Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Sẽ thả chim về với bầu trời tự do
Cập nhật: 8-6-2013 | Đã xem: 9002
Vào mùa hè năm nay ( 2013), đi đến cổng đền Ngọc Sơn, thay vì có cảm giác nóng nực là cảm giác thoải mái dễ chịu của chúng tôi bởi nơi đây không chỉ có nhiều bóng cây mà còn được nghe thấy tiếng chim chào mào hót. Cho dù nhiều nơi chung quanh hồ có đặt lồng chim chào mào như dàn hoa ở nhà vệ sinh đối diện phố Trần Nguyên Hãn, đền Bà Kiệu; trụ hộp điện trên phố Đinh Tiên Hoàng; cây bụt mọc đối diện nhà Khai Trí Tiến Đức cũ...
Ngay phía trước lớp cổng đầu tiên của đền Ngọc Sơn, ai đó đã treo hai lồng chim. Một lồng được treo trên cây gạo phía bên phải cổng. Một lồng được treo trên cây hoa vàng anh phía bên trái cổng. Hỏi một chị chụp ảnh dạo, chúng tôi được biết người chủ của hai con chim chào mào đó là anh Vũ Mạnh Cường, nhà ở 16 phố Hàng Đường, cũng là một thợ chụp ảnh dạo.
Chẳng phải tìm đâu lâu, chính người đàn ông đang huýt sáo gọi chim trong lồng treo ở cây hoa Vàng Anh chính là anh Vũ Mạnh Cường, chủ của hai con chim nói trên. Anh Vũ Mạnh Cường cho biết: Mỗi lần ra đây tôi thường mang chim đi theo để vừa chụp ảnh dạo, vừa nghe chim hót. Cách đây hai năm anh Vũ Mạnh Cường mua hai con chim này giá một triệu đồng một con, nay có thể bán được với giá hai triệu đồng một con. Nhà anh Vũ Mạnh Cường hiện nay đang nuôi tất cả sáu con chim chào mào.
- Chúng tôi thốt lên: thú chơi chim thật tốn kém anh nhỉ.
- Ăn thua gì. Các anh có biết con chim chào mào đắt nhất hiện nay là bao nhiêu tiền không ? Anh Cường hỏi chúng tôi và trả lời luôn: Con chào mào đắt nhất hiện nay khoảng 300 triệu đồng. Chúng tôi trợn tròn mắt và nhắc lại: 300 triệu đồng !
- Con chào mào đó ở đâu và có đặc điểm gì mà đắt như vậy? Chúng tôi hỏi
- Con chào mào đó được gọi là “nữ hoàng chào mào”. Anh Cường nói tiếp:
Nó bất ngờ xuất hiện tại một cuộc thi chim tại hồ Đền Lừ ngày 1-4-2013. Nó sở hữu một bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm, mình nó có mầu nâu, bụng trắng. Mắt nó được trang điểm thêm một khoảnh đỏ ấn tượng. Theo các chuyên gia nếu chỉ tính mức độ hót hay, diễn đẹp, một chú chim chào mào đã có thể có giá cả chục triệu đồng. Chim nếu đoạt giải tại một cuộc thi nào đó, giá sẽ tăng lên gấp từ ba đến bốn lần. Nhưng đối với “ nữ hoàng chào mào: thì vô giá, nó có vẻ đẹp lộng lẫy hơn hẳn những con chào mào được công nhận là đẹp trước đó.
Điều làm cho chúng tôi suy nghĩ không chỉ thông tin về “ nữ hoàng chào mào “ mà anh Vũ Mạnh Cường kể. Đó là suy nghĩ về thân phận những con chim chào mào nói chung , “ Nữ hoàng chào mào “ nói riêng. Chúng cất tiếng hót mua vui cho con người nhưng chính bản thân chúng đang bị cầm tù. Chúng khát vọng bầu trời tự do bên ngoài, trong khi đang phải sống trong chiếc lồng chật hẹp.
Đoán bắt suy nghĩ của chúng tôi, lặng đi một lúc rồi anh Vũ Mạnh Cường nói: Có một thực tế là nhiều chủ chim sẵn sàng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua chim sau đó đem đi thi hoặc chỉ để thưởng thức tiếng hót. Sau vài năm những chú chim đó lại được chủ thả để duy trì nòi giống cũng như để truyền lại những khả năng đặc biệt của nó (tiếng hót hay) cho thế hệ sau.
Anh Cường nói tiếp : Theo như tôi được biết số phận của “Nữ hoàng chào mào” cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ có một ngày “ Nữ hoàng chào mào “ được chủ của nó trả về với tự nhiên. Và tôi cũng làm như vậy. Một thời gian ngắn nữa tôi sẽ thả sáu con chim chào mào về với bầu trời tự do mặc dù rất nhớ tiếng chim của chúng mỗi khi đi chụp ảnh dạo ở hồ Hoàn Kiếm.
