Nghệ sỹ đường phố
Những ngày đầu tháng 6-2011, chiều nào chúng tôi cũng gặp “ nghệ sỹ đường phố Tạ Trí Hải ” ngồi đánh đàn cạnh cây lộc vừng chín gốc. Ông ở TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội từ dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đến nay.
Hằng ngày ông đến những điểm trung tâm của thành phố bằng chiếc xe đạp cũ, trên xe chở chiếc đàn Măng-đô-lin và vi-ô-lông. Điểm ông đến thường xuyên nhất là hồ Hoàn Kiếm. Đã nhiều nhà báo, nhà nhiếp ảnh viết và chụp về ông trong một hai năm trở lại đây, nhất là thời điểm ông đánh đàn tại công viên 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, và dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Riêng chúng tôi đã biết và chụp ảnh ông từ năm 2005.
Nếu các bạn để ý, mặc dù ông đánh nhiều bản nhạc vui, trong nước có, ngoài nước cũng có, nhưng ánh mắt ông thì thật buồn. Năm 2005, ông đi kiện một số người ở một công ty lớn tham nhũng. Cuối cùng kiện không được và lương cũng chẳng được lĩnh.
Sau cả ngày vác đơn đi kiện, chiều tối ông lại mang đàn măng- đô- lin ra ngồi trên chiếc ghế đá ở đoạn bờ hồ đối diện Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, để “ thư giãn “. Đó là vào năm 2005.
Thời gian này ông ở Hà Nội lâu ( từ ngày kỷ niệm đại lễ đến nay ) là để đi đòi lại khoảng lương vài chục tháng chưa được trả. Và cũng như lần trước, cuối ngày ông lại đến bên gố cây lộc vùng chín gốc để đánh đàn thư giãn.
Xem Video:
Nhiều bạn trẻ nghe tiếng đàn của ông, nhất là những bài hát về Hà Nội về hồ Hoàn Kiếm lại đến ngồi bên ông, cùng cất cao giọng với ông. Nhìn ông đánh đàn với dáng cao, gầy, tóc, râu dài và bạc, chiếc mũ rộng vành, chúng tôi liên tưởng đến một chàng “nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” và “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường” đã từng đi, từng đến.
Ông sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Điếu Hà Nội. Ông còn nhớ mãi kỷ niệm cùng trẻ con trong phố ra vẫy cờ, hoa đón đại quân ta trở về tiếp quản Thủ đô vào ngày 10-10 năm 1954 lịch sử. Ông không thể quên ngày Bác Hồ về thăm trường Nguyễn Trãi nơi ông học. Những ngày là sinh viên của Trường đại học Bách Khoa và rồi những ngày trở thành người chiến sĩ bảo vệ Thủ Đô từ năm 1963 đến năm 1972. Và sau này là những ngày công tác tại một công trường cao-su ở miền nam.
Lật giở cuốn sổ lưu bút, chúng tôi được đọc những dòng cảm nghĩ của các bạn trẻ đã từng nghe ông đánh đàn. có bạn trẻ lại ký họa cả chân dung ông khi đang kéo vi-ô-lông...
Quả thật giọng ông không phải là hay, tiếng đàn không thật là ngọt, nhưng nhiều người quý ông ở chất nghệ sĩ mang tiếng đàn mua vui cho mọi người mặc dù trong lòng nặng trĩu nỗi buồn của người con trai đã từng sống ở Hà Nội: không vợ, con, không nhà cửa và cả không lương hưu.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=265
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=266
Hằng ngày ông đến những điểm trung tâm của thành phố bằng chiếc xe đạp cũ, trên xe chở chiếc đàn Măng-đô-lin và vi-ô-lông. Điểm ông đến thường xuyên nhất là hồ Hoàn Kiếm. Đã nhiều nhà báo, nhà nhiếp ảnh viết và chụp về ông trong một hai năm trở lại đây, nhất là thời điểm ông đánh đàn tại công viên 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, và dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Riêng chúng tôi đã biết và chụp ảnh ông từ năm 2005.
Nếu các bạn để ý, mặc dù ông đánh nhiều bản nhạc vui, trong nước có, ngoài nước cũng có, nhưng ánh mắt ông thì thật buồn. Năm 2005, ông đi kiện một số người ở một công ty lớn tham nhũng. Cuối cùng kiện không được và lương cũng chẳng được lĩnh.
Sau cả ngày vác đơn đi kiện, chiều tối ông lại mang đàn măng- đô- lin ra ngồi trên chiếc ghế đá ở đoạn bờ hồ đối diện Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, để “ thư giãn “. Đó là vào năm 2005.
Thời gian này ông ở Hà Nội lâu ( từ ngày kỷ niệm đại lễ đến nay ) là để đi đòi lại khoảng lương vài chục tháng chưa được trả. Và cũng như lần trước, cuối ngày ông lại đến bên gố cây lộc vùng chín gốc để đánh đàn thư giãn.
Xem Video:
Nghệ sỹ đường phố Tạ Trí Hải bên hồ Hoàn Kiếm
Nhiều bạn trẻ nghe tiếng đàn của ông, nhất là những bài hát về Hà Nội về hồ Hoàn Kiếm lại đến ngồi bên ông, cùng cất cao giọng với ông. Nhìn ông đánh đàn với dáng cao, gầy, tóc, râu dài và bạc, chiếc mũ rộng vành, chúng tôi liên tưởng đến một chàng “nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” và “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường” đã từng đi, từng đến.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=267
Ông sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Điếu Hà Nội. Ông còn nhớ mãi kỷ niệm cùng trẻ con trong phố ra vẫy cờ, hoa đón đại quân ta trở về tiếp quản Thủ đô vào ngày 10-10 năm 1954 lịch sử. Ông không thể quên ngày Bác Hồ về thăm trường Nguyễn Trãi nơi ông học. Những ngày là sinh viên của Trường đại học Bách Khoa và rồi những ngày trở thành người chiến sĩ bảo vệ Thủ Đô từ năm 1963 đến năm 1972. Và sau này là những ngày công tác tại một công trường cao-su ở miền nam.
Lật giở cuốn sổ lưu bút, chúng tôi được đọc những dòng cảm nghĩ của các bạn trẻ đã từng nghe ông đánh đàn. có bạn trẻ lại ký họa cả chân dung ông khi đang kéo vi-ô-lông...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=263
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=264
Quả thật giọng ông không phải là hay, tiếng đàn không thật là ngọt, nhưng nhiều người quý ông ở chất nghệ sĩ mang tiếng đàn mua vui cho mọi người mặc dù trong lòng nặng trĩu nỗi buồn của người con trai đã từng sống ở Hà Nội: không vợ, con, không nhà cửa và cả không lương hưu.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=268
Nghệ sỹ đường phố Tạ Trí Hải bên hồ Hoàn Kiếm
Hà Hồng