Bưu điện Hà Nội Thời Pháp
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org ” đã biết, Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội. Chùa được xây dựng vào 1842 ở bờ đông hồ Gươm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Chùa Báo Ân nằm trên khu đất gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c310809x/buudienhhkx1.jpg


Tới năm 1888, Thực dân Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn tháp Hòa Phong phía sau chùa được giữ lại, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Vì chùa có hào nước trồng sen bao quanh cho nên chùa còn có tên Liên Trì, có nghĩa là "Ao sen”


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c310809x/buudienhhkx2.jpg


Dựa trên bức ảnh chụp hồ Hoàn Kiếm vào những năm đầu thế kỷ XX chúng ta đã xác định được bưu điện Hà Nội thời pháp thuộc. Bức ảnh thứ nhất các bạn thấy được một phần nhà bưu điện ở phía trên bên phải bức ảnh ( người chụp đứng ở đầu phố Hàng Khay chụp về phía tháp Hoà Phong ).

Bức ảnh thứ hai, chúng ta cũng nhìn thấy một phần nhà bưu điện ở phía trên bên phải bức ảnh ( người chụp đứng bên phía đường Lê Thái Tổ chụp sang).


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c310809x/buudienhhkx3.jpg


Bức ảnh thứ ba là chụp toàn cảnh nhà Bưu điện Hà Nội thời Pháp đô Hộ. Thật ra trên bức ảnh toàn cảnh này đã được chú thích là bưu điện Hà Nội, nhưng chúng tôi thấy lạ vì không có các công trình chung quanh để đối chứng.

Như vậy sau khi phân tích hai bức ảnh nói trên chúng ta mới có thể khẳng định được bức ảnh thứ ba là bưu điện Hà Nội. Vì sao bưu điện Hà Nội này bị phá, trước khi bưu điện Hà Nội như ngày nay được xây dựng ? Câu hỏi đang là một ẩn số. Rất mong các bạn yêu “hohoankiem.org ” giúp chúng tôi tìm ra câu hỏi này./.

Hà Hồng
Khach | Dang nhap