Chuyện về hồ Gươm của nhà báo Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d290810x/docbaohhkx2.jpg
Nhà báo Xuân Thanh, Báo Pháp luật xã hội đi “ lang thang ” trên mạng và vô tình điến với “ hohoankiem.org”. Và cũng vô tình, khi “ lang thang “ trên mạng, chúng tôi lại đọc được bài viết của Xuân Thanh.
Dưới đây chúng tôi xin chân trọng gửi đến các bạn yêu “hohoankiem.org” những cảm nhận của nhà báo Xuân Thanh thông qua bài viết đăng trên Báo Pháp luật xã hội, ngày 1-8-2010.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d290810x/docbaohhkx1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d290810x/docbaohhkx3.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d290810x/docbaohhkx4.jpg
Chuyện về hồ Gươm của nhà báo Hà Hồng
Website hohoankiem.org ra đời với mục đích rất giản dị của anh, hồ Hoàn Kiếm như là kỷ niệm riêng của mỗi người. Bởi địa danh này là tấm gương phản chiếu những sự kiện lịch sử của TP và đất nước qua những năm bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Tôi tình cờ biết được website về hồ Hoàn Kiếm của nhà báo Hà Hồng khi đang lang thang trên mạng. Trước đó cũng đã nhiều lần tôi đọc các bài báo, các tin “nóng”, những bức ảnh “độc” về hồ Hoàn Kiếm của tác giả Hà Hồng. Khi đọc website của anh mới đủ cảm nhận được tâm huyết và tình yêu của một nhà báo với Hà Nội.
Công tác tại báo Nhân Dân, ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm nên như một thói quen, sở thích, mỗi lúc rảnh rỗi anh lại phải đi một vòng quanh hồ. Mỗi khi làm việc căng thẳng, mở cửa sổ thả hồn theo nhịp sống đang diễn ra xung quanh hồ Gươm và anh đã phát hiện ra điều kì diệu nơi đây. Website hohoankiem.org ra đời với mục đích rất giản dị của anh, hồ Hoàn Kiếm như là kỷ niệm riêng của mỗi người. Bởi địa danh này là tấm gương phản chiếu những sự kiện lịch sử của TP và đất nước qua những năm bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Mỗi gốc cây, ngọn cỏ, mỗi tấc chu vi xung quanh hồ là những nhân chứng của những câu chuyện, những kỷ niệm đẹp của riêng mỗi người. Khi không có điều kiện tản bộ quanh hồ, ôn lại kỷ niệm riêng của mình trang web này sẽ giúp bạn đỡ nhớ Hà Nội, đỡ nhớ hồ Hoàn Kiếm bằng những bức ảnh, bằng những cảm nghĩ của người dân xung quanh hồ đồng thời cũng là nơi kể về những kỷ niệm đẹp của mỗi người cho mọi người yêu quý hồ Hoàn Kiếm được biết.
Không chỉ là những kỷ niệm và những hồi ức đẹp, với cái nhìn của một nhà báo, mọi tác động gây hại cảnh quan hồ của con người cũng được nhà báo Hà Hồng cập nhật đầy đủ, chỉ đơn cử một chi tiết nhỏ là những đơn vị thi công trụ đỡ hệ thống đèn chiếu sáng hồ đã trộn vữa ngay trên nền đá lát đường đi, số vữa thừa đã đóng từng mảng trên đường dạo quanh hồ rất gây mất mỹ quan. Hay thậm chí như số phận của một cây vông trước cửa nhà hàng Thủy Tạ, đây là cây vông cuối cùng còn tồn tại xung quanh hồ được trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước đang được tính chặt đi cho đỡ vướng. Bằng nhiều kiến nghị, anh cùng các đồng nghiệp đã “cứu” được cây.
Dù bận hay dù thời tiết có thế nào, từ ngày thành lập trang web năm 2006 đến nay, gần như mỗi tuần anh cũng phải có vài bài viết, tin ngắn, những bức ảnh cung cấp thông tin đến người truy cập về hồ Hoàn Kiếm. Đó là câu chuyện giản dị về những người phụ nữ bán xôi, anh xe ôm, những người tập thể dục buổi sáng, hay người đi dạo; có khi là nỗi lòng trăn trở khi nhìn thấy những chuyện chướng tai gai mắt hay là mối đe doạ về sự xâm phạm môi trường xung quanh hồ của con người,… Đối với Hà Hồng, vẻ đẹp của hồ Hoàn Kiếm vào mỗi thời khắc lại có rung cảm riêng.
