Người thết kế, tổ chức thi công cầu Thê Húc năm 1954
Trong chuyến đi công tác vào TP Hồ Chí Minh, ngày 26-3-2008, đọc cuốn Tạp chí HERITAGE trên chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, chúng tôi đã biết được tên người thiết kế, tổ chức thi công cầu Thê Húc bị sập vào giao thừa năm 1952.
Thông qua bài viết về cầu Thê Húc của tác giả Hằng Khiêm chúng tôi được biết: Vào đêm giao thừa năm 1952, do lượng người qua lại vào lễ đền quá đông, cho nên cây cầu đã sập. Thông tin này chúng tôi đã được nhà văn Băng Sơn kể, vì lúc đó ông từ nhà ở phố Cầu Gỗ ra đứng ở đền Bà Kiệu để xem mọi người đi đón giao thừa. Tuy vậy, ai là người thiết kế và thi công cầu thì chúng tôi chỉ được biết qua bài báo nói trên.
Bà Phạm Thị Mùi ( số nhà 44/5/281 đường Tam Trinh – Hà Nội ) cho biết: vào khoảng cuối năm 1953, chính quyền Pháp yêu cầu cụ thân sinh ra bà là ông Phạm Ngọc Lan khảo sát, thiết kế, giám sát thi công cầu Thê Húc và phải hoàn thành trước Tết năm 1954. Trong thời gian ba tháng, ông Phạm Ngọc Lan đã hoàn thành công việc nói trên.
Để ghi công người xây cầu, chính quyền Pháp đã tặng lại gia đình ông Phạm Ngọc Lan một allbum ảnh về quá trình xây cầu. Trong bức ảnh gia đình bà Phạm Thị Mùi còn giữ lại được, chúng ta có thể nhận thấy bên cạnh chiếc cầu Thê Húc đang thi công là một chiếc cầu bắc tạm, đầu cầu vào đền đặt ở vị trí cây đa ( nay cây đã chết ), bên phải Đắc nguyệt lâu ( nhìn từ ngoài vào ). Chân và dầm cầu được đổ bằng bê-tông.
Như vậy sau hai năm bị sập, cầu Thê Húc mới được xây dựng và đi vào hoạt động trong dịp Tết năm 1954./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b300308x/cauthehucx1.jpg
Thông qua bài viết về cầu Thê Húc của tác giả Hằng Khiêm chúng tôi được biết: Vào đêm giao thừa năm 1952, do lượng người qua lại vào lễ đền quá đông, cho nên cây cầu đã sập. Thông tin này chúng tôi đã được nhà văn Băng Sơn kể, vì lúc đó ông từ nhà ở phố Cầu Gỗ ra đứng ở đền Bà Kiệu để xem mọi người đi đón giao thừa. Tuy vậy, ai là người thiết kế và thi công cầu thì chúng tôi chỉ được biết qua bài báo nói trên.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b300308x/cauthehucx2.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b300308x/cauthehucx3.jpg
Bà Phạm Thị Mùi ( số nhà 44/5/281 đường Tam Trinh – Hà Nội ) cho biết: vào khoảng cuối năm 1953, chính quyền Pháp yêu cầu cụ thân sinh ra bà là ông Phạm Ngọc Lan khảo sát, thiết kế, giám sát thi công cầu Thê Húc và phải hoàn thành trước Tết năm 1954. Trong thời gian ba tháng, ông Phạm Ngọc Lan đã hoàn thành công việc nói trên.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b300308x/cauthehucx4.jpg
Để ghi công người xây cầu, chính quyền Pháp đã tặng lại gia đình ông Phạm Ngọc Lan một allbum ảnh về quá trình xây cầu. Trong bức ảnh gia đình bà Phạm Thị Mùi còn giữ lại được, chúng ta có thể nhận thấy bên cạnh chiếc cầu Thê Húc đang thi công là một chiếc cầu bắc tạm, đầu cầu vào đền đặt ở vị trí cây đa ( nay cây đã chết ), bên phải Đắc nguyệt lâu ( nhìn từ ngoài vào ). Chân và dầm cầu được đổ bằng bê-tông.
Như vậy sau hai năm bị sập, cầu Thê Húc mới được xây dựng và đi vào hoạt động trong dịp Tết năm 1954./.