Chú rùa nhỏ dính lưỡi câu chùm
Chiều 3-7-2009, đi đến đoạn đối diện với báo Hà Nội Mới, chúng tôi thấy có một chú rùa nhỏ. Biết có người đứng nhìn, chú rùa vẫn tiếp tục bơi và bò lên bờ.
Đây là dịp tốt nhất để chiêm ngưỡng “cận cảnh” . Chúng tôi cúi xuống, nắm vào thành mai nhấc chú rùa nhỏ lên. Theo phản xạ, cả đầu, chân của chú đều thụt vào trong. Đặt ngửa chú rùa ra, chúng tôi thấy phía yếm rất đẹp. Nó được chia thành nhiều ô vuông và hình tam giác, bên trong có những vòng đen bí ẩn.
Chú không phải là con, là cháu cụ rùa hơn 600 tuổi còn sống dưới hồ. Chú được mọi người phóng sinh xuống đây vào ngày 23 tháng chạp.
Khi nhìn lên phía cổ, chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ở đó có máu. Mắt chú rùa lờ đờ, mọi cử chỉ chậm chạm. Chú đã dính lưỡi câu chùm của những cậu bé chuyên đi bắt rùa trộm. Mấy bạn trẻ vừa thả chú rùa con trở lại hồ vừa xót xa nói: không biết nó có sống được không? thương cho mày quá rùa ơi !
Nhìn thoáng qua, không thể nhận biết những đứa trẻ đi dạo chơi quanh hồ hay đi câu. Tuy vậy, khi nhiều lần đi quanh hồ, chúng tôi có thể nhận biết ra chúng. Bọn trẻ thường đi một toán hai, ba đứa với nhau. Người gầy nhẳng, hay mặc quần soóc, áo phông. Chúng hay mặc quần soóc để bỏ lưỡi câu chùm, quận dây, và đút rùa vào đó mỗi khi câu được.
Khi nhìn thấy bọt sủi tăm cách bờ chừng 5-15 mét chúng phi lưỡi câu chùm về phía đó (thường là quá vị trí sủi bọt chừng nửa mét ) rồi giật mạnh. Chú rùa nào “xấu số” sẽ mắc lưỡi câu chùm. Bắt được con nào bọn trẻ lại đút ngay vào túi, đi như bình thường.
Việc bắt rùa bằng lưỡi câu chùm diễn ra hằng ngày. Sợ nhất là khi phi lưỡi câu chùm ra xa, nếu không cẩn thận sẽ bay ngược lại phía bờ, gây guy hiểm cho người đi dạo. Việc này lực lượng an ninh đã biết nhưng chưa ngăn chặn được. Phải chăng đó là việc nhỏ ?
Hà Hồng
Đây là dịp tốt nhất để chiêm ngưỡng “cận cảnh” . Chúng tôi cúi xuống, nắm vào thành mai nhấc chú rùa nhỏ lên. Theo phản xạ, cả đầu, chân của chú đều thụt vào trong. Đặt ngửa chú rùa ra, chúng tôi thấy phía yếm rất đẹp. Nó được chia thành nhiều ô vuông và hình tam giác, bên trong có những vòng đen bí ẩn.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c160709x/ruanhox1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c160709x/ruanhox2.jpg
Chú không phải là con, là cháu cụ rùa hơn 600 tuổi còn sống dưới hồ. Chú được mọi người phóng sinh xuống đây vào ngày 23 tháng chạp.
Khi nhìn lên phía cổ, chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ở đó có máu. Mắt chú rùa lờ đờ, mọi cử chỉ chậm chạm. Chú đã dính lưỡi câu chùm của những cậu bé chuyên đi bắt rùa trộm. Mấy bạn trẻ vừa thả chú rùa con trở lại hồ vừa xót xa nói: không biết nó có sống được không? thương cho mày quá rùa ơi !
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c160709x/ruanhox3.jpg
Nhìn thoáng qua, không thể nhận biết những đứa trẻ đi dạo chơi quanh hồ hay đi câu. Tuy vậy, khi nhiều lần đi quanh hồ, chúng tôi có thể nhận biết ra chúng. Bọn trẻ thường đi một toán hai, ba đứa với nhau. Người gầy nhẳng, hay mặc quần soóc, áo phông. Chúng hay mặc quần soóc để bỏ lưỡi câu chùm, quận dây, và đút rùa vào đó mỗi khi câu được.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c160709x/ruanhox4.jpg
Khi nhìn thấy bọt sủi tăm cách bờ chừng 5-15 mét chúng phi lưỡi câu chùm về phía đó (thường là quá vị trí sủi bọt chừng nửa mét ) rồi giật mạnh. Chú rùa nào “xấu số” sẽ mắc lưỡi câu chùm. Bắt được con nào bọn trẻ lại đút ngay vào túi, đi như bình thường.
Việc bắt rùa bằng lưỡi câu chùm diễn ra hằng ngày. Sợ nhất là khi phi lưỡi câu chùm ra xa, nếu không cẩn thận sẽ bay ngược lại phía bờ, gây guy hiểm cho người đi dạo. Việc này lực lượng an ninh đã biết nhưng chưa ngăn chặn được. Phải chăng đó là việc nhỏ ?
Hà Hồng