Hiệu ảnh di động
Chung quanh hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều thợ chụp ảnh dạo. Họ tập trung chủ yếu khu vực đền Ngọc Sơn, rồi đến vườn hoa đối diện với Điện lực Hoàn Kiếm ( trên phố Đinh Tiên Hoàng ); khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ; đối diện Báo Hà Nội Mới.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d260910x/chupanhhhkx1.jpg
  
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d260910x/chupanhhhkx2.jpg


Từ khoảng hơn một năm trở lại đây, nhiều thợ ảnh đã chuyển từ chụp máy ảnh dùng phim sang máy ảnh số, do vậy thuận tiện cho người chụp. Họ chỉ cần mang thẻ nhớ, chạy ù sang đường vào các hiệu ảnh trên đường Đinh Tiên Hoàng là có thể phóng ảnh ngay cho khách. Không phải lúi húi cho hay tay vào túi đen để cắt phim ( một vài kiểu vừa chụp cho khách ) để mang đi in tráng ảnh. Máy ảnh chụp phim đang dần được chuyển vào “ bảo tàng ”.

Anh Trần Tiến Long, Hội viên Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Hà Nội, nhà ở xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, Hà Nội ( điện thoại D Đ : 0912611117 ) cũng thường ra hồ để chụp ảnh. Anh chụp phong cảnh, nhưng có ai nhờ chụp ảnh chân dung anh cũng không từ chối.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d260910x/chupanhhhkx3.jpg


Nhiều người thích anh chụp ảnh, không chỉ vì anh có tay nghề cao mà còn có “ hiệu ảnh di động ”. Sau khi chụp, chỉ cần đứng chờ khoảng hai, ba phút là có ảnh ngay. “Hiệu ảnh di động” chính là máy phóng ảnh nhỏ bé hiệu Canon, anh Tiến Long mang đi cùng. Để có điện, anh đã nối các bình ắc –quy lại với nhau, đủ 12 V. Người Nhật mà nhìn thấy chiếc máy phóng ảnh di động cải tiến chắc phải tặng anh : “Huy chương sáng tạo” .


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d260910x/chupanhhhkx4.jpg


Mỗi chiếc ảnh anh Tiến Long thu 20 nghìn đồng của khách. Là người khó tính, có bức ảnh nào chụp không đẹp, mầu xấu, anh chụp lại, phóng lại cho đến khi khách hàng ưng ý thì thôi. Anh tâm sự: Thà mình chịu lỗ còn hơn đển người ta chê “ nghệ sỹ nhiếp ảnh gì mà chụp xầu thế “ ./.

Hà Hồng
Khach | Dang nhap