Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Một chuyên gia Đức tình nguyện sang Việt Nam bảo vệ động vật hoang dã
Cập nhật: 28-6-2012 | Đã xem: 7542
Chiều 10-6-2012, đi đến đoạn đường đôi trên phố Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi thấy một người đàn ông nước ngoài đứng cạnh một chiếc ô- tô, tay cầm một tập sách. Thấy mọi người đi qua, nhất là trẻ em ông đều đưa sách tặng. Khi chúng tôi đi qua cũng được ông tặng một cuốn sách. Đó là cuốn tài liệu tuyên truyền bảo vệ rừng – Rừng và động vật hoang dã tương lai của chúng em.
Chúng tôi thấy một cô gái đứng cạnh người nước ngoài đó và thỉnh thoảng lại đưa máy ảnh lên chụp. Chúng tôi hỏi cô gái đó và được biết người đàn ông đang đứng phát sách không cho mọi người đó là chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã của tổ chức GIZ. Tên ông là Georg Kloeble. Ông đã từng công tác tại Châu Phi 20 năm. Năm 2011, ông tình nguyện sang đây để giúp Chính phủ Việt Nam bảo vệ động vật hoang dã. Hiện ông đang làm việc ở Cục kiểm lâm Thanh Hóa. Cô gái chụp ảnh đó tên là Lê Nga, giáo viên tiếng Anh, trường THPT Cầm Bá Thước, thị trấn Phường Xuân ( Thanh Hóa ). Cô tình nguyện làm phiên dịch cho ông Georg Kloeble .
Cuốn sách nói trên do chuyên gia Georg Kloeble tự biên tập hình ảnh và nội dung. Phần chữ tiếng Việt ông nhờ một kiểm lâm ở Thanh hóa viết hộ. Đọc cuốn sách gồm có bài viết, ảnh minh họa được trình bày đơn giản dễ hiểu với hai phần: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng ? Bạn có thể giúp gì ?
Khi được hỏi về mục đích tự in bốn nghìn cuốn sách nói trên, chuyên gia Georg Kloeble cho chúng tôi biết: Tôi muốn các bạn trẻ có tình yêu với rừng, muông thú. Từ đó sẽ có các hành động thiết thực không săn bắt và ăn thịt thú rừng. Đồng thời cũng ngăn cản những ai làm việc đó.
Chuyên gia Georg Kloeble cho chúng tôi biết: Ngày 1-4-2012, kiểm lâm Thanh Hóa tịch thu người đi xe khách từ huyện Bá Thước đi Quan Hóa, mang trái phép hai con gấu ngựa ba tháng tuổi. Ông đã nhận về để chăm sóc. Ông tự bỏ tiền túi đi siêu thị để mua sữa về cho gấu. Đến bây giờ hai con gấu ngày càng khỏe mạnh. Georg Kloeble đang tìm người tình nguyện nuôi gấu. Ông sẽ trả lại rừng hai con gấu khi chúng đã cứng cáp và khôn lớn
Trời đã nhá nhem tối, không khí oi bức ngột ngạt nhưng Georg Kloeble vẫn bình thản phát từng cuốn sách cho mọi người đi qua. Áo ông ướt đẫm mồ hôi.....
Một chuyên gia đứng tuổi từ nước Đức xa xôi sang đây, chấp nhận sống kham khổ để bảo vệ động vật quý hiếm cho Việt Nam. Còn chúng ta, chúng ta sẽ nghĩ gì khi đưa lên miệng ăn miếng thịt thú rừng, trong các nhà hàng?
Hà Hồng
Chúng tôi thấy một cô gái đứng cạnh người nước ngoài đó và thỉnh thoảng lại đưa máy ảnh lên chụp. Chúng tôi hỏi cô gái đó và được biết người đàn ông đang đứng phát sách không cho mọi người đó là chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã của tổ chức GIZ. Tên ông là Georg Kloeble. Ông đã từng công tác tại Châu Phi 20 năm. Năm 2011, ông tình nguyện sang đây để giúp Chính phủ Việt Nam bảo vệ động vật hoang dã. Hiện ông đang làm việc ở Cục kiểm lâm Thanh Hóa. Cô gái chụp ảnh đó tên là Lê Nga, giáo viên tiếng Anh, trường THPT Cầm Bá Thước, thị trấn Phường Xuân ( Thanh Hóa ). Cô tình nguyện làm phiên dịch cho ông Georg Kloeble .