Hà Hồng
Ngay phía trước lớp cổng đầu tiên của đền Ngọc Sơn, ai đó đã treo hai lồng chim. Một lồng được treo trên cây gạo phía bên phải cổng. Một lồng được treo trên cây hoa vàng anh phía bên trái cổng. Hỏi một chị chụp ảnh dạo, chúng tôi được biết người chủ của hai con chim chào mào đó là anh Vũ Mạnh Cường, nhà ở 16 phố Hàng Đường, cũng là một thợ chụp ảnh dạo.
Chẳng phải tìm đâu lâu, chính người đàn ông đang huýt sáo gọi chim trong lồng treo ở cây hoa Vàng Anh chính là anh Vũ Mạnh Cường, chủ của hai con chim nói trên. Anh Vũ Mạnh Cường cho biết: Mỗi lần ra đây tôi thường mang chim đi theo để vừa chụp ảnh dạo, vừa nghe chim hót. Cách đây hai năm anh Vũ Mạnh Cường mua hai con chim này giá một triệu đồng một con, nay có thể bán được với giá hai triệu đồng một con. Nhà anh Vũ Mạnh Cường hiện nay đang nuôi tất cả sáu con chim chào mào.
- Chúng tôi thốt lên: thú chơi chim thật tốn kém anh nhỉ.
- Ăn thua gì. Các anh có biết con chim chào mào đắt nhất hiện nay là bao nhiêu tiền không ? Anh Cường hỏi chúng tôi và trả lời luôn: Con chào mào đắt nhất hiện nay khoảng 300 triệu đồng. Chúng tôi trợn tròn mắt và nhắc lại: 300 triệu đồng !
- Con chào mào đó ở đâu và có đặc điểm gì mà đắt như vậy? Chúng tôi hỏi
- Con chào mào đó được gọi là “nữ hoàng chào mào”. Anh Cường nói tiếp:
Nó bất ngờ xuất hiện tại một cuộc thi chim tại hồ Đền Lừ ngày 1-4-2013. Nó sở hữu một bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm, mình nó có mầu nâu, bụng trắng. Mắt nó được trang điểm thêm một khoảnh đỏ ấn tượng. Theo các chuyên gia nếu chỉ tính mức độ hót hay, diễn đẹp, một chú chim chào mào đã có thể có giá cả chục triệu đồng. Chim nếu đoạt giải tại một cuộc thi nào đó, giá sẽ tăng lên gấp từ ba đến bốn lần. Nhưng đối với “ nữ hoàng chào mào: thì vô giá, nó có vẻ đẹp lộng lẫy hơn hẳn những con chào mào được công nhận là đẹp trước đó.
Điều làm cho chúng tôi suy nghĩ không chỉ thông tin về “ nữ hoàng chào mào “ mà anh Vũ Mạnh Cường kể. Đó là suy nghĩ về thân phận những con chim chào mào nói chung , “ Nữ hoàng chào mào “ nói riêng. Chúng cất tiếng hót mua vui cho con người nhưng chính bản thân chúng đang bị cầm tù. Chúng khát vọng bầu trời tự do bên ngoài, trong khi đang phải sống trong chiếc lồng chật hẹp.
Đoán bắt suy nghĩ của chúng tôi, lặng đi một lúc rồi anh Vũ Mạnh Cường nói: Có một thực tế là nhiều chủ chim sẵn sàng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua chim sau đó đem đi thi hoặc chỉ để thưởng thức tiếng hót. Sau vài năm những chú chim đó lại được chủ thả để duy trì nòi giống cũng như để truyền lại những khả năng đặc biệt của nó (tiếng hót hay) cho thế hệ sau.
Anh Cường nói tiếp : Theo như tôi được biết số phận của “Nữ hoàng chào mào” cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ có một ngày “ Nữ hoàng chào mào “ được chủ của nó trả về với tự nhiên. Và tôi cũng làm như vậy. Một thời gian ngắn nữa tôi sẽ thả sáu con chim chào mào về với bầu trời tự do mặc dù rất nhớ tiếng chim của chúng mỗi khi đi chụp ảnh dạo ở hồ Hoàn Kiếm.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 312)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 835)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Ngẫu hứng Yukiniro Udero (Cập nhật: 2-12-2014 | Đã xem: 4614)
2. Cần hành động thực chất hơn (Cập nhật: 13-4-2008 | Đã xem: 8729)
3. Gặp hụt Thủ tướng Nhật Bản (Cập nhật: 23-10-2020 | Đã xem: 1350)
4. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
5. Hồ Hoàn Kiếm ngập bùn sau cơn mưa sáng 13-6 (Cập nhật: 15-6-2017 | Đã xem: 3181)
6. Đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông (Cập nhật: 14-6-2019 | Đã xem: 1971)
7. Thương cho chú chim nhỏ xa mẹ trong chiều mưa (Cập nhật: 15-7-2016 | Đã xem: 4925)
8. Triển lãm tranh trong mùa giãn cách (Cập nhật: 22-6-2020 | Đã xem: 2038)
9. Đừng nuôi con như nhốt cây trong lồng (Cập nhật: 2-4-2008 | Đã xem: 5593)
10. Lễ hội Phố hoa lần đầu được tổ chức tại Hà Nội (Cập nhật: 3-1-2009 | Đã xem: 6539)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .