Dừng việc vét bùn bằng gầu máy
Tiếp thu ý kiến của nhiều nhà khoa học đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc không nên dùng gầy máy để vét bùn hồ Hoàn Kiếm. Tối 27-4-2011, các đơn vị thi công vét bùn bằng gầu máy ở hồ Hoàn Kiếm đã ngừng hoạt động.
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org “ đã biết, trong thời gian vừa qua chúng tôi đã có bài viết “ Cần thận trọng khi dùng gầu máy vét bùn hồ Hoàn Kiếm” đăng trên trang Web: hohoankiem.org, cũng như trên Báo Nhân Dân. Báo Tiền Phong có hai bài. Kênh VTV2 Đài THVN đã làm riêng một phóng sự về việc này. Ngoài ra trong phần điểm báo lĩnh vực khoa học và công nghệ trên kênh VTV2 tối 29-4 – 2011, lúc 9h25 phút, chúng tôi cũng đề cập vấn đề nói trên. Báo điện tử Dân trí có bài viết : Vét bùn bằng gầu máy: nỗi lo cho môi trường sống của “ cụ Rùa ”.
Tiếp thu ý kiến đóng góp đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tối ngày 27-4-2011, chúng tôi thấy đơn vị thi công đã đưa hai xe cẩu bánh sắt lên bờ. Sáng 28-4 chỉ còn thấy phần bạt quây phía báo Hà Nội Mới. Đến cuối chiều 29-4-2011, những chiếc cọc tre cuối cùng dùng để quây khu vực nạo vét đã được rút lên khỏi hồ.
Việc làm nói trên đã đáp ứng được kiến nghị của các nhà khoa học: không nên dùng gầu máy để nạo vét bùn. Bởi làm như vậy sẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái hồ Hoàn Kiếm. Cần triển khai biện pháp hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức.
Vì sao lại nạo vét bùn bằng gầu máy mà không triển khai công nghệ hút bùn của CHLB Đức ?
Như các bạn đã biết trong thời gian hiện nay, “ cụ Rùa “ hồ Hoàn Kiếm đã được chữa vết thương cẩn thận và gần như đã khỏi hoàn toàn, có thể “ xuất viện “ . Bài toán khó đặt ra là nếu đưa “ cụ Rùa” trở về môi trường hồ ô nhiễm như hiện nay liệu vết thương của “ cụ Rùa ” có tái phát ?
Để cải tạo môi trường hồ theo công nghệ tiên tiến của CHLB Đức cần phải triển khai trong nhiều tháng. Trong khi đó để “ cụ Rùa “ lâu trong bể chữa trị, liệu “ cụ “ quen với môi trường nhân tạo, khi ra hồ lại không quen với điều kiện tự nhiên ?
Giải quyết bà toán này, đơn vị nạo vét hồ đã triển khai hình thức nạo vét bằng gầu máy. Lúc đầu chỉ làm 500 m2 tại khu vực Nhà hàng Thủy Tạ sau đó làm tiếp khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội. Khi các bác sỹ chăm sóc “ cụ Rùa “ cho biết vết thương của “ cụ Rùa” gần như lành hẳn, chỉ chờ ngày ra viện. Đơn vị thi công lại quây tiếp một khu vực khoảng 500 m2, đối diện báo Hà Nội Mới. Một chiếc cẩu máy thứ hai được chuyển đến, với mục đích nạo vét cấp tập, để sớm đưa “ cụ ” trở lại hồ.
Đây là việc làm không khoa học. Thứ nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học việc cải tạo hồ phải chia thành nhiều ô. Các ô sau các lần hút bùn kết tiếp nhau phải cách xa nhau không liền kề như hai khu vực đối diện báo Hà Nội Mới và Bưu điện Hà Nội. Làm như vậy hệ sinh thái khu vực hút bùn không kịp hồi phục trên một diện tích lớn ( 1000m2 ). Thứ hai do dùng gầu máy mà kết cấu bùn của hồ bị xáo trộn. Một lượng lớn vi sinh vật có lợi đã bị vét đi mất....
Giải quyết bài toán khó hiện nay thế nào ? Làm thế nào cải tạo được hồ bằng công nghệ của CHLB Đức, hồ vẫn xanh trong, “ cụ Rùa “ sống trong môi trường ngày càng trong sạch ? Trả lời câu hỏi này của nhà báo Hà Bình, Đài THVN, chúng tôi cho rằng:
Để đưa “ cụ Rùa “ trở về hồ Hoàn Kiếm, khi môi trường hồ chưa được cải thiện, có thể đưa “ cụ “ về một vùng hồ ( khu vực giữa đền Ngọc Sơn, đường đôi Đinh Tiên Hoàng, cầu Thê Húc). Tại đây vẫn có hệ thống lưới rào chắn chung quanh. Khi cần thiết, hoặc khi phát hiện “ cụ “ lại bị thương thì đưa “ cụ “ vào lồng ( đã làm sẵn ) đưa về “ bệnh viện dã chiến” ở khu vực Tháp Rùa để chữa bệnh. Trong thời gian “ cụ ” ở tạm khu vực nói trên, thành phố cho triển khai việc hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức, theo đúng quy trình mà các nhà khoa học đưa ra. Khi nào hút xong toàn bộ, kể cả khoảng thời gian để môi trường hồ phục hồi, chúng ta sẽ mở rào chắn đưa “ cụ “ trở lại sống trên phạm vi cả hồ.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=220
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=221
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org “ đã biết, trong thời gian vừa qua chúng tôi đã có bài viết “ Cần thận trọng khi dùng gầu máy vét bùn hồ Hoàn Kiếm” đăng trên trang Web: hohoankiem.org, cũng như trên Báo Nhân Dân. Báo Tiền Phong có hai bài. Kênh VTV2 Đài THVN đã làm riêng một phóng sự về việc này. Ngoài ra trong phần điểm báo lĩnh vực khoa học và công nghệ trên kênh VTV2 tối 29-4 – 2011, lúc 9h25 phút, chúng tôi cũng đề cập vấn đề nói trên. Báo điện tử Dân trí có bài viết : Vét bùn bằng gầu máy: nỗi lo cho môi trường sống của “ cụ Rùa ”.
Tiếp thu ý kiến đóng góp đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tối ngày 27-4-2011, chúng tôi thấy đơn vị thi công đã đưa hai xe cẩu bánh sắt lên bờ. Sáng 28-4 chỉ còn thấy phần bạt quây phía báo Hà Nội Mới. Đến cuối chiều 29-4-2011, những chiếc cọc tre cuối cùng dùng để quây khu vực nạo vét đã được rút lên khỏi hồ.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=222
Việc làm nói trên đã đáp ứng được kiến nghị của các nhà khoa học: không nên dùng gầu máy để nạo vét bùn. Bởi làm như vậy sẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái hồ Hoàn Kiếm. Cần triển khai biện pháp hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức.
Vì sao lại nạo vét bùn bằng gầu máy mà không triển khai công nghệ hút bùn của CHLB Đức ?
Như các bạn đã biết trong thời gian hiện nay, “ cụ Rùa “ hồ Hoàn Kiếm đã được chữa vết thương cẩn thận và gần như đã khỏi hoàn toàn, có thể “ xuất viện “ . Bài toán khó đặt ra là nếu đưa “ cụ Rùa” trở về môi trường hồ ô nhiễm như hiện nay liệu vết thương của “ cụ Rùa ” có tái phát ?
Để cải tạo môi trường hồ theo công nghệ tiên tiến của CHLB Đức cần phải triển khai trong nhiều tháng. Trong khi đó để “ cụ Rùa “ lâu trong bể chữa trị, liệu “ cụ “ quen với môi trường nhân tạo, khi ra hồ lại không quen với điều kiện tự nhiên ?
Giải quyết bà toán này, đơn vị nạo vét hồ đã triển khai hình thức nạo vét bằng gầu máy. Lúc đầu chỉ làm 500 m2 tại khu vực Nhà hàng Thủy Tạ sau đó làm tiếp khu vực đối diện Bưu điện Hà Nội. Khi các bác sỹ chăm sóc “ cụ Rùa “ cho biết vết thương của “ cụ Rùa” gần như lành hẳn, chỉ chờ ngày ra viện. Đơn vị thi công lại quây tiếp một khu vực khoảng 500 m2, đối diện báo Hà Nội Mới. Một chiếc cẩu máy thứ hai được chuyển đến, với mục đích nạo vét cấp tập, để sớm đưa “ cụ ” trở lại hồ.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=223
Đây là việc làm không khoa học. Thứ nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học việc cải tạo hồ phải chia thành nhiều ô. Các ô sau các lần hút bùn kết tiếp nhau phải cách xa nhau không liền kề như hai khu vực đối diện báo Hà Nội Mới và Bưu điện Hà Nội. Làm như vậy hệ sinh thái khu vực hút bùn không kịp hồi phục trên một diện tích lớn ( 1000m2 ). Thứ hai do dùng gầu máy mà kết cấu bùn của hồ bị xáo trộn. Một lượng lớn vi sinh vật có lợi đã bị vét đi mất....
Giải quyết bài toán khó hiện nay thế nào ? Làm thế nào cải tạo được hồ bằng công nghệ của CHLB Đức, hồ vẫn xanh trong, “ cụ Rùa “ sống trong môi trường ngày càng trong sạch ? Trả lời câu hỏi này của nhà báo Hà Bình, Đài THVN, chúng tôi cho rằng:
Để đưa “ cụ Rùa “ trở về hồ Hoàn Kiếm, khi môi trường hồ chưa được cải thiện, có thể đưa “ cụ “ về một vùng hồ ( khu vực giữa đền Ngọc Sơn, đường đôi Đinh Tiên Hoàng, cầu Thê Húc). Tại đây vẫn có hệ thống lưới rào chắn chung quanh. Khi cần thiết, hoặc khi phát hiện “ cụ “ lại bị thương thì đưa “ cụ “ vào lồng ( đã làm sẵn ) đưa về “ bệnh viện dã chiến” ở khu vực Tháp Rùa để chữa bệnh. Trong thời gian “ cụ ” ở tạm khu vực nói trên, thành phố cho triển khai việc hút bùn bằng công nghệ của CHLB Đức, theo đúng quy trình mà các nhà khoa học đưa ra. Khi nào hút xong toàn bộ, kể cả khoảng thời gian để môi trường hồ phục hồi, chúng ta sẽ mở rào chắn đưa “ cụ “ trở lại sống trên phạm vi cả hồ.
Hà Hồng