Người thợ cả của Nhà may Tiến Thành
Trong chuyến đi công tác tìm hiểu việc thực hiện các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu vùng xa, thuộc Chương trình Nông thông miền núi ( Bộ khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2006-2010), chúng tôi vinh dự được bố trí ở cùng với GS. TS Nguyễn Ngọc Kính.
Từ lâu chúng tôi đã biết GS. TS Nguyễn Ngọc Kính là con rể nhà ngoại giao nổi tiếng Xuân Thuỷ. Nay, khi ở cùng phòng, chúng tôi có dịp nói chuyện nhiều về nhà ngoại giao tài ba Xuân Thuỷ. Chúng tôi và nhiều người thường nhớ về ông qua một bức ảnh chân dung: ông cười ( với nụ cười rất Xuân Thuỷ ) khi đang mặc bộ com-lê.
Qua cuộc nói chuyện với GS. TS Nguyễn Ngọc Kính, chúng tôi được biết những chiếc áo com- lê ông mặc trong những ngày tại Hội nghị Pa-ri được may tại Nhà may Tiến Thành ở 46 phố Lê Thái Tổ. Nhà may này của ông Tiến Thành có từ năm 1954. Trước đó nơi đây là tiệm may Ateurna do ông Louis Chức làm chủ cửa hàng đã di cư vào nam và sau đó sang Pháp định cư. Năm 1958, thành phố tiến hành cải tạo tư bản tư doanh, Nhà may Tiến Thành trở thành sở hữu của Nhà nước, thuộc Công ty Bông vải sợi và May mặc Hà Nội. Ông Tiến Thành trở thành nhân viên chuyên cắt may ở đây.
GS. TS Nguyễn Ngọc Kính đã đi may quần nhiều nơi, nhưng không đâu may đẹp bằng ở Nhà may Tiến Thành, vì vậy khi có nhu cầu, ông lại tìm đến để may. Hiện nay, Nhà may Tiến Thành không còn nữa, thay vào đó là cửa hàng bán kem. Tuy vậy GS. TS Nguyễn Ngọc Kính vẫn tìm đến một trong những người thợ cả của nhà may để may quần. Đó là bác Lương Tâm, năm nay bác 76 tuổi.
Chủ nhật ngày 24-8-2008, chúng tôi theo GS. TS Nguyễn Ngọc Kính đến cửa hàng may tại ngõ Phát Lộc của bác Lương Tâm. Từ ngõ hẹp chúng tôi vào một căn buồng nhỏ chừng 6m2. Đây là cửa hàng của bác Lương Tâm. Tuy không có bảng hiệu nhưng nhìn các bộ áo vét treo trên tường cũng đủ biết bác chỉ may cho khách quen. Buồng nhỏ, nhưng do đặt các tấm gương lớn chung quanh, cho nên không gian của nhà được mở rộng.
Chiếc quạt cổ lỗ chạy vù vù. Tiếng kêu của nó phần nào bị giảm đi bởi âm thanh phát ra từ chiếc máy ra-đi-ô nhỏ đặt ở góc nhà. Khung cảnh ấy làm chúng tôi nhớ đến cuộc sống, nội thất của người Hà Nội vào thời bao cấp. Cuộc nói chuyện của chúng tôi thêm phần ý nghĩa khi có bác Nguyễn Đăng Dũng, một trong những thợ may cũ của Nhà may Tiến Thành đến chơi. Qua làn hơi nước bốc lên từ chén nước chè nóng, trong tiết trời mùa thu mát mẻ, chúng tôi đã hình dung công việc của những người thợ ở Nhà may Tiến Thành qua lời kể của bác Lương Tâm.
.....Tôi sinh ra ở xã Yên Cường, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, lên Hà Nội học nghề và làm việc tại nhà may ông Huỳnh Mỹ, 17 Hàng Trống, sau đó về làm thợ cho ông chủ Nhà may Tiến Thành.
Tôi thật sự khâm phục ông Tiến Thành, bởi ông là một trong những người biết tập hợp thợ giỏi và cho họ được hưởng mức lương cao tương xứng với sản phẩm có chất lượng, không áp dụng theo lối cào bằng. Ông Tiến Thành là người làm việc với khách, đo kích thước rồi chuyển cho chúng tôi may. Ông như người thiết kế bản vẽ, còn chúng tôi thi công trên công trường.
