Hóng mát cùng chim vành khuyên
Vào những ngày hè 2008, mọi người thường thấy một bác xách lồng chim đến ngồi hóng mát tại chỗ đối diện Siêu thị Intimex.
Ngày 9-8-2008, chúng tôi đến bên bác ngồi, và hỏi chuyện. Là người cởi mở, dễ gần, bác kể cho chúng tôi nghe cách nuôi chim vành khuyên và đặc biệt hơn, bác giải thích vì sao cho chim đi hóng mát cùng.
Theo bác, giới chơi chim Hà Nội bây giờ thích nuôi chim vành khuyên hơn các loại chim khác. Lý do là loại chim này không chỉ mang niềm vui cho người nghe bằng tiếng hót mà cả bằng tiếng “ ríu chuyện”, tức là chim vành khuyên nói chuyện với nhau. Lúc đó lông chung quanh cổ nó sù ra, hót như người nói liến thoắng.
Bác cho chúng tôi biết con chim này mua 500 nghìn đồng. Nếu mua phải con chim cái coi như mất vì chim cái không “ ríu chuyện”. Không biết chọn chim khi mua, về sẽ không nuôi được. Theo bác, chim khoẻ là chim mỏ to, chân cao.
Hàng tuần, dân Hà thành lại mang chim đến khu Bách Thảo để “ khoe chim “. Có con chim được mọi người trả 10 triệu đồng. Nhưng chủ chim không bán. Không chỉ hót hay mà con chim đó khi được thả cũng chả bay đi đâu mà chỉ thích chui vào lồng của chủ.
Bác cho chúng tôi biết thêm ở nhà hiện có hai con chim vành khuyên nữa. Chúng thường “ ríu chuyện” vào buổi sáng và chiều. Thức ăn khoái khẩu của chúng là cám, cam, hoa quả. Nuôi chim rất khó vì không chỉ luyện cho nó thích nghi với điều kiện nuôi nhốt mà còn phải bảo vệ sao cho chim không bị chuột cắn. Sau nhiều lần chim bị chuột cắn bác đã tìm ra cách bảo vệ hữu hiệu: treo lồng chim dưới quạt trần. Phương án này chuột chỉ ngắm chim từ xa.
Bác chỉ cho chúng tôi chiếc lồng chim và nói: nó nhỏ như thế này thôi nhưng giá 500 nghìn đồng đấy. Riêng ba chiếc “ cóng đựng thức ăn” giá đã 250 nghìn đồng. Chiếc que để cho chim đậu giá 25 nghìn đồng. Có người cầu kỳ, mua lồng của Trung Quốc giá bảy triệu đồng.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi với bác bị gián đoạn khi có vị khách đặc biệt đến xem, đó là cậu bé chừng hai tuổi.
Ngồi ngắm chim, nghe bác kể chuyện nuôi chim vành khuyên chúng tôi phát hiện trên tay, chân phải của bác có nhiều vết sẹo dài. Điều làm chúng tôi bất ngờ khi biết bác chính là ngệ sĩ ưu tú xiếc Tạ Duy Khanh. Bác Khanh là chuyên gia nuôi dạy thú của Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Những vết sẹo trên tay, chân là do bị thú như gấu, voi, khỉ tấn công trong quá trình bác nuôi dạy chúng.
Bác khanh giải thích vì sao xách lồng chim đi hóng mát cùng, đó là vì muốn luyện cho chim quen với con người, để thuần dưỡng chúng.
Một điều thú vị hơn nữa bác Khanh là con trai cụ Tạ Duy Hiền ở 13 Đinh Tiên Hoàng, anh chồng cô giáo Bích, người mà chúng tôi có dịp kể với các bạn trong câu chuyện Du lịch thời bao cấp.
Dời nhà năm 17 tuổi bác Khanh tham gia nghề xiếc cho đến lúc nghỉ hưu. Bác đã đi biểu diễn ở hầu hết các nước XHCN trước đây. Các bạn đồng nghiệp ở nước ngoài nhận xét: Trình độ xiếc Việt Nam tuy không cao bằng các nước, nhưng bạn rất phục các nhà nuôi dạy thú, cụ thể là dạy khỉ đi xe đạp. Đó là một tiết mục hấp dẫn người xem nước ngoài. Rồi bác say xưa kể cho chúng tôi nghe chuyện vào Tây Nguyên cùng già làng đi săn voi về để thuần dưỡng , làm xiếc.
Chúng tôi và bác Tạ Duy Khanh tạm chia tay vì cơn mưa chiều sắp đến.
Bác Khanh vội về để chú chim nhỏ vàng anh khỏi ướt....
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b160808x/nuoichim2.jpg
Ngày 9-8-2008, chúng tôi đến bên bác ngồi, và hỏi chuyện. Là người cởi mở, dễ gần, bác kể cho chúng tôi nghe cách nuôi chim vành khuyên và đặc biệt hơn, bác giải thích vì sao cho chim đi hóng mát cùng.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b160808x/nuoichim1.jpg
Theo bác, giới chơi chim Hà Nội bây giờ thích nuôi chim vành khuyên hơn các loại chim khác. Lý do là loại chim này không chỉ mang niềm vui cho người nghe bằng tiếng hót mà cả bằng tiếng “ ríu chuyện”, tức là chim vành khuyên nói chuyện với nhau. Lúc đó lông chung quanh cổ nó sù ra, hót như người nói liến thoắng.
Bác cho chúng tôi biết con chim này mua 500 nghìn đồng. Nếu mua phải con chim cái coi như mất vì chim cái không “ ríu chuyện”. Không biết chọn chim khi mua, về sẽ không nuôi được. Theo bác, chim khoẻ là chim mỏ to, chân cao.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b160808x/nuoichim3.jpg
Hàng tuần, dân Hà thành lại mang chim đến khu Bách Thảo để “ khoe chim “. Có con chim được mọi người trả 10 triệu đồng. Nhưng chủ chim không bán. Không chỉ hót hay mà con chim đó khi được thả cũng chả bay đi đâu mà chỉ thích chui vào lồng của chủ.
Bác cho chúng tôi biết thêm ở nhà hiện có hai con chim vành khuyên nữa. Chúng thường “ ríu chuyện” vào buổi sáng và chiều. Thức ăn khoái khẩu của chúng là cám, cam, hoa quả. Nuôi chim rất khó vì không chỉ luyện cho nó thích nghi với điều kiện nuôi nhốt mà còn phải bảo vệ sao cho chim không bị chuột cắn. Sau nhiều lần chim bị chuột cắn bác đã tìm ra cách bảo vệ hữu hiệu: treo lồng chim dưới quạt trần. Phương án này chuột chỉ ngắm chim từ xa.
Bác chỉ cho chúng tôi chiếc lồng chim và nói: nó nhỏ như thế này thôi nhưng giá 500 nghìn đồng đấy. Riêng ba chiếc “ cóng đựng thức ăn” giá đã 250 nghìn đồng. Chiếc que để cho chim đậu giá 25 nghìn đồng. Có người cầu kỳ, mua lồng của Trung Quốc giá bảy triệu đồng.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b160808x/nuoichim4.jpg
Cuộc nói chuyện của chúng tôi với bác bị gián đoạn khi có vị khách đặc biệt đến xem, đó là cậu bé chừng hai tuổi.
Ngồi ngắm chim, nghe bác kể chuyện nuôi chim vành khuyên chúng tôi phát hiện trên tay, chân phải của bác có nhiều vết sẹo dài. Điều làm chúng tôi bất ngờ khi biết bác chính là ngệ sĩ ưu tú xiếc Tạ Duy Khanh. Bác Khanh là chuyên gia nuôi dạy thú của Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Những vết sẹo trên tay, chân là do bị thú như gấu, voi, khỉ tấn công trong quá trình bác nuôi dạy chúng.
Bác khanh giải thích vì sao xách lồng chim đi hóng mát cùng, đó là vì muốn luyện cho chim quen với con người, để thuần dưỡng chúng.
Một điều thú vị hơn nữa bác Khanh là con trai cụ Tạ Duy Hiền ở 13 Đinh Tiên Hoàng, anh chồng cô giáo Bích, người mà chúng tôi có dịp kể với các bạn trong câu chuyện Du lịch thời bao cấp.
Dời nhà năm 17 tuổi bác Khanh tham gia nghề xiếc cho đến lúc nghỉ hưu. Bác đã đi biểu diễn ở hầu hết các nước XHCN trước đây. Các bạn đồng nghiệp ở nước ngoài nhận xét: Trình độ xiếc Việt Nam tuy không cao bằng các nước, nhưng bạn rất phục các nhà nuôi dạy thú, cụ thể là dạy khỉ đi xe đạp. Đó là một tiết mục hấp dẫn người xem nước ngoài. Rồi bác say xưa kể cho chúng tôi nghe chuyện vào Tây Nguyên cùng già làng đi săn voi về để thuần dưỡng , làm xiếc.
Chúng tôi và bác Tạ Duy Khanh tạm chia tay vì cơn mưa chiều sắp đến.
Bác Khanh vội về để chú chim nhỏ vàng anh khỏi ướt....