Rệp tấn công vườn cây vạn tuế bên hồ
Ngày 13-4-2008, đi đến vườn hoa trồng nhiều cây vạn tuế, đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền và Công ty Điện lực Hoàn Kiếm, chúng tôi thấy nhiều cây vạn tuế bị héo khô.
Hỏi chị Liên, công nhân của Công ty công viên Cây xanh chúng tôi được biết: các cây vạn tuế ở đây đang bị một loại rệp có tên là Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae tấn công. Chị Liên cho biết thêm:Trên lá cây ban đầu chỉ là một vài con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ một, hai ly bám chặt vào gốc của cuống lá kép chẳng mấy ai để ý.
Nhưng do tốc độ sinh sản của chúng tương đối nhanh, cho nên khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và xung quanh gốc của cuống lá kép, thậm chí trên cả bề mặt của ngọn cây.
Loại rệp này nằm bất động một chỗ, chích hút nhựa của cây làm cho lá cây vàng dần, nếu mật độ cao có thể làm lá trở nên vàng úa nặng và chết khô.
Để hạn chế tác hại của rệp, người ta thường áp dụng một số biện pháp chính: Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng, nên mạnh dạn cắt bỏ những lá có mật độ rệp cao, đem tiêu hủy, số còn lại tùy theo mật độ còn nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt...
Trên thực tế Công ty công viên Cây xanh lại sử dụng một biện pháp đơn giản để diệt rệp bằng nước vôi bột. Theo chị Liên đây là cách chữa dân gian, không tốn kém./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b070508x/reptancong1.jpg
Hỏi chị Liên, công nhân của Công ty công viên Cây xanh chúng tôi được biết: các cây vạn tuế ở đây đang bị một loại rệp có tên là Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae tấn công. Chị Liên cho biết thêm:Trên lá cây ban đầu chỉ là một vài con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ một, hai ly bám chặt vào gốc của cuống lá kép chẳng mấy ai để ý.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b070508x/reptancong2.jpg
Nhưng do tốc độ sinh sản của chúng tương đối nhanh, cho nên khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và xung quanh gốc của cuống lá kép, thậm chí trên cả bề mặt của ngọn cây.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b070508x/reptancong3.jpg
Loại rệp này nằm bất động một chỗ, chích hút nhựa của cây làm cho lá cây vàng dần, nếu mật độ cao có thể làm lá trở nên vàng úa nặng và chết khô.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b070508x/reptancong4.jpg
Để hạn chế tác hại của rệp, người ta thường áp dụng một số biện pháp chính: Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng, nên mạnh dạn cắt bỏ những lá có mật độ rệp cao, đem tiêu hủy, số còn lại tùy theo mật độ còn nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt...
Trên thực tế Công ty công viên Cây xanh lại sử dụng một biện pháp đơn giản để diệt rệp bằng nước vôi bột. Theo chị Liên đây là cách chữa dân gian, không tốn kém./.