Thiện, khiết, hoà, vọng
Bốn từ thiện, khiết, hoà, vọng được hiểu là: lương thiện, trong sạch, hoà hợp và hy vọng. Đó những việc làm người dân nước ta làm trong những ngày Tết âm Lịch.
Khi nói về Tết những năm xưa ở Hà Nội, nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung cho rằng: Trong những ngày tết, mọi người kiêng nói những điều không hay. Người ta sống rất “ thiện ”, lịch sự, lễ phép, tôn trọng trên dưới; luôn nghĩ tổ tiên, ông bà (những người đã khuất) cùng về dự Tết với con cháu.
Đó là cuộc sống vừa tâm “linh” vừa “ thực tại ”. Trong những ngày Tết người ta không đánh nhau, cãi nhau, xoá bỏ mọi hận thù, xích mích.
Những người nghèo được bà con anh em chung quanh giúp đỡ cũng có Tết. Những người hành khất chỉ cần đứng gần cửa một gia đình rồi nói vài lời chúc tết may mắn là đã được mọi người trong gia đình mang bánh chưng, xôi, thịt ra cho. Mọi người thường nói:
Khó đói chẳng lo ba ngày Tết
Giàu sang rộng mở tấm lòng thương...
Truyền thống tốt đẹp đó luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và mai sau.
Những ngày đầu xuân, đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm chúng tôi đã tận hưởng được sắc màu, hương vị mùa xuân. Hoa tràn ngập chung quanh hồ, trên sân tượng Vua Lý Thái Tổ. Cạnh cây gạo, đối diện tượng vua Lý Thái Tổ, lần đầu, Công ty Công viên cây xanh bày bốn chậu hoa có chân cỡ lớn (đường kính khoảng 1m ), làm cho vòng hồ thêm duyên dáng, sang trọng.
Buổi tối đến đây mọi người như được thưởng thức “bữa tiệc” ánh sáng. Không chỉ là hàng nghìn chiếc bóng đèn xanh đỏ, mắc trên cành những cây nghiêng “ hết mình ” ra hồ mà còn có những chiếc đèn pha màu xanh chiếu lên cây, làm cho lá cây đã xanh lại càng xanh ngăn ngắt, nhất là những chiếc đèn bố trí chung quanh đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc thật sự là chiếc cầu cho mặt trời lên khi hai bên thành cầu được mắc bốn dãy đèn mầu đỏ.
Lần đầu Tháp Rùa được lắp đèn la-de, lúc đầu là bốn chiếc sau được đặt thêm bốn chiếc nữa. Trong đêm, tia đèn la – de quét những vệt sáng lên bầu trời, ta có cảm giác như như những chiếc gậy nhịp nhàng, gõ lên mặt trống đồng là gò Rùa vậy.
Ngày mồng một, mồng hai, mồng ba tết đi quanh hồ, chúng tôi được gặp những khuôn mặt rạng rỡ, an hòa của những người đi du xuân.
Mấy cô cậu mắt mở to, chăm chú xem người nặn tò he, véo, vê những miếng bột nếp đầy mầu sắc để nặn ra những con giống, bông hoa ngộ nghĩnh, bên cổng đền Ngọc Sơn. Các cô bé, cậu bé cười híp mắt bên chú chuột vàng.
Du khách đứng vòng trong vòng ngoài để chờ xin chữ ông đồ bên đền Bà Kiệu. Vừa nhìn ông phóng bút cho chữ đầu xuân một vị khách vừa ngâm nga câu thơ của Vũ Đình Liên:
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b130208x/xuan1.jpg
Khi nói về Tết những năm xưa ở Hà Nội, nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung cho rằng: Trong những ngày tết, mọi người kiêng nói những điều không hay. Người ta sống rất “ thiện ”, lịch sự, lễ phép, tôn trọng trên dưới; luôn nghĩ tổ tiên, ông bà (những người đã khuất) cùng về dự Tết với con cháu.
Đó là cuộc sống vừa tâm “linh” vừa “ thực tại ”. Trong những ngày Tết người ta không đánh nhau, cãi nhau, xoá bỏ mọi hận thù, xích mích.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b130208x/xuan2.jpg
Những người nghèo được bà con anh em chung quanh giúp đỡ cũng có Tết. Những người hành khất chỉ cần đứng gần cửa một gia đình rồi nói vài lời chúc tết may mắn là đã được mọi người trong gia đình mang bánh chưng, xôi, thịt ra cho. Mọi người thường nói:
Khó đói chẳng lo ba ngày Tết
Giàu sang rộng mở tấm lòng thương...
Truyền thống tốt đẹp đó luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và mai sau.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b130208x/xuan3.jpg
Những ngày đầu xuân, đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm chúng tôi đã tận hưởng được sắc màu, hương vị mùa xuân. Hoa tràn ngập chung quanh hồ, trên sân tượng Vua Lý Thái Tổ. Cạnh cây gạo, đối diện tượng vua Lý Thái Tổ, lần đầu, Công ty Công viên cây xanh bày bốn chậu hoa có chân cỡ lớn (đường kính khoảng 1m ), làm cho vòng hồ thêm duyên dáng, sang trọng.
Buổi tối đến đây mọi người như được thưởng thức “bữa tiệc” ánh sáng. Không chỉ là hàng nghìn chiếc bóng đèn xanh đỏ, mắc trên cành những cây nghiêng “ hết mình ” ra hồ mà còn có những chiếc đèn pha màu xanh chiếu lên cây, làm cho lá cây đã xanh lại càng xanh ngăn ngắt, nhất là những chiếc đèn bố trí chung quanh đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc thật sự là chiếc cầu cho mặt trời lên khi hai bên thành cầu được mắc bốn dãy đèn mầu đỏ.
Lần đầu Tháp Rùa được lắp đèn la-de, lúc đầu là bốn chiếc sau được đặt thêm bốn chiếc nữa. Trong đêm, tia đèn la – de quét những vệt sáng lên bầu trời, ta có cảm giác như như những chiếc gậy nhịp nhàng, gõ lên mặt trống đồng là gò Rùa vậy.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b130208x/xuan4.jpg
Ngày mồng một, mồng hai, mồng ba tết đi quanh hồ, chúng tôi được gặp những khuôn mặt rạng rỡ, an hòa của những người đi du xuân.
Mấy cô cậu mắt mở to, chăm chú xem người nặn tò he, véo, vê những miếng bột nếp đầy mầu sắc để nặn ra những con giống, bông hoa ngộ nghĩnh, bên cổng đền Ngọc Sơn. Các cô bé, cậu bé cười híp mắt bên chú chuột vàng.
Du khách đứng vòng trong vòng ngoài để chờ xin chữ ông đồ bên đền Bà Kiệu. Vừa nhìn ông phóng bút cho chữ đầu xuân một vị khách vừa ngâm nga câu thơ của Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua...
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua...