Cần thận trọng khi dùng gầu máy để vét bùn hồ Hoàn Kiếm
Một số vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là khi nào đưa “ Cụ Rùa” hồ Hoàn Kiếm trở lại hồ khi vết thương của “ Cụ Rùa “ đã khỏi ? Nếu đưa “ Cụ Rùa “ trở lại hồ trong tình trạng nước bị ô nhiễm như hiện nay liệu vết thương trên người “ Cụ Rùa “ có tái phát ? Nếu hút bùn theo công nghệ của CHLB Đức phải chờ thời gian dài, liệu “ Cụ Rùa ” có thích nghi với môi trường tự nhiên khi nhiều tháng sống trong bể chữa bệnh bằng kim loại ?
Trong thời gian qua đơn vị nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm đã khoanh hai vùng ( mỗi vùng rộng khoảng 500m2 ) tại khu vực Nhà hàng Thủy Tạ và phía trước Bưu Điện Hà Nội ( trong đó khu vực Nhà hàng Thủy Tạ đã nạo vét xong ). Cả hai khu vực này đơn vị thi công đều dùng gầu máy để vét bùn. Không áp dụng công nghệ của CHLB Đức ( công nghệ đã triển khai thí điểm thành công tại hồ Hoàn Kiếm vào năm 2009 ). Hiện tại khu vực thứ ba đối diện báo Hà Nội Mới đang được rào chắn chuẩn bị nạo vét bùn bằng phương pháp nói trên.
Đề cập vấn đề hút bùn nhằm ổn định và phục hồi môi trường hồ Hoàn Kiếm các nhà khoa học đã đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp trong “ Báo cáo tổng kết nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để ổn định và phục hồi môi trường một số hồ ở Hà Nội “, năm 2010. Đây là Dự án hợp tác nghị định thư Việt Nam - CHLB Đức ( PGS.TS Hà Đình Đức, Chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm đề tài nhánh GS.TSKH Bùi Học, PGS.TSKH Lưu Văn Bôi, GS.TS Đặng Đình Kim, TS Lê Hùng Anh, KS Nguyễn Lê).
Đánh giá hậu quả việc nạo vét bùn bằng phương pháp thủ công, máy xúc, mục 3.2, báo cáo tổng kết nêu: “Hút bùn sinh thái bằng công nghệ tiên tiến chưa được tiến hành ở Việt Nam. Các công nghệ đã sử dụng trước đây để cải tạo các hồ ở Hà Nội chủ yếu bằng phương pháp bơm cạn nước hồ và nạo vét bùn đáy trong hồ bằng máy xúc hay bằng phương pháp thủ công. Sau đó tiến hành kè đá và bơm nước sạch vào hồ. Như vậy toàn bộ hệ sinh thái ở hồ đã bị phá hủy và không thể phục hồi”. Theo chúng tôi việc dùng gầu xúc để nạo vét bùn như hiện nay đã làm xáo trộn hoàn toàn khối bùn đáy hồ Hoàn Kiếm tại hai khu vực nói trên.
Trang 49 của báo cáo tổng kết đã đưa bản đồ về độ sâu lớp bùn ở hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, lớp bùn khu vực chung quanh Tháp Rùa, Nhà hàng Thủy Tạ, phố Hàng Khay rất mỏng. Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo “chỉ nên hút bùn với bề dày từ 10cm đến 20 cm” bởi vì “ những nơi này lớp bùn mỏng hơn các nơi khác, nếu hút nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ”. Trên thực tế, đơn vị thi công đã dùng gầu máy để vét bùn tại khu vực Nhà Hàng Thủy tạ và đang vét tại khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội, với bề dày lớn hơn nhiều so với khuyến cáo mà các nhà khoa học đưa ra.
“ Những kết quả phân tích về sinh học và hóa học cho thấy , các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và kim loại nặng phân bố nhiều hơn ở phần trên cùng của lớp bùn, gây ô nhiễm nước trong hồ. Nếu hút bùn ở phần trên cùng này sẽ làm môi trường nước trong hồ sạch sẽ hơn và làm cho bề dày của lớp nước trong hồ sẽ lớn hơn, tạo điều kiện cho “ Cụ Rùa ” và các vi sinh vật trong hồ sống thuận lợi với môi trường tốt hơn “ ( trang 50 ). Việc dùng gầu máy để nạo vét bùn như hiện nay đã không tuân theo khuyến cáo nêu trên.
Từ phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng các cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội cần thận trọng trong việc dùng gầu máy để vét bùn hồ Hoàn Kiếm hơn nữa lại làm cấp tập cùng một khu vực như hiện nay. Nạo vét bùn theo phương pháp và cách thức nói trên rất dễ phá hủy hệ sinh thái ở lớp bùn hồ Hoàn Kiếm; cần tổ chức hội thảo khoa học bàn giải pháp đưa “ Cụ Rùa “ trở lại hồ trong điều kiện hiện nay.
Bài và ảnh: Hà Hồng
Xem Video:
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=212
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=213
Trong thời gian qua đơn vị nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm đã khoanh hai vùng ( mỗi vùng rộng khoảng 500m2 ) tại khu vực Nhà hàng Thủy Tạ và phía trước Bưu Điện Hà Nội ( trong đó khu vực Nhà hàng Thủy Tạ đã nạo vét xong ). Cả hai khu vực này đơn vị thi công đều dùng gầu máy để vét bùn. Không áp dụng công nghệ của CHLB Đức ( công nghệ đã triển khai thí điểm thành công tại hồ Hoàn Kiếm vào năm 2009 ). Hiện tại khu vực thứ ba đối diện báo Hà Nội Mới đang được rào chắn chuẩn bị nạo vét bùn bằng phương pháp nói trên.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=214
Đề cập vấn đề hút bùn nhằm ổn định và phục hồi môi trường hồ Hoàn Kiếm các nhà khoa học đã đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp trong “ Báo cáo tổng kết nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để ổn định và phục hồi môi trường một số hồ ở Hà Nội “, năm 2010. Đây là Dự án hợp tác nghị định thư Việt Nam - CHLB Đức ( PGS.TS Hà Đình Đức, Chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm đề tài nhánh GS.TSKH Bùi Học, PGS.TSKH Lưu Văn Bôi, GS.TS Đặng Đình Kim, TS Lê Hùng Anh, KS Nguyễn Lê).
Đánh giá hậu quả việc nạo vét bùn bằng phương pháp thủ công, máy xúc, mục 3.2, báo cáo tổng kết nêu: “Hút bùn sinh thái bằng công nghệ tiên tiến chưa được tiến hành ở Việt Nam. Các công nghệ đã sử dụng trước đây để cải tạo các hồ ở Hà Nội chủ yếu bằng phương pháp bơm cạn nước hồ và nạo vét bùn đáy trong hồ bằng máy xúc hay bằng phương pháp thủ công. Sau đó tiến hành kè đá và bơm nước sạch vào hồ. Như vậy toàn bộ hệ sinh thái ở hồ đã bị phá hủy và không thể phục hồi”. Theo chúng tôi việc dùng gầu xúc để nạo vét bùn như hiện nay đã làm xáo trộn hoàn toàn khối bùn đáy hồ Hoàn Kiếm tại hai khu vực nói trên.
Trang 49 của báo cáo tổng kết đã đưa bản đồ về độ sâu lớp bùn ở hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, lớp bùn khu vực chung quanh Tháp Rùa, Nhà hàng Thủy Tạ, phố Hàng Khay rất mỏng. Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo “chỉ nên hút bùn với bề dày từ 10cm đến 20 cm” bởi vì “ những nơi này lớp bùn mỏng hơn các nơi khác, nếu hút nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ”. Trên thực tế, đơn vị thi công đã dùng gầu máy để vét bùn tại khu vực Nhà Hàng Thủy tạ và đang vét tại khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội, với bề dày lớn hơn nhiều so với khuyến cáo mà các nhà khoa học đưa ra.
“ Những kết quả phân tích về sinh học và hóa học cho thấy , các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và kim loại nặng phân bố nhiều hơn ở phần trên cùng của lớp bùn, gây ô nhiễm nước trong hồ. Nếu hút bùn ở phần trên cùng này sẽ làm môi trường nước trong hồ sạch sẽ hơn và làm cho bề dày của lớp nước trong hồ sẽ lớn hơn, tạo điều kiện cho “ Cụ Rùa ” và các vi sinh vật trong hồ sống thuận lợi với môi trường tốt hơn “ ( trang 50 ). Việc dùng gầu máy để nạo vét bùn như hiện nay đã không tuân theo khuyến cáo nêu trên.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=215
Từ phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng các cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội cần thận trọng trong việc dùng gầu máy để vét bùn hồ Hoàn Kiếm hơn nữa lại làm cấp tập cùng một khu vực như hiện nay. Nạo vét bùn theo phương pháp và cách thức nói trên rất dễ phá hủy hệ sinh thái ở lớp bùn hồ Hoàn Kiếm; cần tổ chức hội thảo khoa học bàn giải pháp đưa “ Cụ Rùa “ trở lại hồ trong điều kiện hiện nay.
Bài và ảnh: Hà Hồng
Xem Video:
Cần thận trọng khi dùng gầu máy để vét bùn hồ Hoàn Kiếm