Xác định được giới tính và nguồn gốc Rùa hồ Hoàn Kiếm
Từ kết quả phân tích bước đầu gien Rùa mai mềm khổng lồ đang sống tại hồ Hoàn Kiếm, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra kết luận: “cụ Rùa” hồ Hoàn Kiếm là “cụ bà” và là loại đặc hữu lần đầu phát hiện tại Việt Nam. Các nhà khoa học Viện công nghệ sinh học đề nghị đặt tên cho là loài đặc hữu nói trên là: Rafetuss vietnamensis.
Từ năm 2003 đến năm 2010 (trước thời điểm lấy gien “Cụ Rùa” còn sống ở hồ Hoàn Kiếm) các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện việc thu thập tài liệu, mẫu tiêu bản về loài về loài rùa mai mềm khổng lồ sống tại nhiều sông, đầm hồ ở các tỉnh phía Bắc. Các nhà khoa học đã thu được 33 mẫu tiêu bản liên quan rùa mai mềm khổng lồ đã chết tại Đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm), Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Hòa Bình, Quảng Phú (Thanh Hóa), Hồ Suối Hai (Sơn Tây, Hà Nội), Yên Bái.
Các nhà khoa học đã lập được bản đồ phân bố của rùa mai mềm khổng lồ. Loài rùa này có ba đặc điểm chính: thân được bao phủ bởi một làn da mềm thay vì một mai cứng. Môi trường sống thích hợp được giới hạn trong các vùng nước ngọt, không lợ hay mặn. Các loài rùa mai mềm khổng lồ có kích thước cơ thể quan sát được đạt từ 1500 đến 2200 mm và trọng lượng dao động từ 85 đến 220 kg.
Bộ xương của mẫu chuẩn rùa mai mềm khổng lồ được lưu giữ trong chùa Hưng Ký, Hà Nội (hiện nay mẫu này đã chuyển về Bảo Tàng Hà Nội).
Mẫu gốc là bộ xương đầy đủ và và hai mẫu nhồi hiện đang trưng bày trong đền Ngọc Sơn và Bảo tàng Hòa Bình cho phép đo được các thông số hình thái như sau: Chiều dài cơ thể từ mõm đến cuối đuôi được dao động từ 1500 đến 2000 mm. Trọng lượng cơ thể khoảng 170-220 kg ở giai đoạn trưởng thành.
Kết quả phân tích 33 mẫu tiêu bản rùa mai mềm thu thập ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình cho thấy các gien ty thể giống nhau và trong sơ đồ cây phát sinh chủng loại, các mẫu này tạo thành một nhóm riêng tách biệt khỏi các loài đã được phát hiện trước đây. Phát hiện này cho thấy rùa mai mềm khổng lồ tại miền Bắc Việt Nam là giống nhau và độc nhất.
Như vậy qua kết quả phân tích gien từ 33 mẫu tiêu bản rùa mai mềm khổng lồ thu được tại các địa điểm nói trên, các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học đã khẳng định rùa mai mềm khổng lồ của Việt Nam là một loài đặc hữu khác hẳn loài Pelochelys cantorii, Rafetus euphraticus và Rafetus Swinhoei. Các nhà khoa học đề nghị gọi tên loài rùa đặc hữu của Việt Nam là Rafetus vietnamensis. Kết quả nghiên cứu này được GS.TS Lê Trần Bình, Phó hiệu trưởng Trường đại học khoa học và Công nghệ Hà Nội, nguyên Viện trưởng Công nghệ sinh học và các cộng sự công bố năm 2010 trên tạp chí sinh học.
Câu hỏi đặt ra cần giải đáp đó là: “cụ Rùa” đang sống tại hồ Hoàn Kiếm có cùng loài với loài rùa đặc hữu của Việt nam trong đó có rùa đã chết hiện đang để tại đền Ngọc Sơn hay không ?
Ngày 4-4-2011, trong dịp lấy mẫu bệnh phẩm trên các vết thương của “Cụ Rùa” trong bể chữa vết thương đặt tại khu vực Tháp Rùa, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học đã thu mẫu gồm: Máu (của vết thương vai, cổ) thấm vào đầu tăm bông, bông rửa vết thương có dính máu và tế bào, mảnh da nhỏ quanh mép vết thương.
Trình tự gien 16S rDNA ty thể thường được sử dụng như gien chỉ thị trong giám định loài. Với vết máu thấm trong tăm bông mẫu gien 16S rDNA của “Cụ Rùa” được nhân bản thành công và giải trình tự một đoạn dài 921 nucleotide. Phân đoạn gien này được đọc hai lần và cho kết quả giống nhau. Khi so sánh với các trình tự gien 16S rRNA của các mẫu tiêu bản trước đây với trình tự gien 16S rRNA của “Cụ Rùa” đang sống tại hồ Hoàn Kiếm, kết quả cho thấy các mẫu tiêu bản rùa ở Quảng Phú (Thanh Hóa), rùa tại Bảo tàng Hà Nội và “Cụ Rùa” tạo thành một nhóm riêng và hoàn toàn giống nhau. Điều đó cho phép kết luận “Cụ Rùa” đang sống tại Hồ Hoàn Kiếm cùng loài với rùa đặc hữu của Việt Nam đã được các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học công bố năm 2010.