Cuốn sách nói trên do chuyên gia Georg Kloeble tự biên tập hình ảnh và nội dung. Phần chữ tiếng Việt ông nhờ một kiểm lâm ở Thanh hóa viết hộ. Đọc cuốn sách gồm có bài viết, ảnh minh họa được trình bày đơn giản dễ hiểu với hai phần: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng ? Bạn có thể giúp gì ?
Khi được hỏi về mục đích tự in bốn nghìn cuốn sách nói trên, chuyên gia Georg Kloeble cho chúng tôi biết: Tôi muốn các bạn trẻ có tình yêu với rừng, muông thú. Từ đó sẽ có các hành động thiết thực không săn bắt và ăn thịt thú rừng. Đồng thời cũng ngăn cản những ai làm việc đó.
Chuyên gia Georg Kloeble cho chúng tôi biết: Ngày 1-4-2012, kiểm lâm Thanh Hóa tịch thu người đi xe khách từ huyện Bá Thước đi Quan Hóa, mang trái phép hai con gấu ngựa ba tháng tuổi. Ông đã nhận về để chăm sóc. Ông tự bỏ tiền túi đi siêu thị để mua sữa về cho gấu. Đến bây giờ hai con gấu ngày càng khỏe mạnh. Georg Kloeble đang tìm người tình nguyện nuôi gấu. Ông sẽ trả lại rừng hai con gấu khi chúng đã cứng cáp và khôn lớn
Trời đã nhá nhem tối, không khí oi bức ngột ngạt nhưng Georg Kloeble vẫn bình thản phát từng cuốn sách cho mọi người đi qua. Áo ông ướt đẫm mồ hôi.....
Một chuyên gia đứng tuổi từ nước Đức xa xôi sang đây, chấp nhận sống kham khổ để bảo vệ động vật quý hiếm cho Việt Nam. Còn chúng ta, chúng ta sẽ nghĩ gì khi đưa lên miệng ăn miếng thịt thú rừng, trong các nhà hàng?
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Người công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chợp mắt được vài phút quý giá (Cập nhật: 15-9-2024 | Đã xem: 176)
2. Giải tỏa khu vực dân cư chung quanh đền Bà Kiệu (Cập nhật: 14-9-2024 | Đã xem: 173)
3. Níu giữ mầu xanh (Cập nhật: 14-9-2024 | Đã xem: 165)
4. Trồng lại cây bên Hồ Gươm (Cập nhật: 9-9-2024 | Đã xem: 157)
5. Hàng chục cây ngã, đổ chung quanh Hồ Gươm (Cập nhật: 8-9-2024 | Đã xem: 221)
6. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 519)
7. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 663)
8. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 721)
9. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 786)
10. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 668)
11. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 1015)
CÁC TIN KHÁC
1. Mực nước hồ Hoàn Kiếm giảm 1mm khi hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức (Cập nhật: 28-11-2009 | Đã xem: 8454)
2. Thương thay một kiếp người vài ngày tuổi (Cập nhật: 19-7-2014 | Đã xem: 7474)
3. "Tuyết" xuất hiện ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 9-1-2015 | Đã xem: 5589)
4. Thiện xạ hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 18-4-2016 | Đã xem: 4533)
5. Nguy hiểm (Cập nhật: 11-3-2009 | Đã xem: 7148)
6. Tu bổ, tôn tạo đền Nam Hương (Cập nhật: 29-9-2019 | Đã xem: 2032)
7. Hàng chục cây ngã, đổ chung quanh Hồ Gươm (Cập nhật: 8-9-2024 | Đã xem: 221)
8. Một cơn mưa, một cánh hoa Vàng Anh... (Cập nhật: 30-4-2008 | Đã xem: 7663)
9. Lễ hội Phố hoa lần đầu được tổ chức tại Hà Nội (Cập nhật: 3-1-2009 | Đã xem: 6835)
10. Một cách "tiết kiệm" của Bưu điện Hà Nội (Cập nhật: 6-7-2008 | Đã xem: 8694)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .