Cầu ra tháp rùa năm 1953
Lang thang trên mạng In-tơ-nét, chúng tôi tìm được trang web của nhạc sĩ Phạm Duy. Qua đó, chúng tôi được biết năm 2000, nhạc sĩ Phạm Duy lần đầu tiên được trở về ngôi nhà thời thơ ấu của mình ở 54 phố Hàng Dầu sau 50 năm xa cách.
Chúng ta cùng nghe lời tâm sự của Phạm Duy: “...Rồi tôi được vào tận trong nhà để đứng trên cái sân nhỏ lộ thiên nằm ở giữa nhà. Đây là nơi tôi hay đứng tắm khi trời mưa to. Khi xưa chỉ có năm mẹ con chúng tôi ở trong căn nhà nhỏ này, bây giờ có tới năm gia đình sống chung với nhau, nội thất do đó mà thay đổi hoàn toàn. Tôi được nói chuyện thân mật với các chủ nhà, phần nhiều là người tỉnh nhỏ ra Hà Nội sống để trở thành dân Hà Thành.
Tôi không tìm thấy những kỷ vật cũ như những chum đựng dầu lạc chôn dưới bốn gầm giường, những bức tượng nhỏ đắp trên hai bức tường trước căn phòng mà mẹ tôi đặt bàn thờ tổ tiên, mỗi khi Tết đến thì khói hương nghi ngút với đèn sáng rực rỡ… Tuy vậy, ước mong trong tôi đã được thỏa mãn, tôi đã về đứng giữa căn nhà xưa rồi ! Coi như “vòng đời” của tôi đã được nối liền (le cercle est bouclé)”...Ra đến cổng đền Ngọc Sơn nhạc sĩ Phạm Duy hồi tưởng: “ Vùng thơ ấu của tôi là Hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn. Trước đền là bãi cỏ mà khi còn bé, gần như hàng ngày tôi ra đó để trèo cây bắt chim trong tổ, đào đất bắt dế trong lỗ hay để coi người Tầu làm xiếc hoặc múa rối cũng như nghe người mù hát xẩm... Trước khi vào cổng ngoài để qua cầu Thê Húc vào Đền Ngọc Sơn, tôi gặp lại một người ngồi nặn đồ chơi bằng bột gạo gọi là tò he để bán cho con nít như trong những ngày cũ...
Nhưng hôm nay, bên cạnh người ngồi nặn tượng bằng bột gạo đó, tôi không thấy một dẫy hành khất ngồi cạnh những ông đồ đang nằm bò để viết câu đối như xưa. Quả thật Đền Ngọc Sơn vào năm 2000 không có ăn mày như lúc trước”. “Thăm lại Hồ Gươm, tới được cầu Thê Húc, vào được phía trước và phía sau của Đền Ngọc Sơn, đối với một người tuổi ngoài 80 như tôi là được sống lại những ngày còn thơm mùi tóc mẹ, còn rộn rã tình đầu, còn trắng trong tình đời… Tôi cám ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội được trở về với quê hương, nhất là trở về với tôi”.
Trên trang Web của mình, nhạc sĩ Phạm Duy đưa ra một bức ảnh tư liệu quý: Vợ chồng nhạc sĩ chụp ảnh năm 1953, khi đứng trên một chiếc cầu đặc biệt. Chiếc cầu bắc thẳng ra Tháp Rùa. Cầu rộng khoảng 80 cm.
Chúng tôi được nghe nhiều người trong đó có giáo sư sử học Lê Văn Lan kể về cây cầu đặc biệt này. Đây là lần đầu chúng tôi nhìn thấy chiếc cầu đó. Vào thời điểm này cầu Thê húc bị sập vào giao thừa năm 1952. Do vậy để giảm số lượng người vào đền Ngọc Sơn chính quyền thực dân Pháp cho dựng chiếc cầu bằng gỗ này để mọi người ra khám phá bí mật tháp Rùa.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b210908x/anhphamduy1.jpg
Chúng ta cùng nghe lời tâm sự của Phạm Duy: “...Rồi tôi được vào tận trong nhà để đứng trên cái sân nhỏ lộ thiên nằm ở giữa nhà. Đây là nơi tôi hay đứng tắm khi trời mưa to. Khi xưa chỉ có năm mẹ con chúng tôi ở trong căn nhà nhỏ này, bây giờ có tới năm gia đình sống chung với nhau, nội thất do đó mà thay đổi hoàn toàn. Tôi được nói chuyện thân mật với các chủ nhà, phần nhiều là người tỉnh nhỏ ra Hà Nội sống để trở thành dân Hà Thành.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b210908x/anhphamduy2.jpg
Tôi không tìm thấy những kỷ vật cũ như những chum đựng dầu lạc chôn dưới bốn gầm giường, những bức tượng nhỏ đắp trên hai bức tường trước căn phòng mà mẹ tôi đặt bàn thờ tổ tiên, mỗi khi Tết đến thì khói hương nghi ngút với đèn sáng rực rỡ… Tuy vậy, ước mong trong tôi đã được thỏa mãn, tôi đã về đứng giữa căn nhà xưa rồi ! Coi như “vòng đời” của tôi đã được nối liền (le cercle est bouclé)”...Ra đến cổng đền Ngọc Sơn nhạc sĩ Phạm Duy hồi tưởng: “ Vùng thơ ấu của tôi là Hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn. Trước đền là bãi cỏ mà khi còn bé, gần như hàng ngày tôi ra đó để trèo cây bắt chim trong tổ, đào đất bắt dế trong lỗ hay để coi người Tầu làm xiếc hoặc múa rối cũng như nghe người mù hát xẩm... Trước khi vào cổng ngoài để qua cầu Thê Húc vào Đền Ngọc Sơn, tôi gặp lại một người ngồi nặn đồ chơi bằng bột gạo gọi là tò he để bán cho con nít như trong những ngày cũ...
Nhưng hôm nay, bên cạnh người ngồi nặn tượng bằng bột gạo đó, tôi không thấy một dẫy hành khất ngồi cạnh những ông đồ đang nằm bò để viết câu đối như xưa. Quả thật Đền Ngọc Sơn vào năm 2000 không có ăn mày như lúc trước”. “Thăm lại Hồ Gươm, tới được cầu Thê Húc, vào được phía trước và phía sau của Đền Ngọc Sơn, đối với một người tuổi ngoài 80 như tôi là được sống lại những ngày còn thơm mùi tóc mẹ, còn rộn rã tình đầu, còn trắng trong tình đời… Tôi cám ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội được trở về với quê hương, nhất là trở về với tôi”.
Trên trang Web của mình, nhạc sĩ Phạm Duy đưa ra một bức ảnh tư liệu quý: Vợ chồng nhạc sĩ chụp ảnh năm 1953, khi đứng trên một chiếc cầu đặc biệt. Chiếc cầu bắc thẳng ra Tháp Rùa. Cầu rộng khoảng 80 cm.
Chúng tôi được nghe nhiều người trong đó có giáo sư sử học Lê Văn Lan kể về cây cầu đặc biệt này. Đây là lần đầu chúng tôi nhìn thấy chiếc cầu đó. Vào thời điểm này cầu Thê húc bị sập vào giao thừa năm 1952. Do vậy để giảm số lượng người vào đền Ngọc Sơn chính quyền thực dân Pháp cho dựng chiếc cầu bằng gỗ này để mọi người ra khám phá bí mật tháp Rùa.