Ví như, hình ảnh chị công nhân múc tảo trong hồ lên, phần tảo chết có màu đen chảy thành vết trên mặt hồ xanh rờn bởi lớp tảo lam, sẽ chẳng có gì là sự kiện ở đây, nếu như anh không kịp nhận ra hình thù mới được vẽ trên lớp tảo lam kia mang dáng dấp của một con rồng thời Lý, với những khúc uốn cong đặc trưng, một cái đầu rồng ấn tượng và cả con rồng như một nét vẽ thư pháp trên nền tự nhiên tuyệt đẹp. Hình ảnh này đã được anh thu gọn vào ống kính và up lên web, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Anh cho biết, nếu đặt đúng vị trí cho những tấm ảnh khổ rộng panorama về hồ Hoàn Kiếm trên nền tường nhà tối màu, nó có hiệu ứng như thể ta đang nhìn ra cảnh hồ đầy sắc nắng và màu xanh mướt của cây, những lớp sóng hiền hòa. Và anh có những tấm ảnh 180 và 360 độ, đủ để quây tròn trong một căn phòng tạo ra những cảm giác như thế.
Theo Hà Hồng, Hà Nội không thiếu hồ, vì thế hồ Hoàn Kiếm không phải là hồ duy nhất để người dân phải tìm đến theo nghĩa thông thường. Thế nhưng Hoàn Kiếm là một trong bốn đại huyệt long mạch, lại ở nơi trung tâm, nơi trũng nhất của TP, nơi thủy tụ. Dường như, mọi diễn biến cuộc sống của Thủ đô đều lắng đọng nơi hồ thiêng này. “Bạn thử hình dung, nhiều thế kỷ sau, con cháu mình sẽ hỏi, cái hồ linh thiêng này đã chứng kiến bao sự biến đổi, phát triển của dân tộc, qua mỗi thời kỳ, nó có hình dáng và đời sống như thế nào, là một nhà báo, tôi cảm thấy trách nhiệm của mình khi ghi lại những sự kiện diễn ra ở đây trong thời khắc mà tôi có mặt”
Đã có 600 câu chuyện được anh kể ở website này. Sắp tới đây, Hà Hồng đang có kế hoạch xuất bản “Chuyện về hồ Hoàn Kiếm” với hàng trăm bức ảnh hơn 100 câu chuyện được đăng tải trên website trong thời gian qua. Hy vọng, website của anh sẽ mãi vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy của mỗi người khi muốn cảm nhận được cuộc sống của hồ Hoàn Kiếm.
Xuân Thanh
Website hohoankiem.org ra đời với mục đích rất giản dị của anh, hồ Hoàn Kiếm như là kỷ niệm riêng của mỗi người. Bởi địa danh này là tấm gương phản chiếu những sự kiện lịch sử của TP và đất nước qua những năm bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Tôi tình cờ biết được website về hồ Hoàn Kiếm của nhà báo Hà Hồng khi đang lang thang trên mạng. Trước đó cũng đã nhiều lần tôi đọc các bài báo, các tin “nóng”, những bức ảnh “độc” về hồ Hoàn Kiếm của tác giả Hà Hồng. Khi đọc website của anh mới đủ cảm nhận được tâm huyết và tình yêu của một nhà báo với Hà Nội.
Công tác tại báo Nhân Dân, ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm nên như một thói quen, sở thích, mỗi lúc rảnh rỗi anh lại phải đi một vòng quanh hồ. Mỗi khi làm việc căng thẳng, mở cửa sổ thả hồn theo nhịp sống đang diễn ra xung quanh hồ Gươm và anh đã phát hiện ra điều kì diệu nơi đây. Website hohoankiem.org ra đời với mục đích rất giản dị của anh, hồ Hoàn Kiếm như là kỷ niệm riêng của mỗi người. Bởi địa danh này là tấm gương phản chiếu những sự kiện lịch sử của TP và đất nước qua những năm bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Mỗi gốc cây, ngọn cỏ, mỗi tấc chu vi xung quanh hồ là những nhân chứng của những câu chuyện, những kỷ niệm đẹp của riêng mỗi người. Khi không có điều kiện tản bộ quanh hồ, ôn lại kỷ niệm riêng của mình trang web này sẽ giúp bạn đỡ nhớ Hà Nội, đỡ nhớ hồ Hoàn Kiếm bằng những bức ảnh, bằng những cảm nghĩ của người dân xung quanh hồ đồng thời cũng là nơi kể về những kỷ niệm đẹp của mỗi người cho mọi người yêu quý hồ Hoàn Kiếm được biết.
Không chỉ là những kỷ niệm và những hồi ức đẹp, với cái nhìn của một nhà báo, mọi tác động gây hại cảnh quan hồ của con người cũng được nhà báo Hà Hồng cập nhật đầy đủ, chỉ đơn cử một chi tiết nhỏ là những đơn vị thi công trụ đỡ hệ thống đèn chiếu sáng hồ đã trộn vữa ngay trên nền đá lát đường đi, số vữa thừa đã đóng từng mảng trên đường dạo quanh hồ rất gây mất mỹ quan. Hay thậm chí như số phận của một cây vông trước cửa nhà hàng Thủy Tạ, đây là cây vông cuối cùng còn tồn tại xung quanh hồ được trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước đang được tính chặt đi cho đỡ vướng. Bằng nhiều kiến nghị, anh cùng các đồng nghiệp đã “cứu” được cây.
Dù bận hay dù thời tiết có thế nào, từ ngày thành lập trang web năm 2006 đến nay, gần như mỗi tuần anh cũng phải có vài bài viết, tin ngắn, những bức ảnh cung cấp thông tin đến người truy cập về hồ Hoàn Kiếm. Đó là câu chuyện giản dị về những người phụ nữ bán xôi, anh xe ôm, những người tập thể dục buổi sáng, hay người đi dạo; có khi là nỗi lòng trăn trở khi nhìn thấy những chuyện chướng tai gai mắt hay là mối đe doạ về sự xâm phạm môi trường xung quanh hồ của con người,… Đối với Hà Hồng, vẻ đẹp của hồ Hoàn Kiếm vào mỗi thời khắc lại có rung cảm riêng.
Ví như, hình ảnh chị công nhân múc tảo trong hồ lên, phần tảo chết có màu đen chảy thành vết trên mặt hồ xanh rờn bởi lớp tảo lam, sẽ chẳng có gì là sự kiện ở đây, nếu như anh không kịp nhận ra hình thù mới được vẽ trên lớp tảo lam kia mang dáng dấp của một con rồng thời Lý, với những khúc uốn cong đặc trưng, một cái đầu rồng ấn tượng và cả con rồng như một nét vẽ thư pháp trên nền tự nhiên tuyệt đẹp. Hình ảnh này đã được anh thu gọn vào ống kính và up lên web, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Anh cho biết, nếu đặt đúng vị trí cho những tấm ảnh khổ rộng panorama về hồ Hoàn Kiếm trên nền tường nhà tối màu, nó có hiệu ứng như thể ta đang nhìn ra cảnh hồ đầy sắc nắng và màu xanh mướt của cây, những lớp sóng hiền hòa. Và anh có những tấm ảnh 180 và 360 độ, đủ để quây tròn trong một căn phòng tạo ra những cảm giác như thế.
Theo Hà Hồng, Hà Nội không thiếu hồ, vì thế hồ Hoàn Kiếm không phải là hồ duy nhất để người dân phải tìm đến theo nghĩa thông thường. Thế nhưng Hoàn Kiếm là một trong bốn đại huyệt long mạch, lại ở nơi trung tâm, nơi trũng nhất của TP, nơi thủy tụ. Dường như, mọi diễn biến cuộc sống của Thủ đô đều lắng đọng nơi hồ thiêng này. “Bạn thử hình dung, nhiều thế kỷ sau, con cháu mình sẽ hỏi, cái hồ linh thiêng này đã chứng kiến bao sự biến đổi, phát triển của dân tộc, qua mỗi thời kỳ, nó có hình dáng và đời sống như thế nào, là một nhà báo, tôi cảm thấy trách nhiệm của mình khi ghi lại những sự kiện diễn ra ở đây trong thời khắc mà tôi có mặt”
Đã có 600 câu chuyện được anh kể ở website này. Sắp tới đây, Hà Hồng đang có kế hoạch xuất bản “Chuyện về hồ Hoàn Kiếm” với hàng trăm bức ảnh hơn 100 câu chuyện được đăng tải trên website trong thời gian qua. Hy vọng, website của anh sẽ mãi vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy của mỗi người khi muốn cảm nhận được cuộc sống của hồ Hoàn Kiếm.
Xuân Thanh