Điều này khác với thông tin phân loại về “Cụ Rùa” trong sách đỏ Việt Nam và các báo cáo của Tổ chức “Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế”. Trong Sách đỏ Việt Nam rùa ở hồ Hoàn Kiếm được liệt kê với tên gọi là Pelochelys bibroni, loài có nguy cơ tiệt chủng cao và trong báo cáo của Tổ chức “Bảo tồn động vật hoang dã Quốc tế” rùa này được phân loại là Refetus swinhoei (1999). Theo GS.TS Lê Trần Bình, một trong những lý do chính cho sự không thống nhất này thiếu dữ liệu nghiên cứu có hệ thống đối với các mẫu vật đã chết hoặc đã sống.
Về giới tính “Cụ Rùa”, quan sát từ thực tế, tại bể chữa vết thương ở khu vực Tháp Rùa chúng ta có thể thấy về mặt hình thái “Cụ Rùa” có bốn đặc điểm sau: Da nhẵn không nhám như giấy ráp. Đuôi ngắn, hiếm khi thò ra ngoài mai mềm. Vùng gờ mai trên vai phẳng chứ không răng cưa. Da màu ghi xanh sẫm, không có những đốm vòng sáng. Các đặc điểm này đều cho phép kết luận “Cụ Rùa” là “cụ bà”.
Dùng phương pháp nhân các locus gien liên quan nhiễm sắc thể X và Y cho kết quả ở mẫu “Cụ Rùa” chỉ có phân đoạn X xuất hiện rất đậm, không có sự xuất hiện của phân đoạn Y (thuộc giống đực), từ kết quả này thông qua phân tích gien có thể khẳng định “Cụ Rùa” là một “cụ bà”. Trong thời gian tới, khi có mẫu của rùa ở Đồng Mô, các nhà khoa học sẽ đưa ra kết luận là rùa Đồng Mô có cùng loài với “Cụ Rùa” ở hồ Hoàn Kiếm hay không ?
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=224
Từ năm 2003 đến năm 2010 (trước thời điểm lấy gien “Cụ Rùa” còn sống ở hồ Hoàn Kiếm) các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện việc thu thập tài liệu, mẫu tiêu bản về loài về loài rùa mai mềm khổng lồ sống tại nhiều sông, đầm hồ ở các tỉnh phía Bắc. Các nhà khoa học đã thu được 33 mẫu tiêu bản liên quan rùa mai mềm khổng lồ đã chết tại Đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm), Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Hòa Bình, Quảng Phú (Thanh Hóa), Hồ Suối Hai (Sơn Tây, Hà Nội), Yên Bái.
Các nhà khoa học đã lập được bản đồ phân bố của rùa mai mềm khổng lồ. Loài rùa này có ba đặc điểm chính: thân được bao phủ bởi một làn da mềm thay vì một mai cứng. Môi trường sống thích hợp được giới hạn trong các vùng nước ngọt, không lợ hay mặn. Các loài rùa mai mềm khổng lồ có kích thước cơ thể quan sát được đạt từ 1500 đến 2200 mm và trọng lượng dao động từ 85 đến 220 kg.
Bộ xương của mẫu chuẩn rùa mai mềm khổng lồ được lưu giữ trong chùa Hưng Ký, Hà Nội (hiện nay mẫu này đã chuyển về Bảo Tàng Hà Nội).
Mẫu gốc là bộ xương đầy đủ và và hai mẫu nhồi hiện đang trưng bày trong đền Ngọc Sơn và Bảo tàng Hòa Bình cho phép đo được các thông số hình thái như sau: Chiều dài cơ thể từ mõm đến cuối đuôi được dao động từ 1500 đến 2000 mm. Trọng lượng cơ thể khoảng 170-220 kg ở giai đoạn trưởng thành.
Kết quả phân tích 33 mẫu tiêu bản rùa mai mềm thu thập ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình cho thấy các gien ty thể giống nhau và trong sơ đồ cây phát sinh chủng loại, các mẫu này tạo thành một nhóm riêng tách biệt khỏi các loài đã được phát hiện trước đây. Phát hiện này cho thấy rùa mai mềm khổng lồ tại miền Bắc Việt Nam là giống nhau và độc nhất.
Như vậy qua kết quả phân tích gien từ 33 mẫu tiêu bản rùa mai mềm khổng lồ thu được tại các địa điểm nói trên, các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học đã khẳng định rùa mai mềm khổng lồ của Việt Nam là một loài đặc hữu khác hẳn loài Pelochelys cantorii, Rafetus euphraticus và Rafetus Swinhoei. Các nhà khoa học đề nghị gọi tên loài rùa đặc hữu của Việt Nam là Rafetus vietnamensis. Kết quả nghiên cứu này được GS.TS Lê Trần Bình, Phó hiệu trưởng Trường đại học khoa học và Công nghệ Hà Nội, nguyên Viện trưởng Công nghệ sinh học và các cộng sự công bố năm 2010 trên tạp chí sinh học.
Câu hỏi đặt ra cần giải đáp đó là: “cụ Rùa” đang sống tại hồ Hoàn Kiếm có cùng loài với loài rùa đặc hữu của Việt nam trong đó có rùa đã chết hiện đang để tại đền Ngọc Sơn hay không ?
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=225
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=226
Ngày 4-4-2011, trong dịp lấy mẫu bệnh phẩm trên các vết thương của “Cụ Rùa” trong bể chữa vết thương đặt tại khu vực Tháp Rùa, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học đã thu mẫu gồm: Máu (của vết thương vai, cổ) thấm vào đầu tăm bông, bông rửa vết thương có dính máu và tế bào, mảnh da nhỏ quanh mép vết thương.
Trình tự gien 16S rDNA ty thể thường được sử dụng như gien chỉ thị trong giám định loài. Với vết máu thấm trong tăm bông mẫu gien 16S rDNA của “Cụ Rùa” được nhân bản thành công và giải trình tự một đoạn dài 921 nucleotide. Phân đoạn gien này được đọc hai lần và cho kết quả giống nhau. Khi so sánh với các trình tự gien 16S rRNA của các mẫu tiêu bản trước đây với trình tự gien 16S rRNA của “Cụ Rùa” đang sống tại hồ Hoàn Kiếm, kết quả cho thấy các mẫu tiêu bản rùa ở Quảng Phú (Thanh Hóa), rùa tại Bảo tàng Hà Nội và “Cụ Rùa” tạo thành một nhóm riêng và hoàn toàn giống nhau. Điều đó cho phép kết luận “Cụ Rùa” đang sống tại Hồ Hoàn Kiếm cùng loài với rùa đặc hữu của Việt Nam đã được các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học công bố năm 2010.
Điều này khác với thông tin phân loại về “Cụ Rùa” trong sách đỏ Việt Nam và các báo cáo của Tổ chức “Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế”. Trong Sách đỏ Việt Nam rùa ở hồ Hoàn Kiếm được liệt kê với tên gọi là Pelochelys bibroni, loài có nguy cơ tiệt chủng cao và trong báo cáo của Tổ chức “Bảo tồn động vật hoang dã Quốc tế” rùa này được phân loại là Refetus swinhoei (1999). Theo GS.TS Lê Trần Bình, một trong những lý do chính cho sự không thống nhất này thiếu dữ liệu nghiên cứu có hệ thống đối với các mẫu vật đã chết hoặc đã sống.
Về giới tính “Cụ Rùa”, quan sát từ thực tế, tại bể chữa vết thương ở khu vực Tháp Rùa chúng ta có thể thấy về mặt hình thái “Cụ Rùa” có bốn đặc điểm sau: Da nhẵn không nhám như giấy ráp. Đuôi ngắn, hiếm khi thò ra ngoài mai mềm. Vùng gờ mai trên vai phẳng chứ không răng cưa. Da màu ghi xanh sẫm, không có những đốm vòng sáng. Các đặc điểm này đều cho phép kết luận “Cụ Rùa” là “cụ bà”.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=227
Dùng phương pháp nhân các locus gien liên quan nhiễm sắc thể X và Y cho kết quả ở mẫu “Cụ Rùa” chỉ có phân đoạn X xuất hiện rất đậm, không có sự xuất hiện của phân đoạn Y (thuộc giống đực), từ kết quả này thông qua phân tích gien có thể khẳng định “Cụ Rùa” là một “cụ bà”. Trong thời gian tới, khi có mẫu của rùa ở Đồng Mô, các nhà khoa học sẽ đưa ra kết luận là rùa Đồng Mô có cùng loài với “Cụ Rùa” ở hồ Hoàn Kiếm hay không ?
Hà Hồng
Đặc điểm hình thái chính của Rùa hồ Hoàn Kiếm - Mai mềm như một lớp da bảo vệ bên ngoài, hoàn toàn thiếu vỏ cứng bên ngoài. - Chiều dài cơ thể từ mõm đến hết đuôi dài từ 1700 đến 2.000 mm và trọng lượng cơ thể dao động từ 120 đến 220 kg đối với những cá thể bị săn bắt. - Kích thước đầu của loài rùa này là đáng kể lớn hơn và mõm nhỏ nhô ra hơn so với Pelochelys bibroni Rafetus swinhoei và đầu trên một cổ dài với một cái mũi, vòi không rõ, lỗ rộng. Thông thường, hộp sọ của loài rùa này khá rộng và xương hàm trên và dưới đều tù, không nhọn như mô tả về Rafetus swinhoei . Loài rùa này không thể rút đầu để giấu hoàn toàn vào mai. - Các mặt trước và chân sau chỉ có ba móng vuốt. Viện Công nghệ sinh học |