Cây cảnh, đá cảnh một phần nội tâm của người Hà thành
Ngày 4-10-2009, nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hội Cây cảnh nghệ thuật Thăng Long trưng bày 500 tác phẩm cây cảnh, đá cảnh tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Đây là cuộc trưng bày lớn nhất từ trước tới nay của nhiều tác giả là người say mê, yêu thích cây cảnh và nghệ nhân của các quận huyện ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c081009x/caycanhhhkx1.jpg
  
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c081009x/caycanhhhkx2.jpg


Bồn cảnh, cây cảnh được trưng bày ở đây có những kiểu dáng truyền thống như: Thân thẳng đứng, thân nghiêng, thân nằm, thân huyền thác đổ, thân cong , hai thân, một gốc nhiều thân, tùng lâm, cây ôm đá, cây liền rễ.

Cuộc trưng bày lần này ngoài cây cảnh còn có đá cảnh. Nhiều phiến đá hình tự nhiên và cũng có nhiều phíên đá được tạc hình tượng phật, chim, thú.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c081009x/caycanhhhkx3.jpg


Luật sư Đặng Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cây cảnh nghệ thuật Thăng Long dẫn chúng tôi đi xem khu trưng bày và giải thích: Các bồn cảnh được trưng bày ở đây cho chúng ta thấy những góc nhìn khác nhau, vị trí khác nhau.

Sự sinh sôi nảy nở trong cái chậu nhỏ bé với sức sống bừng bừng, chứa đựng hàm ý cao sang. Cây tuy thu nhỏ nhưng chứa đựng một cái gì đó lớn lao, như đã trải qua năm tháng trường tồn. Nhờ có bàn tay chăm sóc của các nghệ nhân cây già gân guốc nhưng hoa lá tốt tươi, xum xuê. Chỉ là cây cảnh, bồn cảnh, đá cảnh, nhưng bên trong nó ẩn chứa nội tâm của người Hà Thành. Con người có thể cảm nhận và hoà mình vào thế giới tự nhiên giữa đô thị náo nhiệt, trong một khoảng sân nhỏ, góc vườn nhỏ.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c081009x/caycanhhhkx4.jpg


Con người từ tự nhiên sinh ra, làm đẹp cho tự nhiên và trở về với tự nhiên./.

Hà Hồng
Khach | Dang nhap