Sẽ chữa vết thương cho Cụ Rùa tại khu vực Tháp Rùa
Ngày 25-2, Ban chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ Rùa hồ Hoàn Kiếm đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để đưa ra giải pháp chữa vết thương cho Cụ Rùa.
Tại cuộc họp đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trưởng ban chỉ đạo trình bày các giải pháp tổng thể cải thiện môi trường hồ Hoàn Kiếm; chữa trị vết thương cho Cụ Rùa. Đồng chí Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trình bày kết quả bước đầu trong việc bắt rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán, bằng các loại lưới và bẫy khác nhau; mô hình, phương án bắt, phương án nuôi Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Theo thông tin chúng tôi được biết, có bốn nhiệm vụ mà ban chỉ đạo cần làm ngay sau cuộc họp này.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=142
Thứ nhất: Lập phương án cụ thể đưa Cụ Rùa về khu vực chung quanh Tháp Rùa để chữa trị vết thương. Phương án này phải bảo đảm an toàn và không gây “stress” cho Cụ Rùa. Khi có phương án thì triển khai ngay; phân công người trực 24/24 giờ để phát hiện và đưa Cụ về khu vực chung quanh Tháp Rùa theo phương án đã chọn.
Thứ hai: Trong thời gian tìm và và đưa Cụ về khu vực chung quanh Tháp Rùa các đơn vị chức năng khẩn trương dọn dẹp chướng ngại vật chung quanh khu vực Tháp Rùa, tạo bãi cát để Cụ rùa có thể lên cạn dễ dàng. Trong thời gian tới triển khai việc bổ sung nước cho hồ, nạo vét bùn bằng phương án thủ công và công nghệ của Đức; dọn dẹp chướng ngại vật, đường thoát nước trong lòng và chung quanh hồ, với điều kiện không ảnh hưởng tới Cụ Rùa và môi trường toàn hồ.
Thứ ba: để phục vụ cho việc chữa vết thương cho Cụ Rùa, Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn loại bể bơi thông minh, với dung tích và vị trí thích hợp khi đặt tại chân tháp. Bể bơi này nhằm lưu giữ Cụ trong thời gian chữa vết thương. Bể được bơm nước hồ sau khi đã được xử lý, bảo đảm yêu cầu về lý, hóa, như nước hồ, và đã xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Thứ tư: Thành lập hội đồng khoa học chữa vết thương cho Cụ Rùa. Hội đồng sẽ làm việc ngay sau khi đưa được Cụ về khu vực Tháp Rùa.
Sáng 27-2-2011, Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm lại nổi. Hằng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đã xem được Cụ Rùa nổi. Trong những ngày gần đây, ngày nào Cụ cũng nổi. Đây là hiện tượng bất thường so với nhiều năm trở lại đây.
Ngày 27-2-2011, đi bộ chung quanh hồ chúng tôi thấy những hoạt động của Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu chữa vết thương cho Cụ Rùa đã triển khai một số công việc: Quây khu vực nhà vệ sinh công cộng ( ngã ba Trần Nguyên Hãn và Đinh Tiên Hoàng ) để tiến hành việc nạo vét bùn; chở các bao cát xếp tại bãi đá chân Tháp Rùa; cắt bỏ hai đường dẫn nước thải từ đền Ngọc Sơn ra đường đôi Đinh Tiên Hoàng. Đưa thêm hai thuyền com-pô-dít tập kết tại khu vực trụ sở Đội an ninh trật tự khu vưc hồ Hoàn Kiếm; bổ cập nước cho hồ tại khu vực đối diện Báo Hà Nội Mới.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=140
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=141
Tại cuộc họp đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trưởng ban chỉ đạo trình bày các giải pháp tổng thể cải thiện môi trường hồ Hoàn Kiếm; chữa trị vết thương cho Cụ Rùa. Đồng chí Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trình bày kết quả bước đầu trong việc bắt rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán, bằng các loại lưới và bẫy khác nhau; mô hình, phương án bắt, phương án nuôi Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Theo thông tin chúng tôi được biết, có bốn nhiệm vụ mà ban chỉ đạo cần làm ngay sau cuộc họp này.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=142
Thứ nhất: Lập phương án cụ thể đưa Cụ Rùa về khu vực chung quanh Tháp Rùa để chữa trị vết thương. Phương án này phải bảo đảm an toàn và không gây “stress” cho Cụ Rùa. Khi có phương án thì triển khai ngay; phân công người trực 24/24 giờ để phát hiện và đưa Cụ về khu vực chung quanh Tháp Rùa theo phương án đã chọn.
Thứ hai: Trong thời gian tìm và và đưa Cụ về khu vực chung quanh Tháp Rùa các đơn vị chức năng khẩn trương dọn dẹp chướng ngại vật chung quanh khu vực Tháp Rùa, tạo bãi cát để Cụ rùa có thể lên cạn dễ dàng. Trong thời gian tới triển khai việc bổ sung nước cho hồ, nạo vét bùn bằng phương án thủ công và công nghệ của Đức; dọn dẹp chướng ngại vật, đường thoát nước trong lòng và chung quanh hồ, với điều kiện không ảnh hưởng tới Cụ Rùa và môi trường toàn hồ.
Thứ ba: để phục vụ cho việc chữa vết thương cho Cụ Rùa, Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn loại bể bơi thông minh, với dung tích và vị trí thích hợp khi đặt tại chân tháp. Bể bơi này nhằm lưu giữ Cụ trong thời gian chữa vết thương. Bể được bơm nước hồ sau khi đã được xử lý, bảo đảm yêu cầu về lý, hóa, như nước hồ, và đã xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Thứ tư: Thành lập hội đồng khoa học chữa vết thương cho Cụ Rùa. Hội đồng sẽ làm việc ngay sau khi đưa được Cụ về khu vực Tháp Rùa.
Sáng 27-2-2011, Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm lại nổi. Hằng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đã xem được Cụ Rùa nổi. Trong những ngày gần đây, ngày nào Cụ cũng nổi. Đây là hiện tượng bất thường so với nhiều năm trở lại đây.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=143
Ngày 27-2-2011, đi bộ chung quanh hồ chúng tôi thấy những hoạt động của Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu chữa vết thương cho Cụ Rùa đã triển khai một số công việc: Quây khu vực nhà vệ sinh công cộng ( ngã ba Trần Nguyên Hãn và Đinh Tiên Hoàng ) để tiến hành việc nạo vét bùn; chở các bao cát xếp tại bãi đá chân Tháp Rùa; cắt bỏ hai đường dẫn nước thải từ đền Ngọc Sơn ra đường đôi Đinh Tiên Hoàng. Đưa thêm hai thuyền com-pô-dít tập kết tại khu vực trụ sở Đội an ninh trật tự khu vưc hồ Hoàn Kiếm; bổ cập nước cho hồ tại khu vực đối diện Báo Hà Nội Mới.
Hà Hồng