Chuyên mục: Thư viện
Cây đa - Nét dân dã giữa Hà Thành
Cập nhật: 18-12-2012 | Đã xem: 8193
Có lẽ, không ít người ngạc nhiên và ngưỡng mộ bởi vẻ cổ kính của cây đa. Đâu đó ở một góc đình chùa hay góc đường, cây đa đứng đó, những chùm rễ lớn rễ nhỏ bám víu vào nhau buông mành. Ngoài ý nghĩa tâm linh cây đa còn mang tính thẩm mĩ.
Từ lâu hình tượng cây đa vốn gắn liền với những nơi thường diễn ra những hoạt động mang tính cộng đồng quy tụ dân cư, dường như bởi cái thiên chức bảo vệ và che trở của nó. Một bóng mát bề thế, bình yên cho người lao động sau những ngày dài mệt nhoài. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa, nơi bãi chợ, đầu làng… những không gian chẳng của riêng ai- như biểu tượng cho sự công bình dành cho mọi tầng lớp, lứa tuổi. Đó là nơi người nông dân nghỉ chân ngồi hút dăm ba điếu thuốc lào, nói vài câu chuyện nhà nông. Những hình ảnh rất đỗi dân dã, bình dị nhưng thân thiết và gần gũi mà mỗi người đã lớn lên đều không lưu lại trong kí ức.
Sự bền vững của cây đa còn biểu tượng cho sự chung thuỷ, kiên định đợi chờ đã đi vào trong ca dao, dân ca dân gian từ nhiều thế kỉ. “Có quán tình phụ cây đa/…Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn” hay Cây đa cũ, bến đò xưa/Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”. Cây đa còn đi vào thơ văn hiện đại với những hình ảnh song hành quen thuộc “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Thế mới biết trong tâm thức người Việt từ xa xưa, cây đa đi vào tiềm thức với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Nhưng ý nghĩa ấy không tách rời khỏi hình ảnh tự nhiên xanh mát sum xuê và sức sống bền bỉ lâu dài của cây đa. Hẳn bởi thế mà ý nghĩa biểu tượng của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề". Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong tín ngưỡng dân gian, “thần cây đa ma cây gạo”, chính vì thế người ta thường thờ cây đa, một bát hương nhỏ dưới gốc. Trong các câu chuyện cổ tích, khi ông bụt nhân từ xuất hiện cũng thường bước ra từ gốc cây đa. Chàng Thạch Sanh trong truyện cũng có thời gian tuổi thơ khốn khó bên gốc đa, được cây yêu thương che chở.
Ngay cả khi chàng bị Lý Thông lừa thất thế lại trở về bên gốc đa xưa. Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Từ biểu tượng của làng quê Việt Nam ấy, ta không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp giữa chốn Hà Thành ồn ào tấp nập những bóng đa bên đường, hay trong các góc phố nhở, bên cạnh các cổng chùa.
Cây đa có thể toả bóng lớn nhỏ khác nhau, nhưng theo thời gian những lớp vỏ đã sần lên, không biết bao nhiêu lớp rễ buông mành hờ hững đủ để thấy khoảng thời gian từng trải trường tồn. Không biết cây ở đó tự khi nào, có phải tự khi chợ mới được lập, đường mới được xây, đình chùa miếu mạo mới được hình thành. Trong quá trình đô thị hoá, nhà cửa mọc lên, đường xá được mở mang, nhiều thứ bị phá bỏ, bị hư hại nhưng cây đa vẫn đứng đó bền bỉ - lặng lẽ thâm trầm trải cùng nắng mưa và thời gian ngắm phố phường tấp nập.
Ở những khu đô thị mới, người ta trồng những hàng cây xanh rợp bóng: điệp, xà cừ, hay hàng liễu mướt mát…nhưng tuyệt nhiên không đặt cây đa vào nữa. Chỉ khi lang thang giữa những mái ngói rêu phong đậm màu thời gian trên phố cổ, không khó để bắt gặp những chùm rễ đa buông mành hờ hững: vừa đẹp, vừa đậm chất làng quê. Nép mình bên gốc đa, một mái nhà cổ kính, giữa phố phường nhỏ hẹp, mà mở ra không gian thoáng rộng bởi cái màu xanh, tán lá xum xuê và cả cái vẻ già nua cũ kĩ của nó.
Nhiều người muốn tìm chút tĩnh lặng ở đây sau ồn ã cuộc sống. Những phố nhỏ, ngõ nhỏ nơi đây cũng chính là những bến sông, bãi chợ buôn bán sầm uất từ thuở xa xưa, rồi lập lên làng, xã, phường, hội. Để trưởng thành được như ngày nay, Hà Nội đã trải qua cả ngàn năm lịch sử. Và trải theo chừng ấy thời gian, cây đa từ buổi nào vẫn hiện hữu như một nét quê dân dã điểm xuyết giữa lòng Thủ đô. Bên Hồ Gươm xanh thẳm những cây đa xanh mát từ lâu đời soi bóng, cây đa Vân Hồ, cây đa trên đường Thụy Khuê.
