Gặp người Hà Nội ở Seoul
Người Việt Nam đầu tiên chúng tôi gặp ở sân bay Incheon Hàn Quốc cũng là người cuối cùng khi chúng tôi vào sân bay để trở về nước. Đó là Nguyễn Bắc Nam. Anh là Bí thư thứ ba của Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc, người chuyên theo dõi lĩnh vực khoa học và công nghệ. Anh là người Hà Nội, nhà ở 46 phố Lê Thái Tổ ( giữa Báo Hà Nội Mới và Nhà may Tiến Thành trước đây ).
Nhận lời mời của Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển khoa học và công nghệ ( Bộ Khoa học và Công nghệ ), 10 phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương đã sang Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 13-8 -2011 ) để đi thăm quan tìm hiểu công tác truyền thông hoạt động khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tạp chí, hãng truyền hình, thông tấn xã Hàn Quốc.
Đoàn chúng tôi đã được anh Tâm, Bí thư thứ nhất và Nam, Bí thư thứ ba đại sứ quán giúp đỡ nhiệt tình trong các buổi làm việc với các đối tác. Người phiên dịch tiếng Hàn là một bạn gái dễ thương tên là Hương, vừa tốt nghiệp cao học kinh tế, hiện đang làm cho một công ty của Hàn Quốc .
Không biết ban tổ chức xếp lịch thế nào mà đoàn chúng tôi đi vào ngày 7 về ngày 3. Gần tới sân bay Incheon của Hàn Quốc , khi máy bay giảm độ cao để hạ cánh, gặp cơn bão đang đổ bộ vào Trung Quốc. Tuy không phải là gặp cơn bão trực tiếp, nhưng chiếc máy bay của hãng hàng không Viet Nam Airline cũng bị chao đảo và nhiều lần rơi tự do, khiến một vài hành khách hô thất thanh. Mấy cô phóng viên nữ đã bị nôn... May sao máy bay hạ cách an toàn.
Ra đến cổng, chúng tôi gặp Nam. Rất nhanh nhẹn Nam giúp chúng tôi chuyển đồ lên xe. Trên đường xe vào trung tâm, Nam thông báo tình hình bão ảnh hưởng đến Hàn Quốc, chương trình làm việc của đoàn trong năm ngày; một số điểm chú ý khi ở khách sạn, đi trên đường, đi siêu thị....Sự nhiệt tình chu đáo của Nam đã làm cả đoàn quên dần mệt mỏi sau chuyến bay gần bốn tiếng.
Chúng tôi ở Hàn Quốc năm ngày không kể một ngày đi, một ngày về. Cả năm ngày đều làm việc và di chuyển nhiều. Để ý chúng tôi thấy trong quá trình di chuyển giữa các đơn vị Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, không nề hà, sách túi cả hai tay giúp mọi người nhất là phóng viên nữ.
Để tận dụng thời gian ở Hàn Quốc, vào cuối giờ, sau buổi làm việc chúng tôi tranh thủ đi thăm cung vua. Không may gặp cơn mưa lớn. Đứng ngoài đường nửa tiếng không bắt được Ta-xi, chúng tôi đành gọi điện nhờ Nam đến đón bằng xe riêng. Không ngần ngại, Nam nhận lời, nhưng bảo chúng tôi chờ một chút vì lúc đó đang đưa hai chị phóng viên đi siêu thị.
Nam dặn, xe không đỗ được trước cổng cung vua, dù là chốc lát, do vậy mọi người phải sang phía cổng liên bộ ở bên cạnh. Trong cơn mưa chúng tôi phải sang đường. Không ai có ô. May sao các bạn Hàn Quốc cùng sang đường cho trú nhờ. Thế là chúng tôi tự chia nhau ra đi nhờ ô của khách qua đường.
Thật oái oăm, khi đứng trước cổng liên bộ không có chỗ nào để trú mưa. Anh thanh niên đứng một mình với chiếc ô vẫy chúng tôi. Thế là bốn phóng viên nữ được người đàn ông đó cho trú nhờ. Thật kỳ lạ cả năm người ( bốn phóng viên nữ, và người thanh niên Hàn Quốc ) trong một chiếc ô mà không ai bị ướt ( các bạn có thể xem bức ảnh kèm theo bài viết này ). Anh thanh niên đó hỏi mọi người cần đi đâu rồi lấy máy điện thoại gọi xe Ta-xi. Nhưng không được vì trời mưa thường “ cháy “ xe Ta-xi. Mấy nữ phóng viên bình luận. Nam nhà mình có phong thái nhiệt tình giống hệt con trai Hàn Quốc.
May sao đúng lúc đó xe của Nam đến, cả nhóm chạy ào ra xe, sau khi cảm ơn người thanh niên tốt bụng cho trú nhờ ô.
Trên xe, trong qua trình hỏi thăm cuộc sống của hai vợ chồng và hai đứa con của Nam ở Hàn Quốc, chúng tôi phát hiện một điều thật thú vị . Nam là cháu ngoại của Liệt sỹ Nguyễn Thái Lang, nguyên Giám đốc Công an Quận Hoàn Kiếm, nhà ở 46 phố Lê Thái Tổ ( giữa Báo Hà Nội Mới và Nhà May Tiến Thành trước đây ).
Cả tuổi thơ của Nam đã gắn chặt với hồ Hoàn Kiếm. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nam thường cùng bọn trẻ ra câu tôm ở chỗ cây phượng già đối diện với Báo Hà Nội Mới ( cây phượng này đã đổ vào năm 2008 ). Sau khi thả thính, không chỉ có tôm, cá đến mà Cụ Rùa cũng đến. Có lần Nam nhìn thấy hai cụ đến cùng một lúc.
Do vậy khi chúng tôi hỏi Nam, hồ Hoàn Kiếm có mấy “ Cụ Rùa “ thì Nam khẳng định : Có ít nhất hai Cụ.
Thời gian công tác tại Hàn Quốc kết thúc, trước lúc chia tay, chúng tôi hẹn với Nam một ngày nào đó anh em sẽ gặp nhau tại Nhà hàng Bốn mùa bên hồ Hoàn Kiếm để kể về những kỷ niệm tuổi thơ bên hồ.
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=323
Nhận lời mời của Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển khoa học và công nghệ ( Bộ Khoa học và Công nghệ ), 10 phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương đã sang Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 13-8 -2011 ) để đi thăm quan tìm hiểu công tác truyền thông hoạt động khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tạp chí, hãng truyền hình, thông tấn xã Hàn Quốc.
Đoàn chúng tôi đã được anh Tâm, Bí thư thứ nhất và Nam, Bí thư thứ ba đại sứ quán giúp đỡ nhiệt tình trong các buổi làm việc với các đối tác. Người phiên dịch tiếng Hàn là một bạn gái dễ thương tên là Hương, vừa tốt nghiệp cao học kinh tế, hiện đang làm cho một công ty của Hàn Quốc .
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=325
Không biết ban tổ chức xếp lịch thế nào mà đoàn chúng tôi đi vào ngày 7 về ngày 3. Gần tới sân bay Incheon của Hàn Quốc , khi máy bay giảm độ cao để hạ cánh, gặp cơn bão đang đổ bộ vào Trung Quốc. Tuy không phải là gặp cơn bão trực tiếp, nhưng chiếc máy bay của hãng hàng không Viet Nam Airline cũng bị chao đảo và nhiều lần rơi tự do, khiến một vài hành khách hô thất thanh. Mấy cô phóng viên nữ đã bị nôn... May sao máy bay hạ cách an toàn.
Ra đến cổng, chúng tôi gặp Nam. Rất nhanh nhẹn Nam giúp chúng tôi chuyển đồ lên xe. Trên đường xe vào trung tâm, Nam thông báo tình hình bão ảnh hưởng đến Hàn Quốc, chương trình làm việc của đoàn trong năm ngày; một số điểm chú ý khi ở khách sạn, đi trên đường, đi siêu thị....Sự nhiệt tình chu đáo của Nam đã làm cả đoàn quên dần mệt mỏi sau chuyến bay gần bốn tiếng.
