Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Mưa giông
Cập nhật: 11-7-2013 | Đã xem: 7945
Biên tập bài cho Nội san Người làm Báo Nhân Dân xong, tôi xách máy ảnh ra hồ để đi sáng tác. Một thú vui hằng ngày tôi tự thưởng cho mình sau những giờ làm việc căng thẳng cho dù đó là ngày nghỉ.
Chiều chủ nhật 7-7-2913, không khí ngột ngạt nóng bức. Khí nóng, mùi khói xe máy xồng xộc lao vào mũi. Đi đến Phú Gia chúng tôi đột ngột nhìn thấy một đám mây đen ùn ùn kéo đến. Gió ào ào đổ về. Mọi người chạy láo nháo để tránh cơn mưa đằng Tây. Có ông bố còng lưng bê xe đẩy chạy qua đường. Người già bắt tay chào nhau vội vàng để về nhà.
Tôi thì lại quyết định đi tiếp để đón cơn mưa phía đằng tây. Đến đoạn đối diện Báo Hà Nội mới, mây đen đã kéo đến chiếm hết cả bầu trời trên mặt hồ. Đi đến Bưu điện Hà Nội, cơn mưa giông ập đến. Tôi cùng với mọi người chạy qua đường để trú mưa ở một địa điểm lý tưởng: sảnh của Bưu điện Hà Nội. Trước đây là đất của Chùa Báo Ân, lâu hơn nữa là Lầu Ngũ long.Tại đây mọi người ngồi tránh mưa trên bậc lên xuống y như ngồi trên khán đài để xem cảnh người đi trong mưa.
Mưa kèm theo gió ngày càng mạnh, những người đi dạo bên hồ vội chạy đến sảnh bưu điện. Trong đó chúng tôi nhận thấy ngay một số sĩ tử đi thi. Trước khi bước vào đợt hai kỳ thi đại học, cao đẳng, các sĩ tử tranh thủ đi dạo chung quanh hồ, vào đền Ngọc Sơn, thắp hương ở chân tháp bút, bảng tranh đắp vượt vũ môn, cá hóa rồng ( lớp cổng thứ hai bên phải ) để cầu may. Có sĩ tử vừa đợi cơn mưa tạnh vừa lấy tài liệu ra xem lại. Vì gần bến xe ô - tô buýt cho nên số lượng sĩ tử đến đây cũng như lên xe khách rất đông.
Bác là nhà báo à! quay lại chúng tôi thấy một trong hai bạn trẻ mắc áo xanh tình nguyện hỏi. Tôi trả lời đúng như vậy và đang ghi lại cảnh mọi người trú mưa giông. Hai bạn trẻ cho biết: chúng cháu học ở Trường đại học Ngoại thương, tham gia đội sinh viên tình nguyện của nhà trường. Bọn cháu tranh thủ đi dạo cho thoải mái để ngày mai bước vào nhiệm vụ tư vấn cho sĩ tử đi thi. Nói xong hai bạn trẻ chào chúng tôi và đi vào trong mưa. Đúng là thanh niên tình nguyện !
Vì là cuối giờ ngày nghỉ cho nên có nhiều người đi bộ tập thể dục chung quanh hồ. Trú mưa, ngoài những người đi bộ còn có những người đi xe đạp thể thao. Trong những năm gần đây giới trẻ Hà Nội rất chuộng đi xe đạp thể thao. Họ đội mũ, đeo găng tay, đi giầy y như hình ảnh chúng ta thường thấy trên các báo nước ngoài. Nói là xe đạp nhưng giá của nó nhiều khi còn cao hơn giá một chiếc xe máy bình thường. Có chiếc xe đạp giá khoảng một đến hai nghìn đô-la.
Hồ Hoàn Kiếm không phải là nơi nhiều người đi xe đạp chọn đến. Địa điểm lý tưởng của người đi xe đạp thể thao đó là con đường chung quanh Hồ Tây. Khi là từng người đi, khi thì hai ba người cùng đi với nhau. Thường là họ đi vào buổi sáng, một vòng ( 17 km ), hay hai vòng. Có người vừa mặc áo mưa vừa đạp xe mặc dù trời không mưa. Họ bảo chùm áo mưa giữa mùa hè ra nhiều mồ hôi và như vậy sẽ giảm béo nhanh.
Hồ Hoàn Kiếm là một địa điểm du lịch mà ai tới Hà Nội cũng phải đến. Do vậy trong số người trú mưa ở đây có nhiều khách nước ngoài. Chờ mưa họ ngồi ngả trên bậc lên xuống y như nằm trên bãi biển. Có một hiện tượng mà trong nhiều năm qua chúng tôi chưa lý giải được là khách du lịch nước ngoài đến nước ta rất hay ngồi bậc lên xuống ? Khi đi nước ngoài người Việt mình có hay ngồi bậc lên xuống đâu. Có mỏi chân cũng phải tìm ghế ngồi hoặc dựa vào đâu đó. Đằng này họ là ngồi một cách thoải mái.
Có ba khách du lịch người Trung quốc. Họ cười nói vui vẻ chụp ảnh trong mưa. Nhìn sang phía hồ tôi thấy có một chiếc ô-tô lao đến đỗ canh tháp Hòa Phong. Một người đàn ông mở cửa xe, chay ra hồ để quay phim. Sau đó chạy lên xe. Có lẽ mai vị khách nước ngoài này trở về nước cho nên phải tranh thủ quay cảnh hồ Hoàn Kiếm để mang về giới thiệu cho bạn bè.
Mưa xuống chúng tôi được trú mưa, còn những người khác vẫn phải làm việc đó là người đưa thư, lấy thư từ thùng rồi lên xe chuyên dụng đến các trạm bưu điện khác, chiều nào cũng vậy, tuần nào cũng thế, bất chấp lúc đó mưa hay nắng. Phía tháp Hòa Phong, người công nhân Công ty Môi trường đô thị chuyển rác từ thùng lên xe. Cứ mưa là công nhân Công ty thoát nước lại đổ ra hồ, kịp thời xử ký các tụ điểm thường xuyên ngập nước khi mưa to đó là miệng cống cây đa ( phía phải nhìn từ hồ vào) đoạn sát với tường hồi hiệu ảnh Hồng Vân. Cũng có khách muốn đi du lịch phố cổ trong mưa do vậy xe du lịch chạy điện vẫn lăn bánh.
Vào những lúc trời mưa như thế này cánh lái xe ta-xi sướng lắm, khách gọi bời bời. Xe Ta-xi luôn trong tình trạng “ cháy “ mặc dù toàn thành phố hiện có hơn 18 nghìn xe ta-xi.
Người buồn nhất khi mưa giông đến đó là cô bán hàng rong, mận, cóc và soài dầm ớt. Mưa càng lâu cô càng não lòng. Nhưng người mong mưa giông nhất và mong mưa thật lâu đó là một bà bán áo mưa. Bình thường mỗi chiếc áo mưa mỏng tang chỉ có giá hai nghìn đồng, nhưng vào lúc mưa như thế này bà bán đến 10 nghìn đồng. Loáng một cái bà đã bán được 20 chiếc.
Bà cười hoan hỷ, cám ơn ông trời vì chiều nay có mưa giông.
Hà Hồng
Chiều chủ nhật 7-7-2913, không khí ngột ngạt nóng bức. Khí nóng, mùi khói xe máy xồng xộc lao vào mũi. Đi đến Phú Gia chúng tôi đột ngột nhìn thấy một đám mây đen ùn ùn kéo đến. Gió ào ào đổ về. Mọi người chạy láo nháo để tránh cơn mưa đằng Tây. Có ông bố còng lưng bê xe đẩy chạy qua đường. Người già bắt tay chào nhau vội vàng để về nhà.
Tôi thì lại quyết định đi tiếp để đón cơn mưa phía đằng tây. Đến đoạn đối diện Báo Hà Nội mới, mây đen đã kéo đến chiếm hết cả bầu trời trên mặt hồ. Đi đến Bưu điện Hà Nội, cơn mưa giông ập đến. Tôi cùng với mọi người chạy qua đường để trú mưa ở một địa điểm lý tưởng: sảnh của Bưu điện Hà Nội. Trước đây là đất của Chùa Báo Ân, lâu hơn nữa là Lầu Ngũ long.Tại đây mọi người ngồi tránh mưa trên bậc lên xuống y như ngồi trên khán đài để xem cảnh người đi trong mưa.
Mưa kèm theo gió ngày càng mạnh, những người đi dạo bên hồ vội chạy đến sảnh bưu điện. Trong đó chúng tôi nhận thấy ngay một số sĩ tử đi thi. Trước khi bước vào đợt hai kỳ thi đại học, cao đẳng, các sĩ tử tranh thủ đi dạo chung quanh hồ, vào đền Ngọc Sơn, thắp hương ở chân tháp bút, bảng tranh đắp vượt vũ môn, cá hóa rồng ( lớp cổng thứ hai bên phải ) để cầu may. Có sĩ tử vừa đợi cơn mưa tạnh vừa lấy tài liệu ra xem lại. Vì gần bến xe ô - tô buýt cho nên số lượng sĩ tử đến đây cũng như lên xe khách rất đông.
Bác là nhà báo à! quay lại chúng tôi thấy một trong hai bạn trẻ mắc áo xanh tình nguyện hỏi. Tôi trả lời đúng như vậy và đang ghi lại cảnh mọi người trú mưa giông. Hai bạn trẻ cho biết: chúng cháu học ở Trường đại học Ngoại thương, tham gia đội sinh viên tình nguyện của nhà trường. Bọn cháu tranh thủ đi dạo cho thoải mái để ngày mai bước vào nhiệm vụ tư vấn cho sĩ tử đi thi. Nói xong hai bạn trẻ chào chúng tôi và đi vào trong mưa. Đúng là thanh niên tình nguyện !
Vì là cuối giờ ngày nghỉ cho nên có nhiều người đi bộ tập thể dục chung quanh hồ. Trú mưa, ngoài những người đi bộ còn có những người đi xe đạp thể thao. Trong những năm gần đây giới trẻ Hà Nội rất chuộng đi xe đạp thể thao. Họ đội mũ, đeo găng tay, đi giầy y như hình ảnh chúng ta thường thấy trên các báo nước ngoài. Nói là xe đạp nhưng giá của nó nhiều khi còn cao hơn giá một chiếc xe máy bình thường. Có chiếc xe đạp giá khoảng một đến hai nghìn đô-la.
Hồ Hoàn Kiếm không phải là nơi nhiều người đi xe đạp chọn đến. Địa điểm lý tưởng của người đi xe đạp thể thao đó là con đường chung quanh Hồ Tây. Khi là từng người đi, khi thì hai ba người cùng đi với nhau. Thường là họ đi vào buổi sáng, một vòng ( 17 km ), hay hai vòng. Có người vừa mặc áo mưa vừa đạp xe mặc dù trời không mưa. Họ bảo chùm áo mưa giữa mùa hè ra nhiều mồ hôi và như vậy sẽ giảm béo nhanh.
Hồ Hoàn Kiếm là một địa điểm du lịch mà ai tới Hà Nội cũng phải đến. Do vậy trong số người trú mưa ở đây có nhiều khách nước ngoài. Chờ mưa họ ngồi ngả trên bậc lên xuống y như nằm trên bãi biển. Có một hiện tượng mà trong nhiều năm qua chúng tôi chưa lý giải được là khách du lịch nước ngoài đến nước ta rất hay ngồi bậc lên xuống ? Khi đi nước ngoài người Việt mình có hay ngồi bậc lên xuống đâu. Có mỏi chân cũng phải tìm ghế ngồi hoặc dựa vào đâu đó. Đằng này họ là ngồi một cách thoải mái.
Có ba khách du lịch người Trung quốc. Họ cười nói vui vẻ chụp ảnh trong mưa. Nhìn sang phía hồ tôi thấy có một chiếc ô-tô lao đến đỗ canh tháp Hòa Phong. Một người đàn ông mở cửa xe, chay ra hồ để quay phim. Sau đó chạy lên xe. Có lẽ mai vị khách nước ngoài này trở về nước cho nên phải tranh thủ quay cảnh hồ Hoàn Kiếm để mang về giới thiệu cho bạn bè.
Mưa xuống chúng tôi được trú mưa, còn những người khác vẫn phải làm việc đó là người đưa thư, lấy thư từ thùng rồi lên xe chuyên dụng đến các trạm bưu điện khác, chiều nào cũng vậy, tuần nào cũng thế, bất chấp lúc đó mưa hay nắng. Phía tháp Hòa Phong, người công nhân Công ty Môi trường đô thị chuyển rác từ thùng lên xe. Cứ mưa là công nhân Công ty thoát nước lại đổ ra hồ, kịp thời xử ký các tụ điểm thường xuyên ngập nước khi mưa to đó là miệng cống cây đa ( phía phải nhìn từ hồ vào) đoạn sát với tường hồi hiệu ảnh Hồng Vân. Cũng có khách muốn đi du lịch phố cổ trong mưa do vậy xe du lịch chạy điện vẫn lăn bánh.
Vào những lúc trời mưa như thế này cánh lái xe ta-xi sướng lắm, khách gọi bời bời. Xe Ta-xi luôn trong tình trạng “ cháy “ mặc dù toàn thành phố hiện có hơn 18 nghìn xe ta-xi.
Người buồn nhất khi mưa giông đến đó là cô bán hàng rong, mận, cóc và soài dầm ớt. Mưa càng lâu cô càng não lòng. Nhưng người mong mưa giông nhất và mong mưa thật lâu đó là một bà bán áo mưa. Bình thường mỗi chiếc áo mưa mỏng tang chỉ có giá hai nghìn đồng, nhưng vào lúc mưa như thế này bà bán đến 10 nghìn đồng. Loáng một cái bà đã bán được 20 chiếc.
Bà cười hoan hỷ, cám ơn ông trời vì chiều nay có mưa giông.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 313)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 836)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Công ty Ô-tô Toyota tặng xe thu gom rác quanh hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 12-3-2008 | Đã xem: 5476)
2. Người già nhảy híp hốp (Cập nhật: 3-12-2011 | Đã xem: 6383)
3. Nhường chỗ cho mầm lá trỗi dậy (Cập nhật: 27-2-2008 | Đã xem: 6391)
4. Trăn gấm xuất hiện ở 71 phố Hàng Trống (Cập nhật: 17-4-2018 | Đã xem: 3554)
5. Công ty cổ phần Thủy Tạ đã dỡ mái tôn lợp không phép (Cập nhật: 10-9-2010 | Đã xem: 6876)
6. Ngồi thiền (Cập nhật: 29-7-2009 | Đã xem: 7605)
7. VÙNG ĐẤT VĂN HÓA HỒ GƯƠM: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình (Cập nhật: 13-8-2018 | Đã xem: 3469)
8. Vỡ ghế đá cổ bên hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 6-2-2015 | Đã xem: 4600)
9. Hai mẹ con bên cây lộc vừng chín gốc (Cập nhật: 13-8-2008 | Đã xem: 9887)
10. Bất ngờ được gặp Tổng thống Nga Mép-vê-đép (Cập nhật: 3-11-2010 | Đã xem: 8479)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .