Cơm trắng ơi, thịt cá ơi, mẹ ơi con đói
Nhận lời mời của bà Quốc Thị Gái chúng tôi đến thăm nhà bà sáng 24-9-2011. Trên trang Web của chúng tôi đã giới thiệu bà Gái là người hằng chục năm nay, chiều nào cũng mang những mẩu bánh mì ra cho cá ăn ở khu vực đền Bà Kiệu.
Nhà bà Gái ở cạnh số nhà 46 ngõ Phất Lộc, rộng chừng 8m2. Sát ngay bức tường được chiến sĩ bảo vệ thủ đô đục thông để di chuyển trong những ngày “Hà Nội mùa đông năm 1946”.
Bà có hai người con trai. Anh con cả đã về hưu ở cạnh nhà bà. Anh thứ hai ở bên Gia Lâm. Mặc dù năm nay đã 88 tuổi ( bà sinh năm 1923, tại làng Cổ Điển, huyện Đông Anh Hà Nội) nhưng bà tự đi chợ, nấu cơm lấy. Tự bà không muốn nhờ cậy con cháu. Nhà bà chẳng có cái gì đáng giá. Chiếc giường đơn đã chiếm gần hết phòng ngoài. Phòng trong làm bếp và nhà vệ sinh.
Vật đầu tiên chúng tôi nhìn thấy đó là những túi ni-lông đựng đầy mẩu bánh mỳ treo trên mắc ngay ở cửa ra vào. Hằng ngày bà đi đến các nhà hàng xin mẩu bánh mì thừa về, tích vào các túi để chiều chiều mang thả ra hồ cho cá ăn.
Có những hôm xin được nhiều, thả bánh mì xuống hồ, cá ăn không hết, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm cho hồ, bà Gái lại phơi mẩu bánh mì lên ô của sổ nhỏ nhà mình để cho khô. Phòng những hôm trời mưa không đi xin được, bà vẫn có bánh mì khô cho cá ăn.
Bà Gái mời tôi đến nhà bà lần này có một lý do đặc biệt. Bà muốn tặng tôi một chiếc mâm bằng nhôm. Chiếc mâm nhôm này bà mua từ năm 1958. Bà Gái kể: “Lấy chồng được mười năm thì ông nhà tôi mất, thế là tôi phải làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Có nhiều người muốn hỏi tôi là vợ, nhưng thương con, tôi không nhận lời ai cả.
Hằng ngày tôi đặt cốm xào, bánh đậu xanh, bánh đúc nóng vào chiếc mâm này, rồi đội trên đầu đi bán rong ở phố cổ, chung quanh hồ Hoàn Kiếm, nhiều khi tối mịt mới về. Có hôm trời mưa phùn, gió lạnh, tôi đội mâm quà đi bán, đứa con thứ hai mới hai tuổi vừa khóc, vừa kêu: Cơm trắng ơi, Thịt cá ơi, mẹ ơi con đói”... Thế rồi bà Gái cười: Ngày tháng trôi đi ,vui, khó mẹ con có nhau, cuốn lấy nhau mà sống đến ngày hôm nay.
Trên đường trở về nhà , tôi cầm chiếc mâm méo mó đi trên phố phường đông đúc. Một anh đi xe ôm phố Cầu Gỗ nói với: mâm méo mó thế bác dùng làm gì, bán cho đồng nát, rồi mua cái mới dùng cho xướng.
Có thể chiếc mâm đó đã méo mó, nhưng khi áp tai vào đó ta sẽ nghe được tiếng rao đêm của người mẹ trẻ của hai đứa con nhỏ và tiếng kêu khản đặc của đứa trẻ: “ Cơm trắng ơi, thịt cá ơi, mẹ ơi con đói“ !
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=355
Nhà bà Gái ở cạnh số nhà 46 ngõ Phất Lộc, rộng chừng 8m2. Sát ngay bức tường được chiến sĩ bảo vệ thủ đô đục thông để di chuyển trong những ngày “Hà Nội mùa đông năm 1946”.
Bà có hai người con trai. Anh con cả đã về hưu ở cạnh nhà bà. Anh thứ hai ở bên Gia Lâm. Mặc dù năm nay đã 88 tuổi ( bà sinh năm 1923, tại làng Cổ Điển, huyện Đông Anh Hà Nội) nhưng bà tự đi chợ, nấu cơm lấy. Tự bà không muốn nhờ cậy con cháu. Nhà bà chẳng có cái gì đáng giá. Chiếc giường đơn đã chiếm gần hết phòng ngoài. Phòng trong làm bếp và nhà vệ sinh.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=357
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=356
Vật đầu tiên chúng tôi nhìn thấy đó là những túi ni-lông đựng đầy mẩu bánh mỳ treo trên mắc ngay ở cửa ra vào. Hằng ngày bà đi đến các nhà hàng xin mẩu bánh mì thừa về, tích vào các túi để chiều chiều mang thả ra hồ cho cá ăn.
Có những hôm xin được nhiều, thả bánh mì xuống hồ, cá ăn không hết, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm cho hồ, bà Gái lại phơi mẩu bánh mì lên ô của sổ nhỏ nhà mình để cho khô. Phòng những hôm trời mưa không đi xin được, bà vẫn có bánh mì khô cho cá ăn.
Bà Gái mời tôi đến nhà bà lần này có một lý do đặc biệt. Bà muốn tặng tôi một chiếc mâm bằng nhôm. Chiếc mâm nhôm này bà mua từ năm 1958. Bà Gái kể: “Lấy chồng được mười năm thì ông nhà tôi mất, thế là tôi phải làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Có nhiều người muốn hỏi tôi là vợ, nhưng thương con, tôi không nhận lời ai cả.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
https://hohoankiem.org/attachment.php?fid=358
Hằng ngày tôi đặt cốm xào, bánh đậu xanh, bánh đúc nóng vào chiếc mâm này, rồi đội trên đầu đi bán rong ở phố cổ, chung quanh hồ Hoàn Kiếm, nhiều khi tối mịt mới về. Có hôm trời mưa phùn, gió lạnh, tôi đội mâm quà đi bán, đứa con thứ hai mới hai tuổi vừa khóc, vừa kêu: Cơm trắng ơi, Thịt cá ơi, mẹ ơi con đói”... Thế rồi bà Gái cười: Ngày tháng trôi đi ,vui, khó mẹ con có nhau, cuốn lấy nhau mà sống đến ngày hôm nay.
Trên đường trở về nhà , tôi cầm chiếc mâm méo mó đi trên phố phường đông đúc. Một anh đi xe ôm phố Cầu Gỗ nói với: mâm méo mó thế bác dùng làm gì, bán cho đồng nát, rồi mua cái mới dùng cho xướng.
Có thể chiếc mâm đó đã méo mó, nhưng khi áp tai vào đó ta sẽ nghe được tiếng rao đêm của người mẹ trẻ của hai đứa con nhỏ và tiếng kêu khản đặc của đứa trẻ: “ Cơm trắng ơi, thịt cá ơi, mẹ ơi con đói“ !
Hà Hồng