Hy vọng một truyền thống tốt sẽ được khôi phục
Hoà theo dòng người đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm ngày Quốc khánh 2-9-2008, chúng tôi được đắm chìm trong không khí ngày hội. Đi trong dòng người đó không chỉ có người dân Hà Nội, mà còn người dân ở các tỉnh chung quanh.
Lúc 17 giờ, cùng ngày, đi đến chỗ gần cây lộc vừng chín gốc, chúng tôi gặp một truyện không vui. Một chị bán nước đang chỉ tay mắng một người khách vì anh này không trả đủ tiền. Anh thanh niên nói: đừng thấy chúng tôi từ tỉnh khác đến mà bắt chẹt. Uống có hai cốc nước sấu mà tính 30 nghìn đồng ( ngày thường chỉ có năm nghìn đồng/ cốc ). Chúng tôi đã kịp chụp ảnh cuộc cãi nhau đó.
Trước sự can thiệp của nhiều người, chị bán nước phải nhận số tiền đúng như giá thị trường năm nghìn đồng / cốc ( mặc dù đã có lệnh cấm bán hàng rong quanh hồ, nhưng những người bán hàng rong vẫn hoạt động quanh hồ nhất là khu vực cổng đền Ngọc Sơn, bến xe ô-tô).
Đi đến số nhà 11 Hàng Khay chúng tôi nhớ đến một truyền thống tốt đẹp đã bị mất đi. Vào dịp quốc khánh 2-9 năm 1968 và những năm tiếp theo, trước Hiệu ảnh Quốc tế có một nhóm chị em phụ nữ đứng múc từng bát nước vối mời mọi người đi qua, uống cho đỡ khát.
Nhóm chị em này chính là hội viên Hội Phụ nữ phường Tràng Tiền. Người hội trưởng hội phụ nữ, đồng thời cũng là uỷ viên của Hội Phụ nữ quận Hoàn Kiếm là bà Trần Thị Tính vợ của bác Phan Xuân Thuý, ông chủ Hiệu ảnh Quốc tế nổi tiếng ( 11 Hàng Khay ).
Bác Thuý cho chúng tôi biết: vợ tôi cùng các chị em tình nguyện làm việc đó. Từ chiều 2-9, bà đã cùng chị em trong hội đi mua nụ vối về rồi đun nước trong một cái thùng lớn để tối mang ra đường mời mọi người đi chơi ngày quốc khánh uống cho đỡ khát. Từ ngày vợ tôi mất thì việc nấu nước vối, mời khách qua đường không còn nữa.
Như các bạn đã biết, việc đặt những nồi nước miễn phí cho người đi đường uống, hiện nay vẫn còn thấy trên nhiều đường làng tỉnh Quảng Ngãi, đường phố Đà Nẵng để giúp những người qua đường đỡ khát, bởi không phải ai cũng có nhiều tiền và thời gian để vào các quán giải khát.
Hình thức uống chung bát nước ở những nới công cộng xem ra không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay trước yêu cầu cao về vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh lây qua việc dùng chung bát uống nước. Cần thay vào đó là các cốc nước bằng nhựa, hoặc giấy ( uống một lần), nước đựng sẵn trong các bình chuyên dùng.
Hy vọng truyền thống tốt đẹp đó được sẽ khôi phục tại một vài điểm quanh hồ Hoàn Kiếm vào những ngày lễ tết, thể hiện tình cảm thân thiện hiếu khách của chủ nhà đối với khách qua đường, xoá đi một vài hình ảnh không đúng với truyền thống người Hà Nội: bắt chẹt khách uống nước như chúng tôi đã kể với các bạn ở trên....
