Hội xuân Mậu Tý bên hồ Hoàn Kiếm
Mặc cho trời rét đậm, những bông hoa đào trong vườn hoa, đối diện Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, vẫn mập mạp, cách căng, thắm sắc hồng. Mỗi khi có cơn gió nhẹ từ hồ thổi tới, cánh hoa rung nhè nhẹ.
Nhưng hôm nay (17-2-2008), cánh hoa rung nhiều lắm, không phải do gió mà do âm thanh tiếng trống hội do những người nông dân Đọi Tam đánh, mở màn lễ hội xuân bên hồ. Lễ hội xuân do Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội tổ chức, là một hoạt động trình diễn những vốn quý trong kho tàng văn hoá dân gian của Thăng Long- Hà Nội.
Hằng nghìn người dân thành phố và khách du lịch đã tới khu vực trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ để chứng kiến màn trình diễn của gần hai nghìn người thuộc 18 đoàn diễu hành, biểu diễn của các quận huyện.
Những nghi thức thể hiện đạo lý: “ Uống nước nhớ nguồn ” đã mở đầu cho hoạt động trình diễn liên tục trong gần ba tiếng tại ba địa điểm quanh hổ : khu tượng đài Vua Lý Thái Tổ; Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; ngã ba Hàng Trống, Lê Thái Tổ.
Điểm nổi bật của lễ hội lần này đó là đoàn diễu hành “ Thăng Long tứ trấn “ của 400 người mang cờ hiệu “Trấn Bắc”, “Trấn Nam”, “Trấn Đông”, “Trấn Tây”. Đoàn diễu hành đã làm cho người Hà Nội nhớ lại bốn ngôi đền thiêng: Quán Thánh, Kim Liên, Bạch Mã, Voi Phục, nơi thờ tự những vị thần trấn giữ bốn phía kinh thành Thăng Long là : Huyền Thiên Trấn Vũ, Cao Sơn, Long Đỗ và Linh Lang.
Theo đoàn diễu hành, chúng tôi đến Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đây có cuộc thi nấu cơm, chơi cờ người.
Màn múa rồng của chín đội, múa cổ của Thăng Long như: Xênh Tiền cùng tiếng hát tập thể, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang đã làm tâm hồn chúng tôi chuếnh choáng, mơ màng, như đi ngược thời gian trở về với hội xuân Hà Nội hằng trăm năm trước.
Báo Kinh tế và Đô thị số Tết Mậu Tý, trong bài thơ “ Một thoáng hồ Gươm” của Giang Quân có đoạn:
Hồ Gươm như chén rượu tình
Chẳng mời cũng uống cho mình mình say...
Chúng mình cũng say, nhưng không phải vì uống chén rượu tình của Giang Quân mà say vì được sống trong không khí nồng ấm, tràn ngập sắc xuân của nghìn năm Thăng Long- Đông đô- Hà Nội. /.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b200208x/hoixuan1.jpg
Nhưng hôm nay (17-2-2008), cánh hoa rung nhiều lắm, không phải do gió mà do âm thanh tiếng trống hội do những người nông dân Đọi Tam đánh, mở màn lễ hội xuân bên hồ. Lễ hội xuân do Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội tổ chức, là một hoạt động trình diễn những vốn quý trong kho tàng văn hoá dân gian của Thăng Long- Hà Nội.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b200208x/hoixuan2.jpg
Hằng nghìn người dân thành phố và khách du lịch đã tới khu vực trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ để chứng kiến màn trình diễn của gần hai nghìn người thuộc 18 đoàn diễu hành, biểu diễn của các quận huyện.
Những nghi thức thể hiện đạo lý: “ Uống nước nhớ nguồn ” đã mở đầu cho hoạt động trình diễn liên tục trong gần ba tiếng tại ba địa điểm quanh hổ : khu tượng đài Vua Lý Thái Tổ; Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; ngã ba Hàng Trống, Lê Thái Tổ.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b200208x/hoixuan3.jpg
Điểm nổi bật của lễ hội lần này đó là đoàn diễu hành “ Thăng Long tứ trấn “ của 400 người mang cờ hiệu “Trấn Bắc”, “Trấn Nam”, “Trấn Đông”, “Trấn Tây”. Đoàn diễu hành đã làm cho người Hà Nội nhớ lại bốn ngôi đền thiêng: Quán Thánh, Kim Liên, Bạch Mã, Voi Phục, nơi thờ tự những vị thần trấn giữ bốn phía kinh thành Thăng Long là : Huyền Thiên Trấn Vũ, Cao Sơn, Long Đỗ và Linh Lang.
Theo đoàn diễu hành, chúng tôi đến Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đây có cuộc thi nấu cơm, chơi cờ người.
Màn múa rồng của chín đội, múa cổ của Thăng Long như: Xênh Tiền cùng tiếng hát tập thể, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang đã làm tâm hồn chúng tôi chuếnh choáng, mơ màng, như đi ngược thời gian trở về với hội xuân Hà Nội hằng trăm năm trước.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b200208x/hoixuan4.jpg
Báo Kinh tế và Đô thị số Tết Mậu Tý, trong bài thơ “ Một thoáng hồ Gươm” của Giang Quân có đoạn:
Hồ Gươm như chén rượu tình
Chẳng mời cũng uống cho mình mình say...
Chúng mình cũng say, nhưng không phải vì uống chén rượu tình của Giang Quân mà say vì được sống trong không khí nồng ấm, tràn ngập sắc xuân của nghìn năm Thăng Long- Đông đô- Hà Nội. /.