Xe đạp thiếu nhi thời nay (!)
Thời chúng tôi còn nhỏ, ai có được chiếc xe đạp mà đi thì oai lắm. Phần đông chúng tôi đều tập xe và biết đi xe đạp là nhờ xe đạp của bố mẹ.
Do còn nhỏ, chân ngắn nên chúng tôi phải ngồi trên đoạn dóng xe đạp nữ uốn cong. Nếu là xe đạp của bố thì phải đạp bằng cách thò chân qua khung xe hình tam giác. Người nhấp nhổm theo từng tư thế đạp.
Nếu can đảm thì ngồi như tư thế bố mẹ hay đi, nhưng chỉ đạp một chân khi bàn đạp ở vị trí bên trên. Chân phải đạp một cái lấy đà, sau đó là đến lượt chân trái, cứ như thế mà đạp từng chân. Sợ nhất là gặp sự cố phía trước buộc phải phanh gấp.
Nhưng nếu phanh gấp, chân ngắn không chống xe được, do vậy thường ngã dúi, ngã dụi. Để ăn chắc, có thể nhẩy xuống, rồi “ họ ” xe lại. Tuy vậy cũng có trường hợp xe tự đi một mình còn mình chạy đuổi theo sau.
Hồi đó, vào những năm 70 của thế kỷ trước, nhà ai mà có xe đạp thiếu nhi Liên Xô thì oai lắm. Xe nhỏ, chắc chắn, ngồi vừa tầm.
Cuộc sống ngày càng đi lên, trẻ em bây giờ đi học, đi chơi thường được ngồi trên xe ô-tô. Hoặc được bố mẹ đưa đón bằng xe máy. Nếu gần nhà bố mẹ có thể mua cho xe đạp để đi.
Thường là loại xe đạp địa hình, khung vững chắc, bánh to, nhiều khía, líp nhiều tầng... giá khoảng một đến năm triệu đồng. Giá đỡ yên xe có thể thay đổi chiều cao để phù hợp với chiều cao của chủ nhân chiếc xe.
Trong thời gian vài tháng trở lại đây ở Hà Nội nói chung và hồ Hoàn Kiếm nói riêng xuất hiện loại xe lạ, có đặc điểm chung là “ nổi loạn ”. Nói là nổi loạn bởi xe có nhiều đặc điểm khác thường.
Về âm thanh xe được trang bị ắc-quy, để có thể lắp được còi ô- tô, máy nghe nhạc với chiếc loa công suất lớn. Chỉ cần từ 200 đến 300 nghìn đồng là có thể mua được ắc –quy và chiếc còi tương đương với bộ còi xe của một chiếc xe tải.
Về ánh sáng. Buổi tối khi đi, xe có đèn phát sáng đủ mầu sắc.
Về cách đi. Người chủ của nó thường đi thành từng đoàn với nhau và theo kiểu bốc đầu (đi một bánh phía sau ). Thông thường phía sau xe có chỗ đèo thêm một người, nay được cải tiến là không có chỗ đèo mà thêm hai thanh ngang từ trục xe. Như vậy người phía sau không phải là ngồi mà là đứng.
Về trang trí, ngoài việc sơn màu “ nóng ”, xe còn được phủ bằng các lớp vải mầu sặc sỡ. Bên trên có thêm chiếc ô để che nắng cho người đạp xe.
Đấy là mô hình xe thiếu nhi thời nay. Vì người chủ của những chiếc xe “ nổi loạn” đó thường chưa đến 16 tuổi cho nên lực lượng cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn trong khâu xử phạt, chủ yếu là mời bố mẹ đến để nhắc nhở, chưa có hình thức phạt nào khác.
Không hiểu mấy năm nữa xe đạp thiếu nhi sẽ như thế nào ?
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170508x/xedapthieunhi2.jpg
Do còn nhỏ, chân ngắn nên chúng tôi phải ngồi trên đoạn dóng xe đạp nữ uốn cong. Nếu là xe đạp của bố thì phải đạp bằng cách thò chân qua khung xe hình tam giác. Người nhấp nhổm theo từng tư thế đạp.
Nếu can đảm thì ngồi như tư thế bố mẹ hay đi, nhưng chỉ đạp một chân khi bàn đạp ở vị trí bên trên. Chân phải đạp một cái lấy đà, sau đó là đến lượt chân trái, cứ như thế mà đạp từng chân. Sợ nhất là gặp sự cố phía trước buộc phải phanh gấp.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170508x/xedapthieunhi1.jpg
Nhưng nếu phanh gấp, chân ngắn không chống xe được, do vậy thường ngã dúi, ngã dụi. Để ăn chắc, có thể nhẩy xuống, rồi “ họ ” xe lại. Tuy vậy cũng có trường hợp xe tự đi một mình còn mình chạy đuổi theo sau.
Hồi đó, vào những năm 70 của thế kỷ trước, nhà ai mà có xe đạp thiếu nhi Liên Xô thì oai lắm. Xe nhỏ, chắc chắn, ngồi vừa tầm.
Cuộc sống ngày càng đi lên, trẻ em bây giờ đi học, đi chơi thường được ngồi trên xe ô-tô. Hoặc được bố mẹ đưa đón bằng xe máy. Nếu gần nhà bố mẹ có thể mua cho xe đạp để đi.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170508x/xedapthieunhi3.jpg
Thường là loại xe đạp địa hình, khung vững chắc, bánh to, nhiều khía, líp nhiều tầng... giá khoảng một đến năm triệu đồng. Giá đỡ yên xe có thể thay đổi chiều cao để phù hợp với chiều cao của chủ nhân chiếc xe.
Trong thời gian vài tháng trở lại đây ở Hà Nội nói chung và hồ Hoàn Kiếm nói riêng xuất hiện loại xe lạ, có đặc điểm chung là “ nổi loạn ”. Nói là nổi loạn bởi xe có nhiều đặc điểm khác thường.
Về âm thanh xe được trang bị ắc-quy, để có thể lắp được còi ô- tô, máy nghe nhạc với chiếc loa công suất lớn. Chỉ cần từ 200 đến 300 nghìn đồng là có thể mua được ắc –quy và chiếc còi tương đương với bộ còi xe của một chiếc xe tải.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b170508x/xedapthieunhi4.jpg
Về ánh sáng. Buổi tối khi đi, xe có đèn phát sáng đủ mầu sắc.
Về cách đi. Người chủ của nó thường đi thành từng đoàn với nhau và theo kiểu bốc đầu (đi một bánh phía sau ). Thông thường phía sau xe có chỗ đèo thêm một người, nay được cải tiến là không có chỗ đèo mà thêm hai thanh ngang từ trục xe. Như vậy người phía sau không phải là ngồi mà là đứng.
Về trang trí, ngoài việc sơn màu “ nóng ”, xe còn được phủ bằng các lớp vải mầu sặc sỡ. Bên trên có thêm chiếc ô để che nắng cho người đạp xe.
Đấy là mô hình xe thiếu nhi thời nay. Vì người chủ của những chiếc xe “ nổi loạn” đó thường chưa đến 16 tuổi cho nên lực lượng cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn trong khâu xử phạt, chủ yếu là mời bố mẹ đến để nhắc nhở, chưa có hình thức phạt nào khác.
Không hiểu mấy năm nữa xe đạp thiếu nhi sẽ như thế nào ?