( Trong bài viết này chúng tôi xin gửi đến các bạn bức ảnh vợ chồng bác Thuý thời trẻ, ảnh bác Thuý hiện nay ( 91 tuổi ), người dân các tỉnh ngồi hóng mát bên hồ, đám đông đứng xem người bán nước chỉ tay bắt chẹt khách)./.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b040908x/batchetkhach3.jpg
Lúc 17 giờ, cùng ngày, đi đến chỗ gần cây lộc vừng chín gốc, chúng tôi gặp một truyện không vui. Một chị bán nước đang chỉ tay mắng một người khách vì anh này không trả đủ tiền. Anh thanh niên nói: đừng thấy chúng tôi từ tỉnh khác đến mà bắt chẹt. Uống có hai cốc nước sấu mà tính 30 nghìn đồng ( ngày thường chỉ có năm nghìn đồng/ cốc ). Chúng tôi đã kịp chụp ảnh cuộc cãi nhau đó.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b040908x/batchetkhach1.jpg
Trước sự can thiệp của nhiều người, chị bán nước phải nhận số tiền đúng như giá thị trường năm nghìn đồng / cốc ( mặc dù đã có lệnh cấm bán hàng rong quanh hồ, nhưng những người bán hàng rong vẫn hoạt động quanh hồ nhất là khu vực cổng đền Ngọc Sơn, bến xe ô-tô).
Đi đến số nhà 11 Hàng Khay chúng tôi nhớ đến một truyền thống tốt đẹp đã bị mất đi. Vào dịp quốc khánh 2-9 năm 1968 và những năm tiếp theo, trước Hiệu ảnh Quốc tế có một nhóm chị em phụ nữ đứng múc từng bát nước vối mời mọi người đi qua, uống cho đỡ khát.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b040908x/batchetkhach2.jpg
Nhóm chị em này chính là hội viên Hội Phụ nữ phường Tràng Tiền. Người hội trưởng hội phụ nữ, đồng thời cũng là uỷ viên của Hội Phụ nữ quận Hoàn Kiếm là bà Trần Thị Tính vợ của bác Phan Xuân Thuý, ông chủ Hiệu ảnh Quốc tế nổi tiếng ( 11 Hàng Khay ).
Bác Thuý cho chúng tôi biết: vợ tôi cùng các chị em tình nguyện làm việc đó. Từ chiều 2-9, bà đã cùng chị em trong hội đi mua nụ vối về rồi đun nước trong một cái thùng lớn để tối mang ra đường mời mọi người đi chơi ngày quốc khánh uống cho đỡ khát. Từ ngày vợ tôi mất thì việc nấu nước vối, mời khách qua đường không còn nữa.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b040908x/batchetkhach4.jpg
Như các bạn đã biết, việc đặt những nồi nước miễn phí cho người đi đường uống, hiện nay vẫn còn thấy trên nhiều đường làng tỉnh Quảng Ngãi, đường phố Đà Nẵng để giúp những người qua đường đỡ khát, bởi không phải ai cũng có nhiều tiền và thời gian để vào các quán giải khát.
Hình thức uống chung bát nước ở những nới công cộng xem ra không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay trước yêu cầu cao về vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh lây qua việc dùng chung bát uống nước. Cần thay vào đó là các cốc nước bằng nhựa, hoặc giấy ( uống một lần), nước đựng sẵn trong các bình chuyên dùng.
Hy vọng truyền thống tốt đẹp đó được sẽ khôi phục tại một vài điểm quanh hồ Hoàn Kiếm vào những ngày lễ tết, thể hiện tình cảm thân thiện hiếu khách của chủ nhà đối với khách qua đường, xoá đi một vài hình ảnh không đúng với truyền thống người Hà Nội: bắt chẹt khách uống nước như chúng tôi đã kể với các bạn ở trên....
( Trong bài viết này chúng tôi xin gửi đến các bạn bức ảnh vợ chồng bác Thuý thời trẻ, ảnh bác Thuý hiện nay ( 91 tuổi ), người dân các tỉnh ngồi hóng mát bên hồ, đám đông đứng xem người bán nước chỉ tay bắt chẹt khách)./.