Tuy hai công việc khác nhau nhưng chúng tôi đã tạo được sự ăn ý cao nhất, tạo ra sản phẩm chất lượng làm thoả mãn yêu cầu của Khách hàng , dù là người khó tính. Bây giờ tôi còn nhớ đến cách xử sự rất ấn tượng của một ông Tiến Thành. Hôm đó, có một anh thợ làm một sản phẩm kém chất lượng, ông Thành phản ứng gay gắt lắm, mặt đỏ tưng bừng. Đang lúc đó có khách vào, ông phải ra tiếp khách. Chỉ đi từ nhà may qua bức rèm đến phòng tiếp khách, ông Tiến Thành đã có bộ mặt khác, thân thiện, vui vẻ với khách hàng, y như chưa từng có việc ông vừa “ xạc “ người thợ may làm không vừa ý ông trước đó...
-Những kỷ niệm nào bác nhớ nhất khi làm ở Nhà may Tiến Thành? Chúng tôi hỏi.
- Chúng tôi làm ở bên trong ít có dịp tiếp xúc với khách. Tuy vậy có lần chúng tôi được nói chuyện với một vị lãnh đạo cấp cao Đinh Đức Thiện. Ông nói: Tôi đến đây may quần áo để làm đối ngoại. Tôi có thể tiếp bạn, đối phương. Tôi thể hiện tác phong, thái độ khác nhau tuỳ đối tượng khách. Tôi muốn bộ quần áo tôi mặc do các chú may phải có đường may, lối chỉ sao cho đứng trước bạn thì tạo được sự thiện cảm, đứng trước đối phương thì đối phương phải nể. Bác Lương Tâm kể tiếp: Có lần khi may bộ quân phục cho bác Đinh Đức Thiện. Ông mặc thử rồi lặng lẽ ra xe về mà không nói gì. Chúng tôi lo lắm. Một giờ sau, ông cho cần vụ mang một túi kẹo và một tút thuốc lá đến thưởng cho cánh thợ may chúng tôi. Ông Lê Thanh Nghị là người dân dã nhất, mỗi lần đi các nước XHCN về, ông đều có quà cho anh em chúng tôi: mỗi người được một điếu xì gà và mấy cái kẹo.
- Làm thế nào để phân biệt áo com –lê của Nhà may Tiến Thành với các nhà may khác ?
- Nét đặc trưng áo com- lê của Nhà may Tiến Thành: có tỷ lệ hài hoà, phù hợp với lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Hà Nội. Đối với khách hàng lép ngực thì người thợ dùng loại vải Crain ( vải dệt trộn tóc ) đệm ở ngực cho đỡ lép. Đối với người vai rộng, người thợ lợi dụng chỗ lượn tròn ở bờ vai rút hẹp một tí. Người vai cao, thấp, lệch đến may đều được những người thợ ở đây “giải mã” phù hợp.
- Làm việc cạnh hồ Hoàn Kiếm nhiều năm, bác có kỷ niệm nào đáng nhớ ?
- Vào khoảng năm 1962-1963, lúc đó khoảng 6 giờ sáng, tôi đi đến ngã ba phố Bảo Khánh- Lê Thái Tổ, thấy có một cụ rùa to, đang bò trên vỉa hè, chỉ cách đường Lê Thái Tổ chừng nửa mét. Mọi người xúm lại, bàn cách khiêng cụ rùa xuống hồ. Tôi cũng tham gia khiêng cụ rùa xuống. Có một ông dùng mái chèo kích vào vai cụ rùa. Cụ rùa thò đầu ra đớp lấy mái chèo, làm nó gẫy làm đôi.
Vào những ngày Mỹ ném bom phá hoại miền bắc tôi luôn phải túc trực ở nhà may. Mỗi lần có còi báo động là tôi chạy đến góc nhà đứng. Lúc đó các phố đều có hầm trú ẩn đào trên vỉa hè. Phố Lê Thái Tổ không có, muốn trú phải chạy sang đường vào trú ở những hầm sát mép hồ. Có lần đang ngồi ở góc nhà, bỗng nghe thấy uỵch một cái, rồi có tiềng người chạy trên trần nhà. Tôi lên đến nơi thì phát hiện một kẻ phạm tội trốn từ phòng tạm giam của Đồn Công an quận Hoàn Kiếm vừa nhảy sang. Bằng miếng võ tự vệ học được, tôi đã đè sấp tên tội phạm xuống, bẻ quặt tay nó ra đằng sau và hô mấy anh công an sang giải nó về đồn.
