Kỳ công làm phim quảng cáo
Sáng 31-10-2009, đoạn đường đôi Lê Thái Tổ, từ Siêu thị Intimex đến trụ sở công an quận Hoàn Kiếm đều có công an chỉ đường, ngăn không cho xe ô-tô đi vào phần đường giáp hồ Hoàn Kiếm. Mục đích của việc ngăn đường này là phục vụ cho đoàn làm phim của Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c011109x/pquangcaohhkx1.jpg
  
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c011109x/pquangcaohhkx2.jpg


Đến gần, chúng tôi nhận thấy các nhà làm phim đang quay cảnh hai cô gái trẻ sử dụng điện thoại di động. Nhìn các ăn mặc của diễn viên, chúng tôi đoán họ đang diễn trong một cảnh mùa đông của Hà Nội. Đạo cụ cho phim là áo rét, khăn quàng, chậu hoa to, cành đào, cây nêu.

Chúng tôi may mắn được nói chuyện với một trong những diễn viên tham gia đóng phim. Đó là bác Quang Vịnh. Năm nay bác 70 tuổi. Bác đóng vai hai vợ chồng đi chơi xuân. Bác Vịnh nguyên là giáo viên dạy toán ở Sơn Tây. Khi về hưu, có người bạn mời đi đóng phim.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c011109x/pquangcaohhkx3.jpg


Thế là từ đó thầy giáo về hưu trở thành diễn viên cho nhiều bộ phim. Bác Quang Vịnh đã từng đóng 50 phim truyện và hơn mười phim quảng cáo. Cảnh phim bác Quang Vịnh đóng không phải trong một phim truyện nào đó mà trong một phim quảng cáo mì chính, dài 45 phút.

Thật là kỳ công, để có 45 phút quảng cáo, đơn vị có nhu cầu quảng cáo phải chi gần một tỷ đồng để thuê đạo diễn nước ngoài, phương tiện thiết bị thuê của Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/c011109x/pquangcaohhkx4.jpg


Thế mới biết để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hoá của mình doanh nghiệp đã tốn không ít tiền để chi cho việc làm phim, tổ chức các sự kiện... Lẽ dĩ nhiên số tiền đó được tính vào giá sản phẩm và người tiêu dùng phải trả.

Hà Hồng
Khach | Dang nhap