Nhà văn Băng Sơn ra đi để lại cho chúng tôi tình yêu hồ Hoàn Kiếm
Đi công tác xa về, tôi được bố thông báo: Nhà văn Băng Sơn bệnh nặng. Hai bố con tôi đã lên kế hoạch đến thăm, nhưng không kịp, nhà văn Băng Sơn đã ra đi, đi xa rồi !
Bố tôi cùng nhà văn Băng Sơn đã có thời kỳ cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ Thơ trào phúng của Hà Nội. Đôi ba lần nhà văn đến nhà tôi sinh hoạt Câu lạc bộ thơ trào phúng. Tôi được biết ông từ đó.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d120910x/nhavanbangsonhhkx2.jpg
Đầu năm 2003, chiều theo lời “ thỉnh cầu ” của tôi, ông nhiệt tình dẫn tôi đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm để kể những câu chuyện xưa, ngày ông còn nhỏ sống ở phố Cầu Gỗ.
Điểm đầu tiên tôi và ông đến là quán phở Thìn trên phố Đinh Tiên Hoàng. Vừa ăn phở ông vừa kể cho tôi nghe lai lịch bát phở gà Hà Nội. Từ cách ninh xương, chọn gia vị, đặt bánh phở... Ăn xong, ông kéo tôi lên quán cà –phê đầu phố Hàng Gai, ngồi trên tầng thượng nhìn ra hồ.
Tôi ghi không kịp với lời kể của ông, khi ông nói về những kỷ niệm của mình bên vòng hồ. Ông nhớ kỹ từng câu chuyện, chi tiết cách đây hằng chục năm ( sau buổi nói chuyện đó ông viết và cho đăng bài 100 năm chung quanh vòng hồ ). Lối nói chuyện của ông thật gần gũi, thân mật. Ông không xưng là bác, là ông mà xưng là “ tớ”.
Thật vui và cảm động, ngày 12-11-2004, tôi được ông mời đến dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới tại Nhà hàng Diên Hồng trên phố Hàng Trống, cạnh UBND quận Hoàn Kiếm. Tại đây tôi được biết nhiều người đã từng là phù rể cho vợ chồng nhà văn Băng Sơn.
Cuối năm 2009, tôi lại được gặp nhà văn Băng Sơn trong buổi trao giải thưởng của Bùi Xuân Phái: “ Vì một tình yêu Hà Nội”, cùng với những người yêu Hà Nội nói chung, hồ Hoàn Kiếm nói riêng như : Nguyễn Vinh Phúc, Hà Đình Đức, Dương Trung Quốc...
Một trong những địa điểm nhà văn Băng Sơn thường đến đó là hồ Hoàn Kiếm. Có lần vừa thấy tôi từ đằng xa ông đã vẫy tay, gọi lại. Ông kể vừa dự cuộc họp giao ban của Ban tuyên giáo Thành ủy ( mặc dù ông đã về hưu nhiều năm nhưng vẫn được Thành ủy mời họp ). Cuộc họp hôm đó bàn quy hoạch hồ Hoàn Kiếm. Ông bảo: “ Tớ đã đóng góp nhiều ý kiến sao cho giữ được hồn xưa, phố cũ trong cuộc sống đương đại quanh hồ”.
Từ năm 2006 đến cuối năm 2009, tôi gặp nhà văn Băng Sơn nhiều lần ở hồ nhưng đều có người đi kèm. Đầu năm 2010, ông đi không vững nữa rồi, phải dựa vào người thân và chiếc ba-tong
Lần gặp gần nhất, tôi thấy ông đang ngồi ở chiếc ghế đá đối diện với báo Hà Nội Mới. Mắt ông nhìn xoáy vào Tháp Rùa, dường như muốn cột chặt mình vào đó vĩnh viễn, tay ông choãi về phía sau như muốn kéo ông đi.... Và ông đã ra đi ngày 3-9-2010, để lại cho chúng tôi những câu chuyện đầy ắp tình yêu Hà Nội, tình yêu hồ Hoàn Kiếm!
Hà Hồng
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d120910x/nhavanbangsonhhkx1.jpg
Bố tôi cùng nhà văn Băng Sơn đã có thời kỳ cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ Thơ trào phúng của Hà Nội. Đôi ba lần nhà văn đến nhà tôi sinh hoạt Câu lạc bộ thơ trào phúng. Tôi được biết ông từ đó.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d120910x/nhavanbangsonhhkx2.jpg
Đầu năm 2003, chiều theo lời “ thỉnh cầu ” của tôi, ông nhiệt tình dẫn tôi đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm để kể những câu chuyện xưa, ngày ông còn nhỏ sống ở phố Cầu Gỗ.
Điểm đầu tiên tôi và ông đến là quán phở Thìn trên phố Đinh Tiên Hoàng. Vừa ăn phở ông vừa kể cho tôi nghe lai lịch bát phở gà Hà Nội. Từ cách ninh xương, chọn gia vị, đặt bánh phở... Ăn xong, ông kéo tôi lên quán cà –phê đầu phố Hàng Gai, ngồi trên tầng thượng nhìn ra hồ.
Tôi ghi không kịp với lời kể của ông, khi ông nói về những kỷ niệm của mình bên vòng hồ. Ông nhớ kỹ từng câu chuyện, chi tiết cách đây hằng chục năm ( sau buổi nói chuyện đó ông viết và cho đăng bài 100 năm chung quanh vòng hồ ). Lối nói chuyện của ông thật gần gũi, thân mật. Ông không xưng là bác, là ông mà xưng là “ tớ”.
.....Tớ còn nhớ sau khi lấy vợ, mấy tháng sau là đến ngày sinh nhật của vợ. Không có tiền mua hoa tặng vợ, Tớ phải lấy quyền từ điển đi cầm ông bán sách trước cổng đền Ngọc Sơn. Thời bao cấp Tớ là chuyên gia nếm thử cà- phê cho nhiều cửa hàng mậu dịch quốc doanh....
Thật vui và cảm động, ngày 12-11-2004, tôi được ông mời đến dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới tại Nhà hàng Diên Hồng trên phố Hàng Trống, cạnh UBND quận Hoàn Kiếm. Tại đây tôi được biết nhiều người đã từng là phù rể cho vợ chồng nhà văn Băng Sơn.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d120910x/nhavanbangsonhhkx3.jpg
Cuối năm 2009, tôi lại được gặp nhà văn Băng Sơn trong buổi trao giải thưởng của Bùi Xuân Phái: “ Vì một tình yêu Hà Nội”, cùng với những người yêu Hà Nội nói chung, hồ Hoàn Kiếm nói riêng như : Nguyễn Vinh Phúc, Hà Đình Đức, Dương Trung Quốc...
Một trong những địa điểm nhà văn Băng Sơn thường đến đó là hồ Hoàn Kiếm. Có lần vừa thấy tôi từ đằng xa ông đã vẫy tay, gọi lại. Ông kể vừa dự cuộc họp giao ban của Ban tuyên giáo Thành ủy ( mặc dù ông đã về hưu nhiều năm nhưng vẫn được Thành ủy mời họp ). Cuộc họp hôm đó bàn quy hoạch hồ Hoàn Kiếm. Ông bảo: “ Tớ đã đóng góp nhiều ý kiến sao cho giữ được hồn xưa, phố cũ trong cuộc sống đương đại quanh hồ”.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/d120910x/nhavanbangsonhhkx4.jpg
Từ năm 2006 đến cuối năm 2009, tôi gặp nhà văn Băng Sơn nhiều lần ở hồ nhưng đều có người đi kèm. Đầu năm 2010, ông đi không vững nữa rồi, phải dựa vào người thân và chiếc ba-tong
Lần gặp gần nhất, tôi thấy ông đang ngồi ở chiếc ghế đá đối diện với báo Hà Nội Mới. Mắt ông nhìn xoáy vào Tháp Rùa, dường như muốn cột chặt mình vào đó vĩnh viễn, tay ông choãi về phía sau như muốn kéo ông đi.... Và ông đã ra đi ngày 3-9-2010, để lại cho chúng tôi những câu chuyện đầy ắp tình yêu Hà Nội, tình yêu hồ Hoàn Kiếm!
Hà Hồng