Thời bao cấp cái gì cũng thiếu. Lúc đó trên phố Lê Thái Tổ có Cửa hàng Giao tế, chỉ có cán bộ lãnh đạo hàm thứ trưởng trở lên và khách quốc tế mới được vào mua hàng và có sổ mua hàng. Lúc đó, trong Nhà may Tiến Thành có bác thợ tên là Đạm. Do mắt kém, cần mua một chiếc kính lão. Nhân dịp có bà tây hay đến cửa hàng may quần áo, bác nhờ bà mua hộ chiếc kính trong Giao tế. Không biết tiếng, bác chỉ còn cách lấy ngón tay khoanh hai vòng tròn chung quanh hai mắt...ngầm chỉ là kính lão. Hôm sau người khách quay lại đưa cho bác Đạm một túi son, chì kẻ mắt... Anh em trong nhà may được một bữa ôm bụng cười.
Bác Nguyễn Đăng Dũng, năm nay 73 tuổi, góp thêm chuyện. Chúng tôi không chỉ được gặp các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến đây may quần áo mà còn được gặp cả các ca sĩ. Nhớ nhất lần ca sĩ Quốc Hương đến đây may và hát tặng chúng tôi ngay trong khu may quần áo.
Trong bài viết này chúng tôi có chụp lại tấm hình bác Lương Tâm và ông Tiến Thành ( phiá bên phải ) chụp ảnh với mọi người. Ảnh bác Lương Tâm đo áo cho GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, ảnh hai bác Lương Tâm và Nguyễn Đăng Dũng.
Chúng tôi chưa có ấn tượng gì nhiều với bác Lương Tâm vì chưa may đo quần, áo chỗ bác, nhưng qua buổi nói chuyện, chúng tôi thấy rất thoải mái, nhận được ở bác những tình cảm chân thành, cởi mở. Khi chúng tôi chào bác ra về, bác đợi chúng tôi đi ra đầu ngõ rồi mới quay trở lui, cách ứng xử chúng tôi thường gặp khi đến chơi với những gia đình sống lâu ở Hà Nội ./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b270808x/maytienthanh2.jpg
Từ lâu chúng tôi đã biết GS. TS Nguyễn Ngọc Kính là con rể nhà ngoại giao nổi tiếng Xuân Thuỷ. Nay, khi ở cùng phòng, chúng tôi có dịp nói chuyện nhiều về nhà ngoại giao tài ba Xuân Thuỷ. Chúng tôi và nhiều người thường nhớ về ông qua một bức ảnh chân dung: ông cười ( với nụ cười rất Xuân Thuỷ ) khi đang mặc bộ com-lê.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b270808x/maytienthanh1.jpg
Qua cuộc nói chuyện với GS. TS Nguyễn Ngọc Kính, chúng tôi được biết những chiếc áo com- lê ông mặc trong những ngày tại Hội nghị Pa-ri được may tại Nhà may Tiến Thành ở 46 phố Lê Thái Tổ. Nhà may này của ông Tiến Thành có từ năm 1954. Trước đó nơi đây là tiệm may Ateurna do ông Louis Chức làm chủ cửa hàng đã di cư vào nam và sau đó sang Pháp định cư. Năm 1958, thành phố tiến hành cải tạo tư bản tư doanh, Nhà may Tiến Thành trở thành sở hữu của Nhà nước, thuộc Công ty Bông vải sợi và May mặc Hà Nội. Ông Tiến Thành trở thành nhân viên chuyên cắt may ở đây.
GS. TS Nguyễn Ngọc Kính đã đi may quần nhiều nơi, nhưng không đâu may đẹp bằng ở Nhà may Tiến Thành, vì vậy khi có nhu cầu, ông lại tìm đến để may. Hiện nay, Nhà may Tiến Thành không còn nữa, thay vào đó là cửa hàng bán kem. Tuy vậy GS. TS Nguyễn Ngọc Kính vẫn tìm đến một trong những người thợ cả của nhà may để may quần. Đó là bác Lương Tâm, năm nay bác 76 tuổi.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b270808x/maytienthanh3.jpg
Chủ nhật ngày 24-8-2008, chúng tôi theo GS. TS Nguyễn Ngọc Kính đến cửa hàng may tại ngõ Phát Lộc của bác Lương Tâm. Từ ngõ hẹp chúng tôi vào một căn buồng nhỏ chừng 6m2. Đây là cửa hàng của bác Lương Tâm. Tuy không có bảng hiệu nhưng nhìn các bộ áo vét treo trên tường cũng đủ biết bác chỉ may cho khách quen. Buồng nhỏ, nhưng do đặt các tấm gương lớn chung quanh, cho nên không gian của nhà được mở rộng.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b270808x/maytienthanh4.jpg
Chiếc quạt cổ lỗ chạy vù vù. Tiếng kêu của nó phần nào bị giảm đi bởi âm thanh phát ra từ chiếc máy ra-đi-ô nhỏ đặt ở góc nhà. Khung cảnh ấy làm chúng tôi nhớ đến cuộc sống, nội thất của người Hà Nội vào thời bao cấp. Cuộc nói chuyện của chúng tôi thêm phần ý nghĩa khi có bác Nguyễn Đăng Dũng, một trong những thợ may cũ của Nhà may Tiến Thành đến chơi. Qua làn hơi nước bốc lên từ chén nước chè nóng, trong tiết trời mùa thu mát mẻ, chúng tôi đã hình dung công việc của những người thợ ở Nhà may Tiến Thành qua lời kể của bác Lương Tâm.
.....Tôi sinh ra ở xã Yên Cường, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, lên Hà Nội học nghề và làm việc tại nhà may ông Huỳnh Mỹ, 17 Hàng Trống, sau đó về làm thợ cho ông chủ Nhà may Tiến Thành.
Tôi thật sự khâm phục ông Tiến Thành, bởi ông là một trong những người biết tập hợp thợ giỏi và cho họ được hưởng mức lương cao tương xứng với sản phẩm có chất lượng, không áp dụng theo lối cào bằng. Ông Tiến Thành là người làm việc với khách, đo kích thước rồi chuyển cho chúng tôi may. Ông như người thiết kế bản vẽ, còn chúng tôi thi công trên công trường.
Tuy hai công việc khác nhau nhưng chúng tôi đã tạo được sự ăn ý cao nhất, tạo ra sản phẩm chất lượng làm thoả mãn yêu cầu của Khách hàng , dù là người khó tính. Bây giờ tôi còn nhớ đến cách xử sự rất ấn tượng của một ông Tiến Thành. Hôm đó, có một anh thợ làm một sản phẩm kém chất lượng, ông Thành phản ứng gay gắt lắm, mặt đỏ tưng bừng. Đang lúc đó có khách vào, ông phải ra tiếp khách. Chỉ đi từ nhà may qua bức rèm đến phòng tiếp khách, ông Tiến Thành đã có bộ mặt khác, thân thiện, vui vẻ với khách hàng, y như chưa từng có việc ông vừa “ xạc “ người thợ may làm không vừa ý ông trước đó...
-Những kỷ niệm nào bác nhớ nhất khi làm ở Nhà may Tiến Thành? Chúng tôi hỏi.
- Chúng tôi làm ở bên trong ít có dịp tiếp xúc với khách. Tuy vậy có lần chúng tôi được nói chuyện với một vị lãnh đạo cấp cao Đinh Đức Thiện. Ông nói: Tôi đến đây may quần áo để làm đối ngoại. Tôi có thể tiếp bạn, đối phương. Tôi thể hiện tác phong, thái độ khác nhau tuỳ đối tượng khách. Tôi muốn bộ quần áo tôi mặc do các chú may phải có đường may, lối chỉ sao cho đứng trước bạn thì tạo được sự thiện cảm, đứng trước đối phương thì đối phương phải nể. Bác Lương Tâm kể tiếp: Có lần khi may bộ quân phục cho bác Đinh Đức Thiện. Ông mặc thử rồi lặng lẽ ra xe về mà không nói gì. Chúng tôi lo lắm. Một giờ sau, ông cho cần vụ mang một túi kẹo và một tút thuốc lá đến thưởng cho cánh thợ may chúng tôi. Ông Lê Thanh Nghị là người dân dã nhất, mỗi lần đi các nước XHCN về, ông đều có quà cho anh em chúng tôi: mỗi người được một điếu xì gà và mấy cái kẹo.
- Làm thế nào để phân biệt áo com –lê của Nhà may Tiến Thành với các nhà may khác ?
- Nét đặc trưng áo com- lê của Nhà may Tiến Thành: có tỷ lệ hài hoà, phù hợp với lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Hà Nội. Đối với khách hàng lép ngực thì người thợ dùng loại vải Crain ( vải dệt trộn tóc ) đệm ở ngực cho đỡ lép. Đối với người vai rộng, người thợ lợi dụng chỗ lượn tròn ở bờ vai rút hẹp một tí. Người vai cao, thấp, lệch đến may đều được những người thợ ở đây “giải mã” phù hợp.
- Làm việc cạnh hồ Hoàn Kiếm nhiều năm, bác có kỷ niệm nào đáng nhớ ?
- Vào khoảng năm 1962-1963, lúc đó khoảng 6 giờ sáng, tôi đi đến ngã ba phố Bảo Khánh- Lê Thái Tổ, thấy có một cụ rùa to, đang bò trên vỉa hè, chỉ cách đường Lê Thái Tổ chừng nửa mét. Mọi người xúm lại, bàn cách khiêng cụ rùa xuống hồ. Tôi cũng tham gia khiêng cụ rùa xuống. Có một ông dùng mái chèo kích vào vai cụ rùa. Cụ rùa thò đầu ra đớp lấy mái chèo, làm nó gẫy làm đôi.
Vào những ngày Mỹ ném bom phá hoại miền bắc tôi luôn phải túc trực ở nhà may. Mỗi lần có còi báo động là tôi chạy đến góc nhà đứng. Lúc đó các phố đều có hầm trú ẩn đào trên vỉa hè. Phố Lê Thái Tổ không có, muốn trú phải chạy sang đường vào trú ở những hầm sát mép hồ. Có lần đang ngồi ở góc nhà, bỗng nghe thấy uỵch một cái, rồi có tiềng người chạy trên trần nhà. Tôi lên đến nơi thì phát hiện một kẻ phạm tội trốn từ phòng tạm giam của Đồn Công an quận Hoàn Kiếm vừa nhảy sang. Bằng miếng võ tự vệ học được, tôi đã đè sấp tên tội phạm xuống, bẻ quặt tay nó ra đằng sau và hô mấy anh công an sang giải nó về đồn.
Thời bao cấp cái gì cũng thiếu. Lúc đó trên phố Lê Thái Tổ có Cửa hàng Giao tế, chỉ có cán bộ lãnh đạo hàm thứ trưởng trở lên và khách quốc tế mới được vào mua hàng và có sổ mua hàng. Lúc đó, trong Nhà may Tiến Thành có bác thợ tên là Đạm. Do mắt kém, cần mua một chiếc kính lão. Nhân dịp có bà tây hay đến cửa hàng may quần áo, bác nhờ bà mua hộ chiếc kính trong Giao tế. Không biết tiếng, bác chỉ còn cách lấy ngón tay khoanh hai vòng tròn chung quanh hai mắt...ngầm chỉ là kính lão. Hôm sau người khách quay lại đưa cho bác Đạm một túi son, chì kẻ mắt... Anh em trong nhà may được một bữa ôm bụng cười.
Bác Nguyễn Đăng Dũng, năm nay 73 tuổi, góp thêm chuyện. Chúng tôi không chỉ được gặp các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến đây may quần áo mà còn được gặp cả các ca sĩ. Nhớ nhất lần ca sĩ Quốc Hương đến đây may và hát tặng chúng tôi ngay trong khu may quần áo.
Trong bài viết này chúng tôi có chụp lại tấm hình bác Lương Tâm và ông Tiến Thành ( phiá bên phải ) chụp ảnh với mọi người. Ảnh bác Lương Tâm đo áo cho GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, ảnh hai bác Lương Tâm và Nguyễn Đăng Dũng.
Chúng tôi chưa có ấn tượng gì nhiều với bác Lương Tâm vì chưa may đo quần, áo chỗ bác, nhưng qua buổi nói chuyện, chúng tôi thấy rất thoải mái, nhận được ở bác những tình cảm chân thành, cởi mở. Khi chúng tôi chào bác ra về, bác đợi chúng tôi đi ra đầu ngõ rồi mới quay trở lui, cách ứng xử chúng tôi thường gặp khi đến chơi với những gia đình sống lâu ở Hà Nội ./.