Cây đa gần Đền Ngọc Sơn, bên Cầu Thê Húc đã mấy mươi năm ngã bóng xuống mặt nước. Bất cứ nơi nào mang dáng dấp làng cổ thì ở đó có đa hiện hữu. Phải chăng, gắn liền với sự lâu đời ấy mà đa được lấy làm biểu tượng cho hội người cao tuổi. Đêm rằm, ngửng mặt ngắm ánh trăng, người ta vẫn bảo cây đa hiện hữu. Mỗi năm cây đa chỉ rụng xuống thế gian có một lá và chiếc lá ấy có thể dùng làm phép cải tử hoàn sinh. Xung quanh mỗi cây đa bao giờ cũng gồm nhiều huyền tích ly kì càng làm tăng tính thần bí. Cây đa, biểu tượng của vẻ đẹp cổ kính làng quê Việt, nay lại đứng giữa Thủ đô lặng lẽ như muốn góp một chút gì đó sức mình trước guồng quay đô thị. Giữa thị thành một dáng đa gợi nhớ quê xa, cũng là một nét đẹp giản dị giữa lòng Thủ đô.
Theo Người Hà Nội
Từ lâu hình tượng cây đa vốn gắn liền với những nơi thường diễn ra những hoạt động mang tính cộng đồng quy tụ dân cư, dường như bởi cái thiên chức bảo vệ và che trở của nó. Một bóng mát bề thế, bình yên cho người lao động sau những ngày dài mệt nhoài. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa, nơi bãi chợ, đầu làng… những không gian chẳng của riêng ai- như biểu tượng cho sự công bình dành cho mọi tầng lớp, lứa tuổi. Đó là nơi người nông dân nghỉ chân ngồi hút dăm ba điếu thuốc lào, nói vài câu chuyện nhà nông. Những hình ảnh rất đỗi dân dã, bình dị nhưng thân thiết và gần gũi mà mỗi người đã lớn lên đều không lưu lại trong kí ức.
Sự bền vững của cây đa còn biểu tượng cho sự chung thuỷ, kiên định đợi chờ đã đi vào trong ca dao, dân ca dân gian từ nhiều thế kỉ. “Có quán tình phụ cây đa/…Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn” hay Cây đa cũ, bến đò xưa/Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”. Cây đa còn đi vào thơ văn hiện đại với những hình ảnh song hành quen thuộc “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Thế mới biết trong tâm thức người Việt từ xa xưa, cây đa đi vào tiềm thức với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Nhưng ý nghĩa ấy không tách rời khỏi hình ảnh tự nhiên xanh mát sum xuê và sức sống bền bỉ lâu dài của cây đa. Hẳn bởi thế mà ý nghĩa biểu tượng của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề". Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong tín ngưỡng dân gian, “thần cây đa ma cây gạo”, chính vì thế người ta thường thờ cây đa, một bát hương nhỏ dưới gốc. Trong các câu chuyện cổ tích, khi ông bụt nhân từ xuất hiện cũng thường bước ra từ gốc cây đa. Chàng Thạch Sanh trong truyện cũng có thời gian tuổi thơ khốn khó bên gốc đa, được cây yêu thương che chở.
Ngay cả khi chàng bị Lý Thông lừa thất thế lại trở về bên gốc đa xưa. Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Từ biểu tượng của làng quê Việt Nam ấy, ta không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp giữa chốn Hà Thành ồn ào tấp nập những bóng đa bên đường, hay trong các góc phố nhở, bên cạnh các cổng chùa.
Cây đa có thể toả bóng lớn nhỏ khác nhau, nhưng theo thời gian những lớp vỏ đã sần lên, không biết bao nhiêu lớp rễ buông mành hờ hững đủ để thấy khoảng thời gian từng trải trường tồn. Không biết cây ở đó tự khi nào, có phải tự khi chợ mới được lập, đường mới được xây, đình chùa miếu mạo mới được hình thành. Trong quá trình đô thị hoá, nhà cửa mọc lên, đường xá được mở mang, nhiều thứ bị phá bỏ, bị hư hại nhưng cây đa vẫn đứng đó bền bỉ - lặng lẽ thâm trầm trải cùng nắng mưa và thời gian ngắm phố phường tấp nập.