Chúng tôi ở Hàn Quốc năm ngày không kể một ngày đi, một ngày về. Cả năm ngày đều làm việc và di chuyển nhiều. Để ý chúng tôi thấy trong quá trình di chuyển giữa các đơn vị Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, không nề hà, sách túi cả hai tay giúp mọi người nhất là phóng viên nữ.
Để tận dụng thời gian ở Hàn Quốc, vào cuối giờ, sau buổi làm việc chúng tôi tranh thủ đi thăm cung vua. Không may gặp cơn mưa lớn. Đứng ngoài đường nửa tiếng không bắt được Ta-xi, chúng tôi đành gọi điện nhờ Nam đến đón bằng xe riêng. Không ngần ngại, Nam nhận lời, nhưng bảo chúng tôi chờ một chút vì lúc đó đang đưa hai chị phóng viên đi siêu thị.
Nam dặn, xe không đỗ được trước cổng cung vua, dù là chốc lát, do vậy mọi người phải sang phía cổng liên bộ ở bên cạnh. Trong cơn mưa chúng tôi phải sang đường. Không ai có ô. May sao các bạn Hàn Quốc cùng sang đường cho trú nhờ. Thế là chúng tôi tự chia nhau ra đi nhờ ô của khách qua đường.
Thật oái oăm, khi đứng trước cổng liên bộ không có chỗ nào để trú mưa. Anh thanh niên đứng một mình với chiếc ô vẫy chúng tôi. Thế là bốn phóng viên nữ được người đàn ông đó cho trú nhờ. Thật kỳ lạ cả năm người ( bốn phóng viên nữ, và người thanh niên Hàn Quốc ) trong một chiếc ô mà không ai bị ướt ( các bạn có thể xem bức ảnh kèm theo bài viết này ). Anh thanh niên đó hỏi mọi người cần đi đâu rồi lấy máy điện thoại gọi xe Ta-xi. Nhưng không được vì trời mưa thường “ cháy “ xe Ta-xi. Mấy nữ phóng viên bình luận. Nam nhà mình có phong thái nhiệt tình giống hệt con trai Hàn Quốc.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=324
May sao đúng lúc đó xe của Nam đến, cả nhóm chạy ào ra xe, sau khi cảm ơn người thanh niên tốt bụng cho trú nhờ ô.
Trên xe, trong qua trình hỏi thăm cuộc sống của hai vợ chồng và hai đứa con của Nam ở Hàn Quốc, chúng tôi phát hiện một điều thật thú vị . Nam là cháu ngoại của Liệt sỹ Nguyễn Thái Lang, nguyên Giám đốc Công an Quận Hoàn Kiếm, nhà ở 46 phố Lê Thái Tổ ( giữa Báo Hà Nội Mới và Nhà May Tiến Thành trước đây ).
Cả tuổi thơ của Nam đã gắn chặt với hồ Hoàn Kiếm. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nam thường cùng bọn trẻ ra câu tôm ở chỗ cây phượng già đối diện với Báo Hà Nội Mới ( cây phượng này đã đổ vào năm 2008 ). Sau khi thả thính, không chỉ có tôm, cá đến mà Cụ Rùa cũng đến. Có lần Nam nhìn thấy hai cụ đến cùng một lúc.
Do vậy khi chúng tôi hỏi Nam, hồ Hoàn Kiếm có mấy “ Cụ Rùa “ thì Nam khẳng định : Có ít nhất hai Cụ.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=326
Nhà ở 46 phố Lê Thái Tổ ( giữa Báo Hà Nội Mới và Nhà May Tiến Thành trước đây )
Thời gian công tác tại Hàn Quốc kết thúc, trước lúc chia tay, chúng tôi hẹn với Nam một ngày nào đó anh em sẽ gặp nhau tại Nhà hàng Bốn mùa bên hồ Hoàn Kiếm để kể về những kỷ niệm tuổi thơ bên hồ.
Hà Hồng