Vĩnh biệt nhé cột điện !
Ngày 21-3-2009, đi quanh hồ đoạn phố Lê Thái Tổ- Bảo Khánh, chúng tôi thấy một tốp thợ điện đang trèo trên cột điện. Cảnh tượng này chúng tôi đã nhìn thấy nhiều. Nhưng có lẽ đây là lần cuối chúng tôi được nhìn thấy dây điện và cột điện chạy chung quanh bờ hồ.
Trên phố Lê Thái Tổ, đoạn có trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, báo Hà Nội Mới, Bốn Mùa, các cột điện bằng sắt, bê- tông đã được dỡ bỏ. Không còn cảnh dây điện, dây điện thoại, cáp truyền hình treo lủng lẳng, trả lại không gian thoáng đãng trên vỉa hè.
Chia tay với cột điện ven hồ chúng tôi có cảm giác như chia tay với xe điện bánh sắt, chia tay với những kỷ niệm từ thời thơ ấu. Hồi mới hoà bình lập lại năm 1954, gia đình chúng tôi ở phố Đường Thành, anh trai tôi thường ra cột điện để đón bố mẹ đi làm về. Trong lúc chờ, anh tôi có thói quen hay thè lưỡi liếm cột điện một cách ngon lành.
Thời bao cấp, điện sinh hoạt thường “phập phù” lúc có, lúc không. Nhiều lúc có điện nhưng bóng đèn sáng “đỏ quành quạch” vì đường dây quá tải. Vào mùa ôn thi đại học, chị gái chúng tôi cùng mấy cô bạn trong ngõ, ra ngoài đường, ngồi học ôn dưới cột điện.
Sau này khi gia đình chuyển về phố Lý Thường Kiệt, chúng tôi thường dùng cột điện ở đầu ngõ để làm điểm tựa cho trò chơi nhẩy ngựa. Không phân biệt nam, nữ, bọn trẻ ngõ chúng tôi chia làm hai nhóm để nhẩy ngựa ( một nhóm cúi xuống để cho các bạn nhóm kia lần lượt nhảy lên. Trò chơi kết thúc, khi có ai đó “ ngã ngựa ” ).
Để có “ chỗ ” cho người sau, người nhảy lần đầu phải nhẩy lên lưng người sát với cột điện. Nhiều lần chúng tôi nhẩy mạnh quá, mặt bị “ dừng đột ngột” trước cột điện, thâm tím, sưng vù, nhưng cả bọn lại được trận cười ngặt nghẽo....
Rồi khi chúng tôi khôn lớn, mỗi lần đi chơi về muộn lại thấy mẹ ngồi dưới cột điện đầu ngõ ngóng chờ. Mẹ chúng tôi lo cho chúng tôi đi đường gặp điều bất trắc, nên thường ngồi cột điện để chờ chúng tôi. Và đến bây giờ, khi mẹ đã mất, chúng tôi lại ra ngõ, ngồi dưới cột điện chờ con gái mình đi học thêm về.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thành phố có chủ trương ngầm hoá đường điện, cáp viễn thông, trước hết là khu vực chung quanh bờ Hồ, sau đó mở rộng ra các phố. Điều đó đồng nghĩa với việc thành phố sẽ không còn cột điện nữa.
Vĩnh biệt nhé cột điện, nơi lưu giữ những kỷ niệm của tôi !
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c220309x/kyniemcotdenx1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c220309x/kyniemcotdenx2.jpg
Trên phố Lê Thái Tổ, đoạn có trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, báo Hà Nội Mới, Bốn Mùa, các cột điện bằng sắt, bê- tông đã được dỡ bỏ. Không còn cảnh dây điện, dây điện thoại, cáp truyền hình treo lủng lẳng, trả lại không gian thoáng đãng trên vỉa hè.
Chia tay với cột điện ven hồ chúng tôi có cảm giác như chia tay với xe điện bánh sắt, chia tay với những kỷ niệm từ thời thơ ấu. Hồi mới hoà bình lập lại năm 1954, gia đình chúng tôi ở phố Đường Thành, anh trai tôi thường ra cột điện để đón bố mẹ đi làm về. Trong lúc chờ, anh tôi có thói quen hay thè lưỡi liếm cột điện một cách ngon lành.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c220309x/kyniemcotdenx3.jpg
Thời bao cấp, điện sinh hoạt thường “phập phù” lúc có, lúc không. Nhiều lúc có điện nhưng bóng đèn sáng “đỏ quành quạch” vì đường dây quá tải. Vào mùa ôn thi đại học, chị gái chúng tôi cùng mấy cô bạn trong ngõ, ra ngoài đường, ngồi học ôn dưới cột điện.
Sau này khi gia đình chuyển về phố Lý Thường Kiệt, chúng tôi thường dùng cột điện ở đầu ngõ để làm điểm tựa cho trò chơi nhẩy ngựa. Không phân biệt nam, nữ, bọn trẻ ngõ chúng tôi chia làm hai nhóm để nhẩy ngựa ( một nhóm cúi xuống để cho các bạn nhóm kia lần lượt nhảy lên. Trò chơi kết thúc, khi có ai đó “ ngã ngựa ” ).
Để có “ chỗ ” cho người sau, người nhảy lần đầu phải nhẩy lên lưng người sát với cột điện. Nhiều lần chúng tôi nhẩy mạnh quá, mặt bị “ dừng đột ngột” trước cột điện, thâm tím, sưng vù, nhưng cả bọn lại được trận cười ngặt nghẽo....
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c220309x/kyniemcotdenx4.jpg
Rồi khi chúng tôi khôn lớn, mỗi lần đi chơi về muộn lại thấy mẹ ngồi dưới cột điện đầu ngõ ngóng chờ. Mẹ chúng tôi lo cho chúng tôi đi đường gặp điều bất trắc, nên thường ngồi cột điện để chờ chúng tôi. Và đến bây giờ, khi mẹ đã mất, chúng tôi lại ra ngõ, ngồi dưới cột điện chờ con gái mình đi học thêm về.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thành phố có chủ trương ngầm hoá đường điện, cáp viễn thông, trước hết là khu vực chung quanh bờ Hồ, sau đó mở rộng ra các phố. Điều đó đồng nghĩa với việc thành phố sẽ không còn cột điện nữa.
Vĩnh biệt nhé cột điện, nơi lưu giữ những kỷ niệm của tôi !
Hà Hồng