Dòng đời đi giữa thiện và ác
Như chúng ta đã biết thiện và ác là phạm trù cơ bản của đạo đức học, đánh giá giá trị đạo đức và hành vi đạo đức con người. Thiện là đẹp, tốt, là sự đánh giá đạo đức phù hợp với xã hội, lịch sử và giai cấp. Ác là độc ác, xấu, hại; là sự đánh giá đạo đức ngược với xã hội, lịch sử và giai cấp.
Mạnh Tử cho rằng: con người sinh ra vốn thiện, chỉ vì những tập tục trong cuộc sống đã làm cho con người xa với cái thiện. Tuân Tử lại quan niệm rằng: con người sinh ra vốn ác, do đó cần học tập và rèn luyện mới xa dần cái ác để tiến tới cái thiện.
Quan hệ giữa thiện và ác là một quan hệ biện chứng. Chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Có những cái thiện có tính chất tương đối. Có những ý nghĩ và hành vi được coi là đạo đức trong xã hội này, thời gian này nhưng không còn là đạo đức trong xã hội khác, trong thời gian khác.
Cái thiện khi mới ra đời có thể bị lên án là cái ác. Trong quá trình phát triển của xã hội, có những tiêu chuẩn cũ trong suy nghĩ và hành vi đạo đức bị xoá bỏ, cái thiện dần dần được khẳng định. Nó trở thành cái thiện mới để thay thế cho những cái thiện cũ đã trở thành lỗi thời.
Theo Hêghen : "Người ta tưởng nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác".
Chắc các bạn cùng thống nhất với chúng tôi quan điểm rằng trong mỗi con người cũng có cái thiện và ác. Có điều người thiện là người chủ yếu làm việt tốt, cái ác gần như bị hạn chế tối đa. Người ác đó là người chủ yếu làm việc ác, nghĩ đến điều ác, điều tốt trong con người họ gần như bị triệt tiêu.
Sự thật cho thấy có tử tù trước khi chết đã viết thư về gia đình bày tỏ sự ăn năn hối lỗi, khuyên vợ, dặn con làm điều tốt, sống cho nên người. Có người tốt với bạn bè nhưng lại vô trách nhiệm với gia đình, con cái....
Con người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi, trên con đường đời của họ thiện và ác luôn liền kề. Để trở thành người tốt, có ích với xã hội bản thân chúng ta phải phấn đấu suốt đời, bởi nhẽ chỉ sơ sẩy một chút hành động của chúng ta đáng nhẽ ra là thiện mà lại trở thành ác.
Phải chăng đó chính là lời dặn của ông cha chúng ta khi cho đắp hai chữ thiện và ác tại cổng đi vào cầu Thê Húc !
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b090708x/thienac1.jpg
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b090708x/thienac2.jpg
Mạnh Tử cho rằng: con người sinh ra vốn thiện, chỉ vì những tập tục trong cuộc sống đã làm cho con người xa với cái thiện. Tuân Tử lại quan niệm rằng: con người sinh ra vốn ác, do đó cần học tập và rèn luyện mới xa dần cái ác để tiến tới cái thiện.
Quan hệ giữa thiện và ác là một quan hệ biện chứng. Chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Có những cái thiện có tính chất tương đối. Có những ý nghĩ và hành vi được coi là đạo đức trong xã hội này, thời gian này nhưng không còn là đạo đức trong xã hội khác, trong thời gian khác.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b090708x/thienac3.jpg
Cái thiện khi mới ra đời có thể bị lên án là cái ác. Trong quá trình phát triển của xã hội, có những tiêu chuẩn cũ trong suy nghĩ và hành vi đạo đức bị xoá bỏ, cái thiện dần dần được khẳng định. Nó trở thành cái thiện mới để thay thế cho những cái thiện cũ đã trở thành lỗi thời.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b090708x/thienac4.jpg
Theo Hêghen : "Người ta tưởng nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác".
Chắc các bạn cùng thống nhất với chúng tôi quan điểm rằng trong mỗi con người cũng có cái thiện và ác. Có điều người thiện là người chủ yếu làm việt tốt, cái ác gần như bị hạn chế tối đa. Người ác đó là người chủ yếu làm việc ác, nghĩ đến điều ác, điều tốt trong con người họ gần như bị triệt tiêu.
Sự thật cho thấy có tử tù trước khi chết đã viết thư về gia đình bày tỏ sự ăn năn hối lỗi, khuyên vợ, dặn con làm điều tốt, sống cho nên người. Có người tốt với bạn bè nhưng lại vô trách nhiệm với gia đình, con cái....
Con người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi, trên con đường đời của họ thiện và ác luôn liền kề. Để trở thành người tốt, có ích với xã hội bản thân chúng ta phải phấn đấu suốt đời, bởi nhẽ chỉ sơ sẩy một chút hành động của chúng ta đáng nhẽ ra là thiện mà lại trở thành ác.
Phải chăng đó chính là lời dặn của ông cha chúng ta khi cho đắp hai chữ thiện và ác tại cổng đi vào cầu Thê Húc !