Xác định toạ độ tháp Rùa
Nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chụp ảnh trái đất từ vũ trụ. Qua Gooogle Map, khi ghi tên một địa danh nổi tiếng chúng ta có thể nhìn thấy toàn cảnh khu vực mình muốn.
Thật thú vị qua Gooogle Map chúng ta nhìn thấy rõ hồ Hoàn Kiếm, với tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, tháp Bút... và nhà chúng tôi đang ở trong quận Hoàn Kiếm.
Khi chúng tôi đi trên xe ô-tô của người bạn thấy có một thiết bị định vị toàn cầu GPS loại “ xách tay ”. Chúng tôi nẩy ra ý định nếu có cơ hội là xác định toạ độ một vài điểm khu vực hồ Hoàn Kiếm: như tháp Rùa, tượng đài vua Lý Thái Tổ...
Cơ hội đã đến khi chúng tôi được đi theo các nhà khoa học Việt Nam và Đức khảo sát lòng hồ Hoàn Kiếm, thắp hương tại tháp Rùa vào ngày 11-3-2008. Toạ độ đầu tiên là điểm trên hồ, cách bờ 25 m, đối diện cây đa báo Nhân Dân: 21.02985 độ N, 105. 85164 độ E. Tại điểm này PGS Hà Đình Đức đã đo được hồ chỉ sâu 1,22 m.
Toạ độ tại ô cửa sổ tròn trên tầng ba của tháp rùa là: 21.02785 độ N và 105.85230 độ E. Người bạn của chúng tôi đã đo được toạ độ điểm giữa nhà Kèn: 21.02753 độ N và 105.85486 độ E. Tọa độ tại chân bát hương tượng đài vua Lý Thái Tổ là: 21.02762 độ N và 105.85453 độ E
Sau khi có số liệu nói trên, chúng tôi đã nạp vào máy tính xách tay trong vườn hoa Lý Thái Tổ ( vì tại đây rất nhiều sóng có thể kết nối In-tơ-nét không dây). Qua đó đã nhìn thấy các vật thể tương ứng với các toạ độ nói trên.
Từ thí dụ chúng tôi nêu ở trên, có thế ứng dụng vào nhiều lĩnh vực quanh hồ. Công ty công viên cây xanh có thể xác định toạ độ từng cây bên hồ, lập cơ sở dữ liệu tương ứng với các tọa độ đó. Như vậy sau một thời gian nhất định, chúng ta có thể biết với từng tọa độ cụ thể đã trồng loại cây gì, bị đổ khi nào vì lý do gì.... Ngành du lịch có thể lập bản đồ du lịch Hà Nội từ trên cao với Gooogle Map.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b220508x/toado_gps4.jpg
Thật thú vị qua Gooogle Map chúng ta nhìn thấy rõ hồ Hoàn Kiếm, với tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, tháp Bút... và nhà chúng tôi đang ở trong quận Hoàn Kiếm.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b220508x/toado_gps1.jpg
Khi chúng tôi đi trên xe ô-tô của người bạn thấy có một thiết bị định vị toàn cầu GPS loại “ xách tay ”. Chúng tôi nẩy ra ý định nếu có cơ hội là xác định toạ độ một vài điểm khu vực hồ Hoàn Kiếm: như tháp Rùa, tượng đài vua Lý Thái Tổ...
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b220508x/toado_gps2.jpg
Cơ hội đã đến khi chúng tôi được đi theo các nhà khoa học Việt Nam và Đức khảo sát lòng hồ Hoàn Kiếm, thắp hương tại tháp Rùa vào ngày 11-3-2008. Toạ độ đầu tiên là điểm trên hồ, cách bờ 25 m, đối diện cây đa báo Nhân Dân: 21.02985 độ N, 105. 85164 độ E. Tại điểm này PGS Hà Đình Đức đã đo được hồ chỉ sâu 1,22 m.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b220508x/toado_gps3.jpg
Toạ độ tại ô cửa sổ tròn trên tầng ba của tháp rùa là: 21.02785 độ N và 105.85230 độ E. Người bạn của chúng tôi đã đo được toạ độ điểm giữa nhà Kèn: 21.02753 độ N và 105.85486 độ E. Tọa độ tại chân bát hương tượng đài vua Lý Thái Tổ là: 21.02762 độ N và 105.85453 độ E
Sau khi có số liệu nói trên, chúng tôi đã nạp vào máy tính xách tay trong vườn hoa Lý Thái Tổ ( vì tại đây rất nhiều sóng có thể kết nối In-tơ-nét không dây). Qua đó đã nhìn thấy các vật thể tương ứng với các toạ độ nói trên.
Từ thí dụ chúng tôi nêu ở trên, có thế ứng dụng vào nhiều lĩnh vực quanh hồ. Công ty công viên cây xanh có thể xác định toạ độ từng cây bên hồ, lập cơ sở dữ liệu tương ứng với các tọa độ đó. Như vậy sau một thời gian nhất định, chúng ta có thể biết với từng tọa độ cụ thể đã trồng loại cây gì, bị đổ khi nào vì lý do gì.... Ngành du lịch có thể lập bản đồ du lịch Hà Nội từ trên cao với Gooogle Map.