Rồng thời Lý xuất hiện trên hồ Hoàn Kiếm
Những ngày trước, trong và sau Tết Mậu Tý, nền nhiệt độ ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc xuống thấp nhất trong hằng chục năm qua.
Nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, thường dẫn đến tình trạng tảo hồ Hoàn Kiếm bị chết hàng loạt, tạo thành lớp bột xanh đặc quánh trên phần hồ đối diện Trung tâm Thương mại Tràng Tiền.
Một hiện tượng đặc biệt năm nay là cùng với lớp bột xanh đặc quánh đó còn xuất hiện một thứ màu huyết dụ. Chúng tôi không biết thứ màu huyết dụ đó từ đâu mà có ( một số người cho rằng đó có thể là xác của một loại tảo nào đó), chỉ có điều là nó đã tạo ra những vệt ngoằn nghèo trông như là rồng thời Lý.
Như các bạn của “ hohoankiem.org “đã biết Lý Thái Tổ đem hình ảnh rồng bay lên để đặt tên cho đất đế đô, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc.
Nếu so sánh hình tượng rồng thời Lý với hình tượng rồng của các nước châu Á khác , chúng ta sẽ thấy rồng thời Lý mang nét riêng rất độc đáo. Vì rồng thời Lý thể hiện mơ ước của cư dân nông nghiệp, cho nên luôn được tạo của nước, của mây cuộn.
Đó là một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chúng là mình tròn trặn, uốn cong nhiều lần, uyển chuyển theo hình sóng lượn, mềm mại và thoái dần về phía đuôi.
Rồng thời Lý có bốn chân, mỗi chân ba móng cong nhọn. Đầu rồng thường ngẩng cao, miệng há rộng với hai hàm răng nhỏ, đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi rồng thoát ra ngọn lửa, đó là mào lửa. Trên trán rồng có hoa văn hình chữ S . Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là dạng cổ tự của chữ “ lôi ”, tượng trung cho sấm sét, mây mưa, mái chùa, cung điện, đài sen tượng phật... đều được hình tượng rồng tô điểm.
Hình tượng rồng xuất hiện trên mặt nước hồ Hoàn Kiếm gợi cho chúng ta nhờ tới câu nói của Lý Công Uẩn cách đây ngần 1000 năm khi nói về vùng đất thiêng này : “ Thế rồng cuộn hổ ngồi” ./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170208x/rong1.jpg
Nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, thường dẫn đến tình trạng tảo hồ Hoàn Kiếm bị chết hàng loạt, tạo thành lớp bột xanh đặc quánh trên phần hồ đối diện Trung tâm Thương mại Tràng Tiền.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170208x/rong2.jpg
Một hiện tượng đặc biệt năm nay là cùng với lớp bột xanh đặc quánh đó còn xuất hiện một thứ màu huyết dụ. Chúng tôi không biết thứ màu huyết dụ đó từ đâu mà có ( một số người cho rằng đó có thể là xác của một loại tảo nào đó), chỉ có điều là nó đã tạo ra những vệt ngoằn nghèo trông như là rồng thời Lý.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170208x/rong3.jpg
Như các bạn của “ hohoankiem.org “đã biết Lý Thái Tổ đem hình ảnh rồng bay lên để đặt tên cho đất đế đô, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc.
Nếu so sánh hình tượng rồng thời Lý với hình tượng rồng của các nước châu Á khác , chúng ta sẽ thấy rồng thời Lý mang nét riêng rất độc đáo. Vì rồng thời Lý thể hiện mơ ước của cư dân nông nghiệp, cho nên luôn được tạo của nước, của mây cuộn.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170208x/rong4.jpg
Đó là một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chúng là mình tròn trặn, uốn cong nhiều lần, uyển chuyển theo hình sóng lượn, mềm mại và thoái dần về phía đuôi.
Rồng thời Lý có bốn chân, mỗi chân ba móng cong nhọn. Đầu rồng thường ngẩng cao, miệng há rộng với hai hàm răng nhỏ, đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi rồng thoát ra ngọn lửa, đó là mào lửa. Trên trán rồng có hoa văn hình chữ S . Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là dạng cổ tự của chữ “ lôi ”, tượng trung cho sấm sét, mây mưa, mái chùa, cung điện, đài sen tượng phật... đều được hình tượng rồng tô điểm.
Hình tượng rồng xuất hiện trên mặt nước hồ Hoàn Kiếm gợi cho chúng ta nhờ tới câu nói của Lý Công Uẩn cách đây ngần 1000 năm khi nói về vùng đất thiêng này : “ Thế rồng cuộn hổ ngồi” ./.