Ở những khu đô thị mới, người ta trồng những hàng cây xanh rợp bóng: điệp, xà cừ, hay hàng liễu mướt mát…nhưng tuyệt nhiên không đặt cây đa vào nữa. Chỉ khi lang thang giữa những mái ngói rêu phong đậm màu thời gian trên phố cổ, không khó để bắt gặp những chùm rễ đa buông mành hờ hững: vừa đẹp, vừa đậm chất làng quê. Nép mình bên gốc đa, một mái nhà cổ kính, giữa phố phường nhỏ hẹp, mà mở ra không gian thoáng rộng bởi cái màu xanh, tán lá xum xuê và cả cái vẻ già nua cũ kĩ của nó.
Nhiều người muốn tìm chút tĩnh lặng ở đây sau ồn ã cuộc sống. Những phố nhỏ, ngõ nhỏ nơi đây cũng chính là những bến sông, bãi chợ buôn bán sầm uất từ thuở xa xưa, rồi lập lên làng, xã, phường, hội. Để trưởng thành được như ngày nay, Hà Nội đã trải qua cả ngàn năm lịch sử. Và trải theo chừng ấy thời gian, cây đa từ buổi nào vẫn hiện hữu như một nét quê dân dã điểm xuyết giữa lòng Thủ đô. Bên Hồ Gươm xanh thẳm những cây đa xanh mát từ lâu đời soi bóng, cây đa Vân Hồ, cây đa trên đường Thụy Khuê.
Cây đa gần Đền Ngọc Sơn, bên Cầu Thê Húc đã mấy mươi năm ngã bóng xuống mặt nước. Bất cứ nơi nào mang dáng dấp làng cổ thì ở đó có đa hiện hữu. Phải chăng, gắn liền với sự lâu đời ấy mà đa được lấy làm biểu tượng cho hội người cao tuổi. Đêm rằm, ngửng mặt ngắm ánh trăng, người ta vẫn bảo cây đa hiện hữu. Mỗi năm cây đa chỉ rụng xuống thế gian có một lá và chiếc lá ấy có thể dùng làm phép cải tử hoàn sinh. Xung quanh mỗi cây đa bao giờ cũng gồm nhiều huyền tích ly kì càng làm tăng tính thần bí. Cây đa, biểu tượng của vẻ đẹp cổ kính làng quê Việt, nay lại đứng giữa Thủ đô lặng lẽ như muốn góp một chút gì đó sức mình trước guồng quay đô thị. Giữa thị thành một dáng đa gợi nhớ quê xa, cũng là một nét đẹp giản dị giữa lòng Thủ đô.
Theo Người Hà Nội
TIN MỚI NHẤT
1. Ảnh viện: Thu về (Cập nhật: 18-8-2014 | Đã xem: 5473)
2. Nhà hát Lớn Hà Nội - Kiến trúc và lịch sử (Cập nhật: 14-5-2013 | Đã xem: 11486)
3. Đài Nghiên rơi lệ (Cập nhật: 2-5-2013 | Đã xem: 8878)
4. Vì sao 'Thăng Long tứ quán' còn im tiếng? (Cập nhật: 30-4-2013 | Đã xem: 6110)
5. Chơi hoa - Nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội (Cập nhật: 13-12-2012 | Đã xem: 7607)
6. Gió mùa đông bắc về... (Cập nhật: 15-11-2012 | Đã xem: 6396)
7. Xẩm Bờ Hồ (Cập nhật: 11-11-2012 | Đã xem: 8163)
8. Hà thành cà phê (Cập nhật: 9-11-2012 | Đã xem: 5693)
9. Người Hà Nội tình cảm lắm (Cập nhật: 5-11-2012 | Đã xem: 5641)
10. Ốc tháng mười, người Hà Nội (Cập nhật: 5-11-2012 | Đã xem: 5216)
CÁC TIN KHÁC
1. "Cái bang" nhí hoành hành quanh hồ Gươm (Cập nhật: 8-5-2012 | Đã xem: 6343)
2. Con Rồng và Việt Nam (Cập nhật: 1-6-2012 | Đã xem: 5367)
3. Phường bán yếm lụa Hàng Đào xưa (Cập nhật: 1-8-2012 | Đã xem: 6280)
4. Đài Nghiên rơi lệ (Cập nhật: 2-5-2013 | Đã xem: 8878)
5. Vì sao 'Thăng Long tứ quán' còn im tiếng? (Cập nhật: 30-4-2013 | Đã xem: 6110)
6. Cà phê Giảng - Hàng Gai: ...như không hề có cuộc chia ly (Cập nhật: 8-5-2012 | Đã xem: 6658)
7. Chợ Đồng Xuân - in dấu lịch sử (Cập nhật: 5-5-2012 | Đã xem: 6501)
8. Chơi hoa - Nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội (Cập nhật: 13-12-2012 | Đã xem: 7607)
9. Xẩm Bờ Hồ (Cập nhật: 11-11-2012 | Đã xem: 8163)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .