trình lên Bác ba bốn trang đánh máy. Đó là những dòng ngắn gọn, mà trọng tâm là nêu bật gương người tốt việc tốt “để Bác xét thưởng huy hiệu”, và tin phòng chống thiên tai “ để nông dân ta biết mà phòng tránh “. Nhà báo Ngô Thi là người rất chú ý việc lưu dữ tài liệu, nhưng cũng không lưu được bản thảo nào đã biên tập tin phục vụ Bác vì theo yêu cầu bảo mật.
Cứ vào dịp Tết đến xuân về gia đình nhà báo Ngô Thi và nhiều gia đình của các cán bộ khác được Bác Hồ mời vào Phủ Chủ tịch để chúc tết. Đó là một trong phần thưởng quý giá nhất của nhà báo Ngô Thi, trong nửa thế kỷ công tác ở báo Đảng. Đêm giao thừa năm nào nhà báo Ngô Thi cũng cùng vợ và các con đi dạo chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Vào thời điểm gần đến 12 giờ. cả gia đình lại đứng dưới chiếc loa công cộng treo gần Câu lạc bộ Thống nhất ( nhà Khai trí Tiến Đức cũ ) để nghe Bác hồ đọc thơ, chúc Tết.
Vào những năm giặc Mỹ mở đợt ném bom phá hoại miền bắc, nhà báo Ngô Thi được giao nhiệm vụ là trưởng phòng kỹ thuật thông tin trong đó có Đài điện báo ( tín hiệu morse ). Cục Điện báo T Ư ( CP16 ) đã cấp cho Đài điện báo một ô-tô chuyên dụng trang bị đầy đủ máy thu phát tín hiệu di tần, máy thu phát morse , máy nổ. Chiếc xe chuyên dụng đó được đặt trong vườn cây nhãn cạnh gốc đa Báo Nhân Dân.
Thông qua các thiết bị thu phát hiện đại thời bấy giờ, nhà báo Ngô Thi là người đầu tiên của báo nhận được thông tin bằng tiếng Anh từ Hãng AP và Reuter về lễ ký chính thức hiệp định Pa-ri về Việt Nam, lúc 1 giờ 35 phút, ngày 28-1-1973. Ngay sau đó nhà báo Ngô Thi đã báo cáo với đồng chí Ủy viên Ban biên tập Lê Điền đang trực xuất bản hôm đó. Tổng biên tập Hoàng Tùng chỉ thị : “ Sang ngay TTXVN làm tin “. Sáng 28-1-1973, trên trang nhất Báo Nhân Dân đã đăng Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ với đầu đề chữ to, mầu đỏ, chạy suốt trang : “ Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành thắng lợi vĩ đại. Hiệp định Pa- ri đã được ký kết chính thức. Từ 7 giờ sáng nay, chiến tranh chấm dứt ở cả hai miền nước ta”.
Nhà báo Ngô Thi trong phòng làm việc của Ban Quốc Tế, 12-1959
Công tác tại ban Thư Ký, nhà báo Ngô Thi đã nhiều lần được Ban biên tập giao nhiệm vụ “ tỉnh táo “ những hôm báo có trang đặc biệt như các kỳ Đại hội Đảng hoặc những ngày lễ lớn. Người nhận nhiệm vụ “ tỉnh táo “ có trách nhiệm phải đọc lại lần cuối tất cả các bài viết, chú thích ảnh, sau khi đã được tổng biên tập ký và đưa đi in báo. Không chỉ kiểm tra lại chính tả, câu cú mà còn chú ý đến nội dung.
Nhà Báo Ngô Thi ( đứng cạnh đồng chí Trường Trinh)
cùng với phóng viên và các em thiếu nhi
chụp ảnh chung với Bác Hồ, tại Sân bay Gia Lâm, ngày 29-6-1959
Vào hai giờ sáng ngày 19-5-1990, nhà báo Ngô Thi mới đọc hết bốn trang báo và phát hiện chữ: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh “ in sai dấu. Ngay lập tức nhà báo Ngô Thi gặp Giám đốc nhà in Lê Thành đề nghị cho sửa lại trước khi in. Khi đến khu vực in , Giám đốc Lê Thành nói: “ Đã in hai vạn tờ không dừng lại được”. Thấy đây là lỗi cực lớn nếu báo xuất bản, nhà báo Ngô Thi đã gọi điện xin chỉ thị của đồng chí Tổng biên tập lúc bấy giờ là Hồng Hà. Mặc dù lúc đó đã hơn hai giờ sáng, Tổng biên tập Hồng Hà ra lệnh: “ Dừng ngay máy, in lại toàn bộ “.
Ngày nay đứng từ hồ Hoàn Kiếm nhìn vào gốc đa, chúng ta thấy phía trước cây đa là một vườn cỏ. Trước đó nơi đây là một phòng họp to của cả cơ quan. Phòng họp này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Báo Nhân Dân. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Trinh mỗi lần đến thăm báo lại có buổi nói chuyện với tập thể phóng viên báo Đảng. Trong mỗi lần họp như vậy nhà báo Ngô Thi thường ngồi bàn đầu cùng các đồng chí lãnh đạo của báo như Hoàng Tùng, Quang Đạm, Hồng Hà, Thép Mới.... nhiệm vụ của nhà báo Ngô Thi là ghi tốc ký, rồi dịch ra và đánh máy thành tài liệu học tập phổ biến trong toàn cơ quan.
Hồi đó máy ghi âm rất ít, không phổ biến như bây giờ. Do vậy ghi tốc ký là biện pháp hiệu quả để ghi kịp lời nói của các đồng chí lãnh đạo. Trong thời gian những năm 70, 80 của thế kỷ trước nhà báo Ngô Thi đã mở nhiều lớp dạy viết tốc ký cho anh em phóng viên của báo. Nhà báo Ngô Thi là một trong những thầy dạy viết tốc ký cuối cùng ở nước ta.
Nhà báo Huy Thịnh, nguyên Trưởng ban Quốc tế Báo Nhân Dân kể lại: ( Tốc ký- vũ khí lợi hại của một thời. Nội san số 4-Quý 4-2011 ): Tháng 2-1980, tôi và anh Phạm Kim ( phóng viên ảnh ) được cử đi Hải Phòng để phản ánh chuyến tầu chở hàng viện trợ đầu tiên do nhân dân Liên Xô thu được “ trong Ngày lao động thứ bảy cộng sản chủ nghĩa “... Hồi đó từ cơ quan thường trú ở Hải Phòng về tòa soạn không có đường dây Telex cho nên tôi phải hoàn thành bài viết trước 19 giờ, sau đó đọc bài viết cho anh Ngô Thi được phân công trực ở ban Thư Ký ghi tốc ký, cho đánh máy để duyệt lên ma-két... Viết xong bài nghi nhanh, tôi quay điện thoại về tòa soạn ở Hà Nội, và đọc bài viết để thầy Ngô Thi ghi lại bằng tốc ký ... Đó là những kỷ niệm nhỏ nhưng không bao giờ quên của tôi trong thời làm báo thiếu nhiều phương tiện, nhưng tinh thần vượt khó của người làm báo Nhân Dân với phương tiện thô sơ có sẵn như tốc ký, đã giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Nhà báo Ngô Thi tại Quảng trường Đỏ ( Liên Xô ), năm 1989
Đầu những năm 70, khi mới có đài truyền hình Việt Nam, nhà báo Ngô Thi được giao thêm nhiệm vụ phụ trách chiếc ti-vi nép-tuyn ( Ba lan ) đầu tiên của báo. Mặc dù thời đó hình ảnh đen trằng, nhiễu nhiều, xem nhức mắt, nhưng đối với mọi người đó là một sự kiện trọng đại. Vào dịp đón xuân hằng trăm người kể cả phóng viên, người nhà, tụ tập tại hội trường dưới gốc cây đa để xem chương trình Tết của Đài truyền hình Việt Nam. Có năm, Đài truyền hình Việt Nam cử phóng viên đến quay cảnh cán bộ nhân viên báo Nhân Dân xem truyền hình.
Bên cạnh đền Bà Kiệu có một nhà để tấm bia Giáo sỹ Bá – đa - lộc, người tạo ra chữ viết ngày nay. Sau này tấm bia đó đã bị dỡ đi. Vào những năm 70 của thế kỷ trước nơi đây cũng đặt một chiếc ti-vi nép-tuyn giống như của báo Nhân Dân.
Năm 1972, nhà của nhà báo Ngô Thi ở ngõ Lý Thường Kiệt bị bom Mỹ phá hỏng, ông và gia đình phải dọn đến ở nhà để xe trong khuôn viên báo Nhân Dân. Nhà để xe, dưới hai cây xoài to, nằm sát tường rào đối diện với gốc đa, nhìn từ hồ vào. Có người nói rằng khoảng cách giữa hai cây xoài to đó ngày xưa chính là con đường dẫn vào Trường Hồ Đình của TS Vũ Tông Phan.
Sau khi nghỉ hưu, ông được mời ở lại làm việc cho ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng và Nội san Người Làm báo Nhân Dân. Lúc đó phòng họp dưới gốc đa được chuyển đổi mục đích, trong đó có phòng làm việc của tờ ấn phẩm Nhân Dân Hằng tháng.
Trước khi đi bệnh viện, Nhà báo Ngô Thi đã kịp biên tập xong bản thảo cuốn sách : “Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ “. Cuốn sách đó tập hợp hơn 190 bài báo, bài thơ, câu đối viết về Bác, được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, trước khi nhà báo Ngô Thi mất khoảng hai tuần. Trong cuốn sách đó có bức ảnh bác Hồ dắt một đoàn cháu nhỏ con của cán bộ, phóng viên báo Đảng, đi sát tường rào đối diện với cây đa.
Nhìn thấy cuốn sách, đứa con tinh thần cuối cùng của mình, mắt nhà báo Ngô Thi rưng rưng, đó là tài sản ông để lại cho các con, các cháu, bạn bè đồng nghiệp. Nhà báo Ngô Thi cảm ơn Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia đã hoàn thành cuốn sách trong thời gian kỷ lục, khoảng một tháng, khi có cán bộ biên tập của nhà xuất bản đến thăm. Nhà báo Ngô Thi dặn các con mang sách đến biếu các đồng chí lãnh đạo báo Nhân Dân qua các thời kỳ, đồng nghiệp trong tổ hưu, CLB thơ trào phúng Hà Nội (nơi hơn 20 năm, ông tham gia ban chủ nhiệm), Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Đảng ủy, UBND phường Trần Hưng Đạo, chi bộ khu phố ( nơi nhiều năm ông làm bí thư chi bộ ).
Trong lời nói đầu của cuốn sách, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T Ư Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tich Hội Nhà báo Việt Nam viết: “ Tác phẩm Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ của đồng chí Ngô Thi như một lẵng hoa thơm kính dâng lên Bác, với tâm nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Bìa cuốn sách “Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ”
Nhà báo Nguyễn Cường có bài viết trên Báo Nhân Dân, ngày 4-4-2012, nhan đề “ Hồi ức và những kỷ niệm của một nhà báo chuyên biên tập tin phục vụ Bác Hồ : “ Cả cuộc đời làm báo của mình, nhà báo Ngô Thi luôn noi theo tấm gương đạo đức của Người. Sau này khi Bác Hồ đã đi xa ông vẫn tiếp tục làm việc của một biên tập viên, viết báo, đọc hiệu đính bản thảo các trang báo sắp in và làm thơ. Ngay cả khi đã về hưu, ông vẫn cặm cụi với công việc âm thầm đó, vừa dày công sưu tập các tư liệu về Bác Hồ với mong muốn để các thế hệ hôm nay cũng như sau này thêm hiểu, thêm yêu vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và noi theo tấm gương đạo đức của Người “.
Khi biết tin nhà báo Ngô Thi không còn nữa, nhà báo Thọ Cao ( nguyên phóng viên của Báo Hà Nội Mới ) đã có bài viết đăng trên Báo Hà Nội Mới: “ Nhớ Ngô Thi, nhà báo, nhà thơ tài hoa “, ngày 22-04-2012.
Duyên nợ đã gắn cuộc đời của nhà báo Ngô Thi với hồ Hoàn Kiếm và mảnh đất 71 Hàng Trống nơi có cây đa cổ thụ, hơn nửa thế kỷ, kể từ năm 1954, năm nhà báo Ngô Thi treo bốn chiếc loa phát thanh chung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Một kỷ niệm làm báo của bố tôi (Cập nhật: 2-6-2024 | Đã xem: 23)
2. Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số (Cập nhật: 22-5-2024 | Đã xem: 83)
3. Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm (Cập nhật: 24-1-2024 | Đã xem: 300)
4. Món quà đầu năm (Cập nhật: 2-1-2024 | Đã xem: 284)
5. Hai niềm vui trong một buổi chiều. (Cập nhật: 13-10-2023 | Đã xem: 393)
6. Dịp tổng hợp lại các tri thức về Hồ Gươm (Cập nhật: 21-9-2023 | Đã xem: 293)
7. Chú Đức Lượng (Cập nhật: 16-9-2023 | Đã xem: 310)
8. Buổi sinh nhật ấm cúng và vui vẻ (Cập nhật: 11-9-2023 | Đã xem: 323)
9. Đại tá, nhà báo, NSNA Trần Hồng (Cập nhật: 7-9-2023 | Đã xem: 282)
10. Dự án: "Không gian sáng tạo nghệ thuật phố đi bộ kết nối Công viên Thống nhất" (Cập nhật: 3-9-2023 | Đã xem: 306)
11. Gặp người Hà Nội ở Stockholm (Cập nhật: 7-8-2023 | Đã xem: 212)
CÁC TIN KHÁC
1. Cụ rùa nổi vì bị thương hay theo quy luật (Cập nhật: 14-1-2011 | Đã xem: 5258)
2. PGS. Hà Đình Đức tặng kỷ vật về Hồ Gươm (Cập nhật: 19-9-2022 | Đã xem: 376)
3. "Mũ cách ly di động" - Hiện vật mới của Không gian văn hoá Hồ Gươm (Cập nhật: 14-1-2022 | Đã xem: 1440)
4. Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2011 (Cập nhật: 7-8-2011 | Đã xem: 7350)
5. Ông chủ quán nước đầu ngõ Hàng Bông (Cập nhật: 19-2-2018 | Đã xem: 3641)
6. Nồi bánh chưng trong ngõ phố (Cập nhật: 16-2-2015 | Đã xem: 5107)
7. Cơm trắng ơi, thịt cá ơi, mẹ ơi con đói (Cập nhật: 28-9-2011 | Đã xem: 7186)
8. Chuyện về phòng ảnh của anh Hà Hồng (Cập nhật: 8-10-2015 | Đã xem: 4753)
9. Dự án Bảo tồn, cải tạo cầu Long Biên (Cập nhật: 19-1-2015 | Đã xem: 6600)
10. Hà Hồng - Người mang cả Hồ Gươm vào trong ngôi nhà cổ (Cập nhật: 15-11-2021 | Đã xem: 395)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .