Cần có người hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp ở hồ Hoàn Kiếm
Các bạn yêu “ hohoankiem. org” thân mến, trong thời gian công tác ở Ca- na-da vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2010, chúng tôi đã có dịp được đến hai thành phố của tỉnh New Brunswick đó là Saint John và Fredericton. Tuy thời gian được đi ngắm cảnh hai thành phố rất ít vì thời gian chủ yếu phải dự khoá học về môi trường, nhưng chúng tôi biết khá nhiều lịch sử của hai thành phố nói trên.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040810x/huongdanvienhhkx1.jpg
  
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040810x/huongdanvienhhkx2.jpg


Lý do là chúng tôi được đi hai tua du lịch ngắn để thăm quan hai thành phố. Hai người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đã để lại trong chúng tôi những tình cảm tốt đẹp.

Hà Nội nói chung, hồ Hoàn Kiếm nói riêng chưa có đội ngũ những người hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp. Quận Hoàn Kiếm mới đưa hình thức du lịch trên xe điện xung quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ, nhưng đó chỉ là du lịch “ chay” vì mọi người tự nhìn, tự cảm nhận không có người hướng dẫn, giới thiệu.

Qua chuyên đi du chung quanh hai thành phố của tỉnh New Brunswick, với hai người hướng dẫn du lịch, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét về những yêu cầu cần có của một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040810x/huongdanvienhhkx3.jpg


Thứ nhất: Họ là những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất mình hướng dẫn viên du lịch. Ông Ke Vin là giáo viên và hiệu trưởng trường tiểu học ở thành phố Saint John hằng chục năm cho đến khi nghỉ hưu. Anh Devid sinh ra và lớn lên ở Fredericton, học trường nghệ thuật rồi đi là hướng dẫn viên du lịch.

Thứ hai: Người hướng dẫn viên du lịch phải là người am hiểu tường tận lịch sự của địa danh mình đưa khách đi. Việc tỏ tường lịch sử không chỉ mô tả những sự kiện diễn ra theo trật tự thời gian mà còn có thêm những câu chuyện với tình tiết hấp dẫn người nghe.

Nhờ có câu chuyện của hướng dẫn viên Ke Vin ở thành phố Saint John mà chúng tôi biết được tại sao những ngôi nhà cổ ở đây đều có mái bằng và có gắn cây thánh giá trên tường.

Chuyện kể rằng vào năm 1877 phần lớn thành phố Saint John bị san phẳng bởi nhà làm bằng gỗ đã cháy hết. Người ta phải xây dựng lại thành phố. Những ngôi nhà mới được xây bằng gạch đỏ, đổ mái bằng; trên mỗi ngôi nhà đặt cây thánh giá ở những vị trí khác nhau. Lý do là xây nhà bằng gạch để chống cháy. Nhà đổ mái bằng để lính cứu hoả dễ thao tác khi dập đám cháy. Theo quy ước sẵn lính cứu hoả sẽ đến nơi đầu tiên là nơi đặt cây thánh giá để cứu người trong nhà đang đứng ở đó.

Thứ ba: Người hướng dẫn viên du lịch phải là người có tính hài ước, hóm hỉnh. Ông Ke Vin ở Saint John và anh Devid ở Frederiction đều là những người có khiếu kể chuyện và hóm hỉnh, họ luôn biết cách làm cho chúng tôi chú ý, tò mò và cười vang. Anh Devid mặc bộ quần áo của sĩ quan Anh những năm cuối thế kỷ 19. Anh chỉ cho mọi người xem quần anh đang mặc không có phéc-mơ-tuya. Muốn đi tiểu tiện phải biết cách cởi hai khuy, đi đại tiện phải cởi bốn khuy. Chi tiết này làm chúng tôi nhớ mãi và còn tranh cãi ngay cả khi về nhà.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d040810x/huongdanvienhhkx4.jpg


Khi đi sang đường, bất ngờ Devid nhẩy ra giữa đường chặn xe bằng động tác thuần thục như đang xuống tấn, vừa gây được sự chú ý cho lái xe dừng lại vừa làm cho chúng tôi ngạc nghiên cười vui vẻ.

Thứ tư: Toàn dân từ người cao nhất của thành phố đến người dân bình thường đều có ý thức làm du lịch. Khi chúng tôi đến thành phố Saint John, chúng tôi vinh dự được thị trưởng thành phố tiếp ngay tại phòng làm việc của ông ở tầng tám của toà thị chính. Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe lịch sử của thành phố, cho chúng tôi xem vòng cổ bằng vàng, cho ngồi trên ghế mà nữ hoàng Anh đã từng ngồi, mời từng người ghi tên tuổi, địa chỉ của mình vào sổ lưu niệm của thành phố, tặng huy hiệu....

Không biết đến bao giờ khách du lịch đến Hà Nội được đón tiếp như vậy ?

Hà Hồng
Khach | Dang nhap