Thêm một cuốn sách hay về hồ Hoàn Kiếm
- Reng...reng...reng
- A-lô tôi nghe đây ạ
- Tôi là Ngọc Tiến đây, anh sang tôi nhé, có sản phẩm mới “ ra lò ” muốn gửi tặng anh
Chúng tôi sang đến phòng khách của báo Hà Nội Mới đã thấy Ngọc Tiến ngồi ở đó. Anh tặng chúng tôi cuốn sách “5678 bước chân quanh Hồ Gươm”.
Cuốn sách dầy hơn 300 trang với 47 câu chuyện về các sự kiện, con người diễn ra ở chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Thật ra nhiều câu chuyện chúng tôi đã được nghe anh Tiến kể từ lâu, nhưng khi xem các câu chuyện đó trong cuốn sách “ 5678 bước chân quanh Hồ Gươm” chúng tôi mới thấy sự dầy công tìm kiếm tư liệu, của tác giả.
Có lẽ Ngọc Tiến là chuyên gia sưu tầm đồ thời bao cấp ( chúng tôi đã có dịp nói về anh trên hohoankiem.org về lĩnh vực đó ), do vậy những câu chuyện trong sách cho chúng ta biết hình ảnh đậm nét người dân Hà Nội nói chung, người dân sống quanh hồ Hoàn Kiếm nói riêng vào thời bao cấp. Đó là câu chuyện về ông thợ may áo com lê Tiến Thành tài ba ở số 46 phố Lê Thái Tổ, người chuyên sưu tầm tranh chuyên nghiệp Đức Minh ở số nhà 42 phố Lê Thái Tổ, hay câu chuyện về Bách hoá Tổng hợp.
Nhiều bạn trẻ không biết vì sao gọi là xẩm bờ hồ hay xẩm tầu điện vì hiện nay ở Hà Nội không còn người hát xẩm dạo cũng như không còn tầu điện. Qua câu chuyện của Ngọc Tiến người đọc có thể tự giải đáp được phần nào những thắc mắc của mình. Ngày trước có bến xe tầu điện ở phố Cầu Gỗ, sau chuyển sang phố Đinh Tiên Hoàng. Vì là bến trung tâm, cho nên bến xe điện bờ Hồ là nơi xuất phát các tuyến xe điện và cũng là nơi các tuyến xe điện tụ về đây.
Tại sao những người hát xẩm không chọn ga Hàng cỏ. Thậm chí nơi đó còn đông hơn cả bến tầu điện ? Giản đơn là tàu điện tuy chỉ tối đa có ba toa, chở ít khách hơn nhưng bến tàu điện liên tục có chuyến đi, chuyến về do vậy khách luôn luôn mới. Bến tàu điện là nơi kiếm tiền thuận tiện hơn chỗ khác, chính vì vậy mà những câu ca xẩm não lòng thường gắn với tầu điện.
Chúng tôi vừa nói chuyện về cuốn sách vừa uống nước tại quán cà-phê Happro, bên bờ hồ Hoàn Kiếm (đối diện trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm ). Ngọc Tiến kể cho chúng tôi nghe cậu chuyện Đại sứ Mỹ Peterson đã từng đến đây uống cà –phê năm 1997. Ông là đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Năm 1995. Peterson từng là phi công trong không lực Mỹ và cũng từng là cựu tù binh Mỹ tại “ Khách sạn Hin-tơn Hà Nội ”...
Theo chúng tôi cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn khi các câu chuyện được minh chứng bằng những bức ảnh liên quan. Tuy vậy đọc “ 5678 bước chân quanh Hồ Gươm ” của Nguyễn Ngọc Tiến các bạn chắc chắn sẽ thêm yêu, thêm say mảnh đất này./.
- A-lô tôi nghe đây ạ
- Tôi là Ngọc Tiến đây, anh sang tôi nhé, có sản phẩm mới “ ra lò ” muốn gửi tặng anh
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b280908x/ngngoctien1.jpg
Chúng tôi sang đến phòng khách của báo Hà Nội Mới đã thấy Ngọc Tiến ngồi ở đó. Anh tặng chúng tôi cuốn sách “5678 bước chân quanh Hồ Gươm”.
Cuốn sách dầy hơn 300 trang với 47 câu chuyện về các sự kiện, con người diễn ra ở chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Thật ra nhiều câu chuyện chúng tôi đã được nghe anh Tiến kể từ lâu, nhưng khi xem các câu chuyện đó trong cuốn sách “ 5678 bước chân quanh Hồ Gươm” chúng tôi mới thấy sự dầy công tìm kiếm tư liệu, của tác giả.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
http://hohoankiem.org/_data/b280908x/ngngoctien2.jpg
Có lẽ Ngọc Tiến là chuyên gia sưu tầm đồ thời bao cấp ( chúng tôi đã có dịp nói về anh trên hohoankiem.org về lĩnh vực đó ), do vậy những câu chuyện trong sách cho chúng ta biết hình ảnh đậm nét người dân Hà Nội nói chung, người dân sống quanh hồ Hoàn Kiếm nói riêng vào thời bao cấp. Đó là câu chuyện về ông thợ may áo com lê Tiến Thành tài ba ở số 46 phố Lê Thái Tổ, người chuyên sưu tầm tranh chuyên nghiệp Đức Minh ở số nhà 42 phố Lê Thái Tổ, hay câu chuyện về Bách hoá Tổng hợp.
Nhiều bạn trẻ không biết vì sao gọi là xẩm bờ hồ hay xẩm tầu điện vì hiện nay ở Hà Nội không còn người hát xẩm dạo cũng như không còn tầu điện. Qua câu chuyện của Ngọc Tiến người đọc có thể tự giải đáp được phần nào những thắc mắc của mình. Ngày trước có bến xe tầu điện ở phố Cầu Gỗ, sau chuyển sang phố Đinh Tiên Hoàng. Vì là bến trung tâm, cho nên bến xe điện bờ Hồ là nơi xuất phát các tuyến xe điện và cũng là nơi các tuyến xe điện tụ về đây.
Tại sao những người hát xẩm không chọn ga Hàng cỏ. Thậm chí nơi đó còn đông hơn cả bến tầu điện ? Giản đơn là tàu điện tuy chỉ tối đa có ba toa, chở ít khách hơn nhưng bến tàu điện liên tục có chuyến đi, chuyến về do vậy khách luôn luôn mới. Bến tàu điện là nơi kiếm tiền thuận tiện hơn chỗ khác, chính vì vậy mà những câu ca xẩm não lòng thường gắn với tầu điện.
Chúng tôi vừa nói chuyện về cuốn sách vừa uống nước tại quán cà-phê Happro, bên bờ hồ Hoàn Kiếm (đối diện trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm ). Ngọc Tiến kể cho chúng tôi nghe cậu chuyện Đại sứ Mỹ Peterson đã từng đến đây uống cà –phê năm 1997. Ông là đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Năm 1995. Peterson từng là phi công trong không lực Mỹ và cũng từng là cựu tù binh Mỹ tại “ Khách sạn Hin-tơn Hà Nội ”...
Theo chúng tôi cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn khi các câu chuyện được minh chứng bằng những bức ảnh liên quan. Tuy vậy đọc “ 5678 bước chân quanh Hồ Gươm ” của Nguyễn Ngọc Tiến các bạn chắc chắn sẽ thêm yêu, thêm say mảnh đất này./.