Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Nhiều người dân có ý thức bảo vệ môi trường khi phóng sinh cá
Cập nhật: 7-2-2010 | Đã xem: 5451
Từ năm 2006 đến nay năm nào chúng tôi cũng chụp ảnh mọi người phóng sinh cá ở hồ Hoàn Kiếm, tại một vị trí đối diện với Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vào ngày ông Công, ông Táo về trời. Nhiều người hỏi không biết nhàm chán à, khi chụp mãi một đề tài ? Đối với chúng tôi thì không, mỗi năm chụp cảnh mọi người đi phóng sinh cá chúng tôi lại tìm được những cảm giác mới lạ.
Ngày 23 tháng chạp năm nay, trời ấm, cho nên có nhiều người đi dạo quanh hồ. Nhiều vị khách du lịch thích thú xem mọi người thả cá và nghe sự tích ông Công, ông Táo do người hước dẫn viên du lịch kể. Nhiều ông, bà bế cháu ra xem mọi người phóng sinh cá.
Quan sát kỹ từng người ra đây để phóng sinh cá chúng tôi có thể phỏng đoán tính cách của họ. Người cẩn thận bao giờ cũng phải tìm cánh bước xuống gần mặt nước nhất rồi từ từ nghiên xô, chậu trên mặt hồ để cá tự bơi ra. có người còn cầu trời, cầu đất trước khi phóng sinh cá.
Người cẩu thả thường đứng thẳng, đổ cả nước, cả cá xuống mái nghiên bê-tông. với cách phóng sinh như vậy nhiều con cá vàng đã chết do đầu bị đập vào mái nghiên bê-tông. Háo hức nhất là bọ trẻ. Thường ngày chẳng bao giời chúng được bố, mẹ cho cầm cá vì sợ tanh. Hôm nay chúng được phép cầm từng con cá thả xuống hồ. Chúng hồi hộp, bắt từng con cá trong bát, túi ni-lông.
Người đi phóng sinh cá thường là các hộ dân sống khu vực phố Hàng Ngang, Hàng Đào do vậy họ thường đi bộ, đựng cá trong bát thủy tinh, nồi nhôm. Người ở xa thường đi xe máy, đựng cá trong túi ni-lông. Mấy chị bán hàng rong những ngày như thế này không bán hoa quả nữa mà bán cá vàng cho mọi người mua để phóng sinh.
Sau nhiều năm chụp ảnh mọi người phóng sinh cá ở hồ Hoàn Kiếm vào ngày 23 tháng chạp, năm nay là năm chúng tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường của mọi người được nâng lên rõ rệt. Không còn tình trạng sau khí phóng sinh cá mọi người lại vứt túi ni-lông bừa bãi trên mặt hồ, trên bờ như các năm trước.
Để thuận tiện cho mọi người, Công ty môi trường đô thị đã đặt sẵn các thùng rác di động trên bờ. Nhân viên Đội An ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm năm nay “ nhàn “ vì không vất vả phải nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh như các năm trước. Bằng những việc làm nhỏ đó người Hà Nội đang góp sức bảo vệ một trường của một thủ đô nghìn năm tuổi./.
Hà Hồng
Ngày 23 tháng chạp năm nay, trời ấm, cho nên có nhiều người đi dạo quanh hồ. Nhiều vị khách du lịch thích thú xem mọi người thả cá và nghe sự tích ông Công, ông Táo do người hước dẫn viên du lịch kể. Nhiều ông, bà bế cháu ra xem mọi người phóng sinh cá.
Quan sát kỹ từng người ra đây để phóng sinh cá chúng tôi có thể phỏng đoán tính cách của họ. Người cẩn thận bao giờ cũng phải tìm cánh bước xuống gần mặt nước nhất rồi từ từ nghiên xô, chậu trên mặt hồ để cá tự bơi ra. có người còn cầu trời, cầu đất trước khi phóng sinh cá.
Người cẩu thả thường đứng thẳng, đổ cả nước, cả cá xuống mái nghiên bê-tông. với cách phóng sinh như vậy nhiều con cá vàng đã chết do đầu bị đập vào mái nghiên bê-tông. Háo hức nhất là bọ trẻ. Thường ngày chẳng bao giời chúng được bố, mẹ cho cầm cá vì sợ tanh. Hôm nay chúng được phép cầm từng con cá thả xuống hồ. Chúng hồi hộp, bắt từng con cá trong bát, túi ni-lông.
Người đi phóng sinh cá thường là các hộ dân sống khu vực phố Hàng Ngang, Hàng Đào do vậy họ thường đi bộ, đựng cá trong bát thủy tinh, nồi nhôm. Người ở xa thường đi xe máy, đựng cá trong túi ni-lông. Mấy chị bán hàng rong những ngày như thế này không bán hoa quả nữa mà bán cá vàng cho mọi người mua để phóng sinh.
Sau nhiều năm chụp ảnh mọi người phóng sinh cá ở hồ Hoàn Kiếm vào ngày 23 tháng chạp, năm nay là năm chúng tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường của mọi người được nâng lên rõ rệt. Không còn tình trạng sau khí phóng sinh cá mọi người lại vứt túi ni-lông bừa bãi trên mặt hồ, trên bờ như các năm trước.
Để thuận tiện cho mọi người, Công ty môi trường đô thị đã đặt sẵn các thùng rác di động trên bờ. Nhân viên Đội An ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm năm nay “ nhàn “ vì không vất vả phải nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh như các năm trước. Bằng những việc làm nhỏ đó người Hà Nội đang góp sức bảo vệ một trường của một thủ đô nghìn năm tuổi./.
Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Đài phun nước đẹp và bẩn (Cập nhật: 4-6-2025 | Đã xem: 50)
2. Người công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chợp mắt được vài phút quý giá (Cập nhật: 15-9-2024 | Đã xem: 311)
3. Giải tỏa khu vực dân cư chung quanh đền Bà Kiệu (Cập nhật: 14-9-2024 | Đã xem: 296)
4. Níu giữ mầu xanh (Cập nhật: 14-9-2024 | Đã xem: 297)
5. Trồng lại cây bên Hồ Gươm (Cập nhật: 9-9-2024 | Đã xem: 288)
6. Hàng chục cây ngã, đổ chung quanh Hồ Gươm (Cập nhật: 8-9-2024 | Đã xem: 377)
7. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 643)
8. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 816)
9. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 822)
10. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 883)
11. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 758)
CÁC TIN KHÁC
1. Nhiều đoạn kè Hồ Gươm bị lún sụt (Cập nhật: 30-6-2019 | Đã xem: 2643)
2. Ông Thành! (Cập nhật: 12-6-2021 | Đã xem: 2739)
3. Ca - nô đi trên hồ (Cập nhật: 29-4-2020 | Đã xem: 1805)
4. Công ty cổ phần Thủy Tạ đã dỡ mái tôn lợp không phép (Cập nhật: 10-9-2010 | Đã xem: 7106)
5. Tiết kiệm (Cập nhật: 10-9-2009 | Đã xem: 8437)
6. Sen trắng (Cập nhật: 1-7-2013 | Đã xem: 8292)
7. Đua xe đạp phong trào tranh Cúp Bia Hà Nội (Cập nhật: 27-9-2014 | Đã xem: 6409)
8. Mong sao đó là một hoạt động ấn tượng trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (Cập nhật: 16-8-2009 | Đã xem: 5803)
9. Gặp hụt Thủ tướng Nhật Bản (Cập nhật: 23-10-2020 | Đã xem: 1549)
10. Lòng hồ sâu nhất phía đường Lê Thái Tổ (Cập nhật: 11-12-2008 | Đã xem: 11888)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .